ZƯ ĐỚC HA CRÂNG T’VIÊNG LÂH MƠ
Thứ hai, 10:01, 08/01/2024 Thanh Hiếu/VOV miền Trung Thanh Hiếu/VOV miền Trung
Tỉnh Quảng Bình vêy đợ gâm ngút âng crâng năc 68%, dzoong t’nooi bơr coh prang k’tiếc k’ruung, đợ bấc lâng râu liêm choom âng crâng z’zăng bấc dưr vaih râu liêm choom đoọng pr’zươi bêl ting pâh ooy thị trường tín chỉ các - bon coh k’tiếc k’ruung lâng bha lang k’tiếc. Tỉnh n’nâu, t’mêê vêy ta chroót đoọng k’zệt tỷ đồng tơợ bh’rợ pa câl tín chỉ carbon crâng, bhrợ t’vaih râu liêm choom đoọng pa dưr kinh tế nhâm mâng đươi tơợ crâng coh cr’chăl “căh đoọng col đươi n’loong tơợ crâng”, căh đoọng đươi dua pr’đươi tơợ crâng.

 

 

Pazêng g’luh đhí cha kêết âng hân noo ha ót chô ooy pazêng đhr’nong đong coh da ding k’coong. Hân đhơ vêy đhí cha kêết năc bhr’dang dzung âng t’cooh Nguyễn Đức Sự, ắt coh cr’noon Tân Tiến, chr’val Cao Quảng, chr’hoong Tuyên Hoá dzợ lướt lêy crâng. K’zệt c’moo ahay, t’cooh Sự ta luôn đớc bấc t’ngay c’xêê zư lêy zr’lụ crâng âng đay.

5 c’moo ahay, t’cooh Sự bhrợ cr’noọ bh’rợ pa chô cớ pr’họm t’viêng đoọng ha pazêng da ding k’coong coh chr’val Cao Quảng lâng bh’rợ choh m’ma n’loong âng vel đong cơnh crêệ, sưa, táu, gõ… 5 c’moo t’tun, n’loong crâng chắt vaih liêm, lâh 5 r’bhâu tơơm n’loong ga măc năc chắt vaih bhưah lâh 3 héc ta k’tiếc da ding căh ma chr’noh. L’lăm ahay, đợ da ding k’coong n’nâu bấc bhlâng năc tơơm keo, năc mơ 10 c’moo choh keo, râu gooh griing âng k’tiếc ting t’ngay bấc lâh mơ. Tơơm keo buôn tr’đeh c’lâm, bhrợ râu căh liêm crêê ooy môi trường k’tiếc lâng căh nhâm mâng. T’cooh Nguyễn Đức Sự prá xay, cơnh choh tơơm n’loong âng vel đong ơy vêy ta pa dưr lâng pr’họm t’viêng âng crâng, tơơm n’loong ting t’ngay ga măc, crâng ting t’ngay t’viêng năc pr’ắt tr’mông công liêm choom lâh mơ l’lăm ahay: “Xay moon đớc bêl choh n’loong âng vel đong năc vêy cơnh 20 c’moo, 30 c’moo, năc coh ha y chroo k’coon ch’chau âng hêê pậ banh năc bơơn đươi crâng n’nâu, zư đớc đợ m’ma crâng n’loong chr’năp âng vel đong. Bêl choh n’loong âng vel đong crêê tước ooy bấc râu xa nay bh’rợ đoọng pa liêm tơơm zơ nươu coh crâng, râu bấc ơl âng tơơm n’loong coh crâng năc vấc lâh mơ. Lêy tơơm n’loong ting t’ngay ga măc, crâng ting t’ngay vêy ta pa dưr, độ ẩm ting t’ngay dal lâh mơ, đác coh tu k’ruung công bấc lâh mơ. Ahêê năc vêy đác ch’ngaách đoọng đươi, vêy không khí ch’ngáach đoọng pơ hơơm, tu cơnh đêêc năc t’bhlâng đớc 1 cr’chăl zư lêy crâng, n’loong âng vel đong, năc coh ha y chroo ahêê bơơn đươi dua”.

