Sâm Lai Châu, cây mở hướng thoát nghèo cho đồng bào La Hủ 
Thứ tư, 11:13, 08/05/2024 Khắc Kiên/ VOV Tây Bắc Khắc Kiên/ VOV Tây Bắc
VOV4.VOV.VN - Từ bỏ tập tục du canh du cư, đồng bào La Hủ ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu xuống núi lập bản định cư để ổn định cuộc sống. Sâm Lai Châu – loài cây “tiền tỷ” từ núi rừng đã mở ra hướng thoát nghèo và làm giàu mới cho bản làng.

 

 

 

Theo anh Pờ Xồ Hừ, dân tộc La Hủ, ở bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, trong một chuyến đi rừng thấy mệt ngồi nghỉ bên mỏm đá thì phát hiện ra một cây trồng lạ. Đào lên thấy củ anh đem rửa sạch rồi ngồi nhấm nháp ăn và thấy tỉnh táo, tinh thần minh mẫn hơn.

Từ đó, mỗi lần đi rừng anh đều tìm cây trồng này mang về vườn nhà trồng để đun lấy nước uống cho cả gia đình. Cây trồng lạ đó, được người dân gọi là sâm bản địa và sau này được cơ quan chức năng địa phương đặt tên là sâm Lai Châu.  

Anh Pờ Xồ Hừ chia sẻ: Gia đình anh hiện có hơn 60 cây sâm mẹ để nhân giống và đến nay hầu hết người dân trong bản đã liên kết với doanh nghiệp để trồng. Do khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương phù hợp nên cây sâm sinh trưởng và phát triển rất tốt. Đây là hi vọng của gia đình anh và bà con trong bản để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Sau nhiều năm nghiên cứu, cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu xác định cây sâm Lai Châu có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe và có giá trị kinh tế cao. Nhận thấy lợi ích kinh tế từ cây sâm Lai Châu, nhiều hộ dân La Hủ ở bản Sín Chải B đã tự nhân giống hoặc kiếm cây con trên rừng về mở rộng diện tích. Giờ đây, ở các bản làng người La Hủ dễ dàng bắt gặp những khu vườn sâm được quây bởi lưới đen, nilon che phủ.

Cũng như nhiều người dân La Hủ khác, từ chủ trương bảo tồn và phát triển loại cây trồng có giá trị kinh tế cao này, năm 2018 anh Pờ Và Hừ, Trưởng Bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sử quyết định trồng 6.500 cây sâm Lai Châu. Năm 2019, nhận thấy cây sinh trưởng phát triển tốt khi trồng tại bản, gia đình anh và 46 hộ trong bản đã liên kết trồng để tạo thành vườn tập trung. Đến nay vườn sâm của nhóm hộ bản Sín Chải B đã mở rộng được 3ha.  

Theo ông Đao Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, dân tộc La Hủ chiếm khoảng 20% dân số toàn huyện và sinh sống chủ yếu tại các xã biên giới như Tá Pạ, Pa Ủ, Pa Vệ Sử… có tỷ lệ đói nghèo chiếm gần 80%. Đây cũng là các vùng có dư địa thuận lợi cho phát triển các cây dược liệu, trong đó có sâm Lai Châu và nếu khai thác tốt tiềm năng này thì đây là cơ hội để người dân xóa đói giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Tuy nhiên, cũng theo ông Khánh, hiện nay chính sách hỗ trợ và công cụ quản lý trong phát triển giống sâm Lai Châu trong nhân dân còn hạn chế; hạ tầng giao thông đến các bản đồng bào La Hủ còn khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này, tỉnh Lai Châu đã ban hành nghị quyết và đề án phát triển sâm Lai Châu và được các huyện cụ thể hóa bằng nghị quyết phù hợp với thực tế của địa phương.  

