Ting cơnh cr’liêng xa nay Hội thảo, đoọng zooi bhrợ pa dưr đhanuôr bơơn đươi đác cha ngaách lâng vệ sinh, Trung ương Hội pân đil Việt Nam đh’rứah lâng chuyên gia UNICEF xoọc zooi đoọng Hội Liên hiệp pân đil tỉnh Đắk Lắk bhrợ pa dưr bh’rợ “Pa dưr dal chất lượng bhrợ pa dưr pr’loọng đông 3 sạch, lơi jợ pr’loọng đông cắh váih đông pr’noong, cr’chăl c’moo 2024 - 2026”. Ooy đâu pa zưm bhrợ pa dưr zâp bh’rợ “Vệ sinh đoọng ha zâp đông” đhị 15 chr’val âng 2 chr’hoong Ea H’Leo lâng M’Drắk. Bhrợ pa choom, prá xay pa dưr dal đhr’năng bh’rợ, ra văng c’năl bh’rợ đắh đác cha ngaách, vệ sinh môi trường, zâp mẫu đông pr’noong liêm choom ha hội viên pân đil. T’bhlâng tước lứch c’moo 2026 k’đươi moon bơơn 3.700 pr’loọng đông bhrợ đông pr’noong, ra lắp pr’đươi pr’dua đợc đác liêm sạch, ooy đâu vêy 1.000 pr’loọng đông bơơn zooi đoọng zên trực tiếp.
Zâp đại biểu ơy xay moon, chrooi đoọng boọp p’rá bhrợ liêm xang bh’rợ, pa dưr dal đhr’năng bh’rợ liêm choom, glặp lâng đhr’năng lalua đhị vel đông. Ting cơnh p’căn Đặng Bích Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong M’Drắk, bêl dự án bơơn đoọng bhrợ nắc vêy đơơng chô bấc râu liêm choom ha pân đil cóh vel đông: “Đấh hân bhlâng lêy bhrợ nắc pa dưr dal đhr’năng bh’rợ, pa choom đươi dua đác têêm ngăn vệ sinh, pác lêy đươi dua n’nóh ta lơi đhị vel đông. Đợc zâp đắh c’rơ bh’rợ chô ooy vel đông, đoọng zooi ha pr’loọng đha rứt, đăn đha rứt, vêy zâp bồn k’rong đợc đác cắh cậ pr’đươi pr’dua đợc đác đoọng liêm vệ sinh đoọng đươi dua; bhrợ pa dưr zâp đông cắh cậ a’bóc đác vel đông đoọng zâp pr’loọng đông váih đác đươi dua têêm ngăn, liêm vệ sinh”.
Zâp sở, ngành, đơn vị crêê tước cóh tỉnh cung k’đươi moon zâp c’lâng bh’rợ lêy bhrợ đề án, cơnh p’têết pa zưm zâp đắh c’rơ bh’rợ đh’rứah lâng cr’noọ bh’rợ âng zâp xa nay bh’rợ, dự án xoọc xay bhrợ; bhrợ liêm ma mơ đắh k’rong bhrợ, pa dưr lâng bhr’lậ, t’đui đoọng zâp xa nay bh’rợ âng đơơng đác xoọc đươi dua đoọng oó ta úah. T’coóh Muthu Maharajan, Trưởng xa nay bh’rợ tu pr’ắt tr’mung, pa dưr pa xớc p’niên k’tứi lâng Môi trường UNICEF đhị Việt Nam moon, đợ cr’liêng xa nay âng đại biểu chrooi đoọng chr’nắp lalua lâng choom đươi bhrợ đấh bêl đề án vêy bơơn xay bhrợ: “Kinh nghiệm choom lêy đươi bhrợ đấh nắc lêy tơợ Sở Tài nguyên lâng Môi trường, nâu đoo nắc pa zưm lâng đác cha ngaách lâng vệ sinh ooy bhiệc bhrợ pa dưr đông ặt ha pr’loọng đha rứt. Tu ahêê ơy vêy cr’noọ bh’rợ liêm ghít nắc bêl t’moót đươi đợ mơ bơơn đươi bấc lấh. Lâng cr’noọ bh’rợ lêy bơơn đươi nắc 3.700 pr’loọng đông, k’dâng 30% pa zêng đợ pr’loọng đông cóh 15 chr’val nâu choom bơơn đươi, nâu đoo nắc c’lâng bh’rợ liêm choom lâng acu rơơm đợ kinh nghiệm nâu nắc choom bhrợ t’bhứah cóh prang tỉnh Đắk Lắk”./.