Coh cr’chăl ahay, chr’hoong Tuyên Hoá p’zương đhanuôr zư lêy lâng choh crâng n’loong ga măc lâng đợ m’ma n’loong âng vel đong, ting pa dưr crâng nhâm mâng. Chính quyền vel đong lâng pazêng c’bhuh n’lơơng zooi 100% m’ma n’loong âng vel đong cơnh: crêệ, h’rôông, sưa…

Pazêng bha lăh crâng âng vel đong ng’choh năc êêh râu đoọng pa câl n’loong năc bấc pr’loọng đong vêy râu bơơn pay pa chô đươi tơợ bh’rợ choh n’loong m’bứi t’ngay, tơơm zơ nươu coh crâng. T’cooh Nguyễn Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND chr’val Cao Quảng, chr’hoong Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình prá xay, cr’noọ xa nay âng chr’val lứch c’moo đâu đợ gâm ngút âng crâng bơơn 90%, pa dưr đợ đhăm crâng g’mrâng lâng pa xiêr đợ đhăm crâng choh. Vel đong công xoọc t’bhlâng ta đang moon đhanuôr zư lêy, pa dưr crâng, choh n’loong âng vel đong vêy choom nhâm mâng đoọng coh ha y chroo bhrợ t’vaih đợ tín chỉ carbon đơơng âng ooy thị trường: “Tơơm n’loong crâng năc bhrợ t’vaih râu chr’năp ooy tín chỉ carbon bấc bhlâng, bêl Nhà nước xay bhrợ Nghị định ooy tín chỉ carbon crâng năc pazêng zr’lụ crâng t’mêê năc choom ch’mêệt lêy ooy tín chỉ carbon, năc lâng pazêng crâng choh keo 5 c’moo ơy pay pa chô 1 chu năc dưr vaih zr’lụ k’tiếc căh ma chr’noh. C’năl âng đhanuôr xoọc đâu công liêm choom, xay p’căh đợ cr’noọ kiêng vêy ta zooi tơợ xa nay bh’rợ zư lêy lâng pa dưr crâng. Ha dang coh ha y chroo Nhà nước bhrợ bh’rợ chroót zên tín chỉ carbon crâng năc chô đơơng zên bấc đoọng ha đhanuôr, đợ manuyh vêy cr’noọ bh’rợ liêm choom coh bh’rợ zư lêy crâng”.

Crâng phòng hộ coh chr’hoong Quảng Trạch vêy lâh 12.600 héc ta lâng bấc râu tơợm n’loong chr’năp. Lâh 20 c’moo l’lăm ahay, tu pr’ắt tr’mông dzợ bấc râu zr’năh k’đhap, ta bhúch k’tiếc pa bhrợ năc đhanuôr mót ooy crâng col n’loong ga măc đơơng pa câl, oih câm, tơơm n’loong công m’bứi, bấc đhị năc căh dzợ vêy n’loong n’cuông. Đhí boo, tuh bhlong, p’răng xơớt ra tooh pa hư, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr coh toor đêêc năc zr’năh k’đhap lâh mơ. Tơợ t’ngay crâng dẻ vêy ta choh pa dưr cớ, đhr’năng xơớt gooh coh hân noo xơớt gooh, tuh bhlong, nong tuh coh hân noo boo công doọ dzợ lâh. T’cooh Lê Ngọc Duẩn, Giám đốc Ban K’đhâng lêy crâng Phòng hộ Quảng Trạch prá xay, zư lêy pazêng bh’lăh crâng âng vel đong bhrợ t’vaih c’lâng t’viêng, môi trường t’viêng lâng công năc râu bhrợ t’vaih tín chỉ carbon crâng bấc bhlâng. “Crâng phòng hộ coh tu k’ruung Quảng Trạch n’loong dẻ chắt vaih cớ. Coh pazêng c’moo 1990 bêl ahay, đhanuôr buôn tal ha rêê chướt ha roo năc bấc da ding k’coong căh vaih n’loong n’cuông. Bêl vêy c’lâng bh’rợ zư lêy zr’lụ crâng n’nâu, xoọc đâu zr’lụ crâng dẻ năc ting t’ngay chắt vaih cớ”.