Cây sâm bản địa đã được tỉnh Lai Châu đưa vào nghị quyết thực hiện với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, diện tích trồng sâm đạt khoảng 3.000ha, sản lượng khoảng 30 tấn/năm; đến năm 2035 trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc gia, có giá trị xuất khẩu cao. Từ nghị quyết đó, những vườn sâm tại các bản làng của đồng bào La Hủ đang tiếp tục phát triển, mở rộng, bước đầu mang lại thu nhập cho các hộ dân từ việc bán lá, hạt và cây giống, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu./.

Khắc Kiên/ VOV Tây Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Quảng Nam: Sâm Ngọc Linh trên sàn thương mại điện tử
Quảng Nam: Sâm Ngọc Linh trên sàn thương mại điện tử

VOV4.VOV.VN - Chiều 1/4, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ Khai trương sàn thương mại điện tử Sâm Ngọc Linh và các mặt hàng nông sản địa phương. Thông qua sàn giao dịch điện tử, khách hàng dễ dàng kết nối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh uy tín, mua “hàng chính hãng” với một cú chạm tay.

Quảng Nam: Sâm Ngọc Linh trên sàn thương mại điện tử

Quảng Nam: Sâm Ngọc Linh trên sàn thương mại điện tử

VOV4.VOV.VN - Chiều 1/4, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ Khai trương sàn thương mại điện tử Sâm Ngọc Linh và các mặt hàng nông sản địa phương. Thông qua sàn giao dịch điện tử, khách hàng dễ dàng kết nối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh uy tín, mua “hàng chính hãng” với một cú chạm tay.

Cây Du sam 500 năm tuổi ở Lai Châu được công nhận là cây di sản Việt Nam
Cây Du sam 500 năm tuổi ở Lai Châu được công nhận là cây di sản Việt Nam

VOV4.VOV.VN - Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa công bố quyết định công nhận cây Du sam khoảng 500 năm tuổi ở xã Tà Mung, huyện Than Uyên, Lai Châu là cây di sản Việt Nam.

Cây Du sam 500 năm tuổi ở Lai Châu được công nhận là cây di sản Việt Nam

Cây Du sam 500 năm tuổi ở Lai Châu được công nhận là cây di sản Việt Nam

VOV4.VOV.VN - Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa công bố quyết định công nhận cây Du sam khoảng 500 năm tuổi ở xã Tà Mung, huyện Than Uyên, Lai Châu là cây di sản Việt Nam.

Kon Tum: Vườn sâm Ngọc Linh đặc biệt của hộ nghèo ở huyện Tu Mơ Rông
Kon Tum: Vườn sâm Ngọc Linh đặc biệt của hộ nghèo ở huyện Tu Mơ Rông

VOV4.VOV.VN - Trong chuyến công tác tới tỉnh Kon Tum vào tháng 9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tặng hộ nghèo ở huyện Tu Mơ Rông 12.000 cây sâm Ngọc Linh giống. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành nông nghiệp, 300 hộ nghèo của huyện đã tiến hành xuống giống, hình thành vườn sâm quý đặc biệt trên núi Ngọc Linh.

Kon Tum: Vườn sâm Ngọc Linh đặc biệt của hộ nghèo ở huyện Tu Mơ Rông

Kon Tum: Vườn sâm Ngọc Linh đặc biệt của hộ nghèo ở huyện Tu Mơ Rông

VOV4.VOV.VN - Trong chuyến công tác tới tỉnh Kon Tum vào tháng 9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tặng hộ nghèo ở huyện Tu Mơ Rông 12.000 cây sâm Ngọc Linh giống. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành nông nghiệp, 300 hộ nghèo của huyện đã tiến hành xuống giống, hình thành vườn sâm quý đặc biệt trên núi Ngọc Linh.

Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế
Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế

VOV4.VOV.VN - Mấy năm nay, bản làng của người La Hủ ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã có nhiều khởi sắc, nhờ sự hỗ trợ, giúp sức của các chiến sĩ quân hàm xanh đồn biên phòng Pa Ủ.

Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế

Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế

VOV4.VOV.VN - Mấy năm nay, bản làng của người La Hủ ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã có nhiều khởi sắc, nhờ sự hỗ trợ, giúp sức của các chiến sĩ quân hàm xanh đồn biên phòng Pa Ủ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC