Bhiệc bhan bhuôih crâng chr’hoong da ding ca coong Tây Giang c’moo 2023 năc bh’rợ sinh hoạt văn hóa zập c’moo đoọng pa liêm, zư lêy apêê chr’năp văn hóa ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu. Tơợ đêêc, chroi k’rong pa too pa choom lang p’nniên đăh chr’năp văn hóa liêm choom âng k’tiếc k’ruung, acoon ma nuyh, pa bhlầng nắc văn hóa zư lêy crâng. Đh’rưah, pa dưr apêê chr’năp văn hóa âng đhanuôr vel đong, chr’năp âng crâng c’kir đoọng t’vaih pr’đơợ pa dưr pr’ặt tr’mông đhanuôr, tệêm ngăn an ninh, quốc phòng coh chr’hoong.
T’cooh bhươl Zơ Râm Brứi, ặt đhị chr’val Tr’Hy, chr’hoong Tây Giang đoọng năl, bhiệc bhan lọong c’moo bhuôih crâng năc bêl đoọng ha ma nuyh Cơ Tu chăp hơnh “abhuy crâng” lâng roơm muy c’moo t’mêê boo liêm cr’đơơng, đhí liêm c’lâng, chr’noh chr’bêệt chăt vaih liêm: “Xọoc đâu, a zi ting bhrợ c’lâng xa nay zư lêy crâng âng Nhà nước. A zi pa zưm lâng kiểm lâm đoọng xay moon đhanuôr zư crâng ghit liêm, pazêng tơơm n’loong k’tứi năc oó têch pa hư, dọo ơy moon tước bha lầng ga măc… Moon za zưm, zập pr’loọng zêng ting pâh zư lêy crâng.”
T’cooh A Rât Blúi, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, tơợ bhiệc bhan lọong c’moo bhuôih crâng năc đoọng zư lêy apêê chr’năp c’kir âng ma nuyh Cơ Tu pa têệt lâng pa dưr du lịch crâng đác đanh mâng: “Bhiệc bhan lọong c’moo bhuôih crâng vêy chr’năp ga mắc. Rau muy năc lọong c’moo năc đoọng tơợp c’moo t’mêê rơơm đoọng pr’đoọng pr’đhooi. Rau bơr năc bhuôih crâng tu vêy pr’ặt tr’mông k’bhộ ngăn đươi vêy tơợ crâng a bhuy. Crâng a bhuy bơơn zư lêy năc liêm ch’ngaach, đác hooi liêm zập đoọng cha choh b’bêệt. Jưah lâng đêêc, năc pa too pa choom lang p’niên nâu kêi lâng ha y zư liêm chr’năp bh’rợ nâu đoo.”
Chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vêy lâh 91 r’bhầu hecta crâng. Coh đêêc, crâng a bhuy lâh 70% lâng bấc rau n’loong chr’năp cơnh crêệ, na nuuc, h’rôông, lâng bấc a đhăh dzăm chr’năp pr’hăt lơơng. Pa bhlầng, zr’lụ crâng c’kir h’nghê vêy lâh 2000 bha lầng, coh đêêc vêy tước 1.146 bha lầng bơơn xay moon năc c’kir Việt Nam./.
Tây Giang tổ chức Lễ hội khai năm tạ ơn rừng
Trong 2 ngày 5 và 6/2, tại Làng sinh thái di sản Pơmu, xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Tây Giang tổ chức Lễ khai năm tạ ơn rừng năm 2023.
Lễ hội Khai năm Tạ ơn rừng huyện miền núi Tây Giang năm 2023 là sự kiện sinh hoạt văn hoá thường niên nhằm khôi phục, bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu. Qua đó, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là văn hoá giữ rừng. Đồng thời, phát huy các giá trị văn hoá bản địa, giá trị của rừng di sản nhằm tạo động lực thúc đẩy phát kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện.
Già làng Zơ Râm Brứi, ở xã Tr’Hy, huyện Tây Giang cho biết, Lễ hội khai năm tạ ơn rừng là dịp để người Cơ Tu tạ ơn “thần rừng” và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi: “Hiện nay chúng tôi hưởng ứng chủ trương giữ rừng, bảo vệ rừng của Nhà nước. Chúng tôi kết hợp với kiểm lâm để tuyên truyền, vận động bà con giữ rừng nghiệm ngặt, những cây con như này cũng không được chặt phá, chứ chưa nói đến cây to lớn như này… Nói chung tất cả các hộ gia đình đều tham gia giữ rừng.”
Ông A Rât Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, qua Lễ hội khai năm tạ ơn rừng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản của người Cơ Tu gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững: “Lễ hội Khai năm tạ ơn rừng có ý nghĩa rất quan trọng.
Thứ nhất Khai năm là để mở màng đầu năm mới cầu mong cho bình an, mùa màng bội thu, con cháu ngoan hiền. Thứ hai là tạ ơn rừng là bởi vì có cuộc sống âm no, hạnh phúc, đủ đầy của người dân đó là nhờ dựa vào rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên được bảo vệ là không khí trong lành, nguồn nưới dồi dào thuận lợi sản xuất nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó, là giáo dục cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau giữ gìn truyền thống tốt đẹp đấy.”
Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có hơn 91 nghìn héc ta rừng. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm hơn 70% với nhiều loại gỗ quý hiếm như lim, đỗ quyên, giổi, cùng với sự đa dạng về hệ động thực vật quý hiếm còn sót lại. Đặc biệt, khu rừng di sản Pơmu có hơn 2.000 cây, trong đó có 1.146 cây được công nhận là cây di sản Việt Nam./.
Viết bình luận