C’moo 2023, tỉnh Quảng Bình choh t’mêê 9 r’bhâu hécta crâng zazum lâng choh a doóc k’ức tơơm n’loong đoọng pa dưr đợ gâm ngút âng crâng k’coong. Tu vêy xay bhrợ liêm choom bh’rợ zư lêy crâng, đợ gâm ngút âng crâng coh Quảng Bình bơơn 68%, dzoong t’nooi 2 coh prang k’tiếc k’ruung. Choh crâng lâng zư lêy crâng năc 2 bh’rợ chr’năp đoọng zư lêy đợ gâm ngút âng crâng, zư lêy pr’họm t’viêng âng crâng. Ting cơnh c’lâng bh’rợ, tước c’moo 2025, zr’lụ crâng choh đươi dua ooy bh’rợ âng tỉnh Quảng Bình vêy lâh 100 r’bhâu hécta, coh đêêc, đhăm crâng n’loong ga măc lâh 16.200 hécta. T’cooh Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon tỉnh Quảng Bình prá xay, ting cơnh cr’noọ xa nay âng Bộ Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon, cr’chăl c’moo 2023 - 2025, tỉnh Quảng Bình xăl đoọng lâh 2,4 ức tấn tín chỉ carbon crâng ha Ngân hàng Bhrợ pa liêm cớ lâng Pa dưr bha lang k’tiếc lâng năc vêy ta chroót k’dâng 235 tỷ đồng. Coh c’moo 2023, tỉnh Quảng Bình chroót lâh 82,4 tỷ đồng tơợ bh’rợ pa câl tín chỉ carbon crâng. T’cooh Mai Văn Minh prá xay p’xoọng, ting pâh ooy thị trường tín chỉ carbon crâng zooi apêê c’la crâng pa dưr râu liêm choom âng crâng choh, pa liêm pa crêê bh’rợ bhrợ cha nhâm mâng, ting zư lêy đhăm crâng xoọc vêy lâng pa dưr đợ gâm ngút âng crâng, bhrợ t’vaih râu liêm choom t’mêê đoọng đhanuôr pa dưr pr’ắt tr’mông tơợ bh’rợ zư lêy crâng: “Crâng g’mrâng ha dang ng’zư lêy liêm năc công choom bơơn zên prặ, lâh bh’rợ bơơn pay pa chô râu liêm choom coh crâng năc dzợ choom pa câl tín chỉ carbon crâng. Nâu đoo năc xa nay âng ngành nông nghiệp xay bhrợ k’rơ. Đoọng t’hước tước ooy thị trường carbon coh c’moo 2025, azi công ch’mêệt lêy, ch’mêệt lêy đợ bấc đoọng vêy số liệu z’zăng crêê, xang n’năc prá xay lâng pazêng tập đoàn, c’bhuh tr’câl tr’bhlêy tín chủ n’nâu đoọng pa câl, ha dang bơơn pa câl chr’năp dal năc bơơn pay pa chô zên prặ bấc bhlâng”./.

Giữ cho rừng thêm xanh

Tỉnh Quảng Bình có tỷ lệ che phủ rừng 68%, đứng thứ hai cả nước, trữ lượng và chất lượng rừng khá cao trở thành lợi thế cạnh tranh khi tham gia vào thị trường tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế. Tỉnh này vừa được chi trả hàng chục tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon rừng, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững nhờ rừng tự nhiên trong thời điểm “đóng cửa rừng”, cấm khai thác lâm sản.

Những cơn gió bấc lạnh buốt của mùa đông lùa vào từng mái nhà vùng cao. Gió lạnh không thể ngăn được bước chân của ông Nguyễn Đức Sự, ở thôn Tấn Tiến, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa đang đi thăm rừng. Hàng chục năm qua, ông Sự luôn dành nhiều thời gian vào chăm sóc khu rừng của mình.

5 năm trước, ông Sự thực hiện mục tiêu trả lại màu xanh cho những ngọn đồi ở xã Cao Quảng bằng việc trồng giống cây bản địa như lim, sưa, táu, gõ.. 5 năm sau, rừng cây lớn lên khỏe mạnh, hơn 5000 cây gỗ lớn đã bao phủ hơn 3ha đất trống, đồi núi trọc. Trước đây, những ngọn đồi này chủ yếu trồng cây keo, chỉ trong vòng 10 năm trồng keo, sự khô cằn của đất ngày càng lớn. Cây keo dễ gãy đổ, ảnh hưởng môi trường đất và không bền vững. Ông Nguyễn Đức Sự tâm sự, nhờ trồng cây bản địa đã phủ xanh những ngọn đồi, cây ngày càng lớn, rừng ngày càng xanh thì cuộc sống cũng tốt hơn trước. “Xác định khi trồng cây bản địa thì có thể 20 năm, 30 năm, nhưng sau này con cháu chúng ta lớn lên sẽ có được cánh rừng, giữ được những giống cây quý trên địa bàn. Khi trồng cây bản địa liên quan nhiều vấn đề cải tạo cây dược liệu dưới tán rừng, trồng được đa dạng sinh học giữa rừng nhiều hơn. Thấy cây càng ngày càng lớn, rừng càng ngày càng khôi phục, độ ẩm ngày càng cao, nước đầu nguồn càng phát triển thêm. Chúng ta cần nước sạch để uống, cần không khí sạch để thở thì nên chịu khó 1 thời gian chăm sóc rừng tự nhiên, cây bản địa, sau này rừng sẽ cho chúng ta những hưởng thụ”.

