Nghệ thuật bhrợ k’ool âng ma nưih Chăm vêy tơợ đanh căh muy coh Việt Nam a năm năc dzợ coh zr’lụ Đông Nam Á. Xooc đâu, đợ apêê choom bhrợ lâng ma nưih pa choom bh’rợ đhị apêê vel k’ool dzợ pa bhlâng hăt. N’đhơ vêy bâc râu t’bhlâng zư lêy, n’đhang bh’rợ bhrợ k’ool âng ma nưih Chăm công ăt đhị đhr’năng bil pât tu bâc tu cơnh: Đô thị dưr k’rơ đơơh bhrợ tươc apêê vel bhrợ lâng têy, cr’đơơng tươc c’bhuh pr’đươi âi l’lăm vêy; zên câl pr’đươi dưr dal; ma nưih choom bhrợ năc zêng ma t’cooh đhur, lang p’niên căh ngai kiêng lâng bh’rợ, bh’nơơn căh vêy râu bâc cơnh…
Râu xay moon âng UNESCO chroi đoọng ha dưr dal c’năl âng đha nuôr acoon coh Chăm coh 2 tỉnh Ninh Thuận lâng Bình Thuận ooy chr’năp bh’rợ bhrợ K’ool coh c’bhuh c’kir văn hóa phi vật thể Việt Nam. Bh’rợ chăp hơnh năc công vêy bhrợ pa dưr apêê c’lâng xa nay chr’năp la lua năc đoọng zư đơc, pa dưr c’rơ âng c’kir, bhrợ t’vaih p’xoọng pr’đơợ đoọng ha bh’rợ zư đơc lâng pa dưr chr’năp c’kir n’nâu, zooi đoọng pa dưr tr’mông tr’meh, văn hóa ting c’lâng nhâm mâng, pa zêng coh apêê vel đong, bha nụ đha nuôr ăt ma mông./.
'Nghệ thuật làm gốm của người Chăm' được UNESCO đưa vào danh sách bảo vệ khẩn cấp
Di sản Văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam - "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" vừa được UNESCO đưa vào "Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp". Quyết định này được thông qua trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 của Uỷ ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra từ 28/11 đến 3/12 tại Thủ đô Rabat (Maroc).
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm có từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà ở khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, số lượng nghệ nhân, người thực hành và học nghề tại các làng gốm còn rất ít. Dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, nhưng nghề làm gốm truyền thống của người Chăm vẫn đứng trước nguy cơ mai một bởi nhiều nguyên nhân như: tốc độ đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian các làng nghề thủ công truyền thống, ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sẵn có; chi phí nguyên liệu tăng cao; nghệ nhân lành nghề tuổi cao, thế hệ trẻ không hứng thú với nghề, sản phẩm thiếu sự đa dạng…
Sự ghi nhận của UNESCO góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Chăm ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận về giá trị nghề làm Gốm truyền thống trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Việc ghi danh cũng sẽ thúc đẩy các biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm bảo tồn, vực dậy sức sống của di sản, tạo thêm nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản này, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa theo hướng bền vững, bao trùm ở các địa phương, cộng đồng dân cư./.
(Theo Baotintuc.vn)
Viết bình luận