HỖ TRỢ PHỤ NỮ NÔNG THÔN ĐẮK LẮK TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH
Tại thành phố Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa tổ chức Hội thảo “Giải pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn”.
Theo thông tin Hội thảo, để hỗ trợ thúc đẩy cộng đồng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam cùng với chuyên gia của UNICEF đang hỗ trợ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình 3 sạch, xóa bỏ hộ không có nhà tiêu, giai đoạn 2024-2026”. Trong đó, tập trung thành lập các mô hình “Vệ sinh cho mọi nhà” tại 15 xã thuộc 2 huyện Ea H’Leo và M’Drắk. Tổ chức tập huấn, truyền thông nâng cao năng lực, trang bị kiến thức về nước sạch, vệ sinh môi trường, các mẫu nhà vệ sinh đạt chuẩn cho hội viên phụ nữ. Phấn đấu đến hết năm 2026 vận động được 3.700 hộ gia đình xây nhà tiêu, lắp đặt thiết bị chứa nước hợp vệ sinh, trong đó có 1.000 hộ được hỗ trợ kinh phí trực tiếp.
Các đại biểu đã thảo luận, góp ý để hoàn thiện đề án, nâng cao tính khả thi và hiệu quả, phù hợp với thực tế tại địa phương. Theo bà Đặng Thị Bích Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện M’Drắk, khi dự án được phê duyệt triển khai sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho phụ nữ địa phương: “Cấp thiết nhất là nâng cao năng lực, tập huấn sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, phân loại sử dụng rác thải ngay tại địa phương. Dành các nguồn lực đưa về địa phương, để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo, có các bồn chứa nước hoặc dụng cụ chứa nước để chứa nước hợp vệ sinh để sử dụng; xây dựng các nhà hoặc bể chứa nước công cộng để các hộ gia đình có nước sử dụng đảm bảo, hợp vệ sinh”.
Các sở, ngành, đơn vị liên quan trong tỉnh cũng đề xuất, kiến nghị các giải pháp thực hiện đề án, như lồng ghép các nguồn lực cùng mục tiêu của các chương trình, dự án đang được triển khai; triển khai đồng bộ trong đầu tư, nâng cấp và sửa chữa, ưu tiên các công trình cấp nước đang hoạt động để tránh lãng phí. Ông Muthu Maharajan, Trưởng Chương trình vì sự sống còn, phát triển trẻ em và Môi trường của UNICEF tại Việt Nam bày tỏ, những nội dung mà đại biểu đóng góp rất thiết thực và có thể vận dụng ngay khi đề án được triển khai: “Kinh nghiệm có thể áp dụng ngay là gợi ý từ Sở Tài nguyên và Môi trường, đó là gắn nước sạch và vệ sinh vào việc xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Bởi vì chúng ta đã có mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nên khi gắn vào thì tỉ lệ tiếp cận sẽ ngày càng tăng. Đồng thời với mục đích tiếp cận là 3.700 hộ gia đình, khoảng 30% tổng số hộ gia đình ở 15 xã này có thể tiếp cận được, thì đây là phương án rất tốt và tôi mong rằng với những kinh nghiệm này thì có thể nhân rộng ra toàn tỉnh Đắk Lắk”.
Viết bình luận