Thời gian qua, huyện Tuyên Hóa khuyến khích người dân bảo vệ và trồng rừng gỗ lớn bằng những giống cây bản địa, góp phần phát triển rừng bền vững. Chính quyền địa phương và các tổ chức khác hỗ trợ 100% giống cây bản địa như lim, dổi, sưa…

Những cánh rừng cây bản địa không phải trồng để bán gỗ rừng mà nhiều gia đình đã có thu nhập nhờ trồng cây ngắn ngày, cây dược liệu dưới tán rừng. Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, xã đặt mục tiêu hết năm nay độ che phủ rừng đạt 90%, nâng dần diện tích rừng tự nhiên và giảm bớt diện tích rừng trồng. Địa phương cũng vận động bà con tích cực bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây bản địa mang tính bền vững để lâu dài tạo ra các tín chỉ carbon đưa ra thị trường. “Cây gỗ rừng tự nhiên sẽ tạo giá trị tín chỉ carbon nhiều nhất, khi Nhà nước thực hiện Nghị định về tín chỉ carbon rừng thì những vùng rừng tự nhiên mới có thể đánh giá được tín chỉ carbon, còn các loại rừng trồng keo 5 năm thu hoạch 1 lần sẽ trở thành vùng đất trắng. Bà con hiện nay có ý thức, đưa ra các ý tưởng muốn được hỗ trợ từ chương trình bảo vệ và phát triển rừng. Nếu sau này Nhà nước thực hiện chi trả tín chỉ carbon rừng thì đem lại nguồn kinh phí lớn cho bà con, những người có ý thức trong quản lý và bảo vệ rừng”.

Rừng phòng hộ ở huyện Quảng Trạch có hơn 12.600 héc ta với nhiều loại cây bản địa quý giá. Hơn 20 năm trước, do cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất nên người dân vào rừng chặt gỗ to đem bán, củi nhỏ dùng để đun nấu, cây rừng thưa dần, nhiều nơi rừng bị cạo trọc. Thiên tai, hạn hán tàn phá, cuộc sống người dân quanh vùng lại càng khó khăn bội phần. Từ ngày rừng dẻ tái sinh, tình trạng hạn hán vào mùa khô, lũ lụt, ngập úng vào mùa mưa giảm đáng kể. Ông Lê Ngọc Duẩn, Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ Quảng Trạch cho biết, bảo vệ những cánh rừng cây bản địa tạo hành lang xanh, môi trường xanh và cũng là nguồn tạo tín chỉ carbon rừng đáng kể. “Rừng phòng hộ đầu nguồn Quảng Trạch cây chủ yếu là dẻ tái sinh. Những năm 1990 trở về trước, bà con lên phát rẫy trồng lúa nên toàn bộ đều đất trống đồi trọc. Khi có chủ trương bảo vệ khu vực rừng này, hiện nay khu rừng dẻ đã dần hồi sinh”.

Năm 2023, tỉnh Quảng Bình trồng mới 9.000 hécta rừng tập trung và hàng triệu cây phân tán nhằm tiếp tục nâng cao độ che phủ rừng. Nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng tại Quảng Bình đạt 68%, đứng thứ 2 cả nước. Trồng rừng và bảo vệ rừng là 2 nhiệm vụ quan trọng đễ giữ gìn độ che phủ, giữ màu xanh của rừng. Theo lộ trình, đến năm 2025, vùng rừng trồng nguyên liệu của tỉnh Quảng Bình có hơn 100.000 hécta, trong đó, diện tích rừng gỗ lớn trên 16.200 hécta. Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2023-2025, tỉnh Quảng Bình chuyển nhượng hơn 2,4 triệu tấn tín chỉ carbon rừng cho Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế và được chi trả khoảng 235 tỷ đồng. Riêng năm 2023, tỉnh Quảng Bình được chi trả hơn 82,4 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon rừng. Ông Mai Văn Minh cho biết thêm, tham gia thị trường tín chỉ carbon rừng  giúp các chủ rừng nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững, góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ, mở ra cơ hội mới để người dân phát triển kinh tế bằng cách giữ rừng: “Rừng tự nhiên mà bảo vệ tốt thì vẫn kinh doanh được, ngoài việc thu nguồn lợi dưới tán rừng thì vẫn kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Đây là vấn đề mà ngành nông nghiệp rất quan tâm. Để hướng tới thị trường carbon năm 2025, chúng tôi điều tra, đánh giá trữ lượng để có số liệu tương đối chính xác, sau đó thương lượng với các tập đoàn, tổ chức mua bán tín chỉ này để bán, nếu bán được giá có thể đưa về nguồn thu rất tốt”./.

Thanh Hiếu/VOV miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC