# (Sĩ xướng trên nền Nhạc)
“VĂN NGHỆ CHỦ NHẬT
- NGƯỜI CƠ TU VỚI DÂN CA QUAN HỌ VÀ HÁT CHÈO”
# (A Lăng Lợi dẫn văn nghệ, giọng trò chuyện)
Ngay từ khi còn bé, A Lăng Lợi đã nghe mẹ hát những bài hát rất là hay và không giống với bài hát của người Cơ Tu mình. Thế là Lợi cũng bắt chước hát theo. Có một bài mà ngay cả khi nói tiếng phổ thông chưa sõi, Lợi đã thuộc. Bài ấy có đoạn như thế này này:
( Lợi hát một đoạn bài Ngồi tựa mạn thuyền)
A Viết Sĩ quê ở xã Ta Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Bạn ấy cũng nghe một số người lớn tuổi ở thôn mình hát và cũng bắt chước hát theo. Chúng ta cùng nghe một đoạn Sĩ hát nhé:
( Sĩ hát một trích đoạn Chèo quế)
# (Trên nền nhạc) Thưa bà con và các bạn! Đó là Dân ca Quan họ và Hát Chèo. Ngay với cả người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ thì quả thật là khó hát, huống gì là người Cơ Tu mình. Thế mà, ở huyện Nam Giang quê của Lợi và Sĩ, cứ mỗi khi xã hay thôn có văn nghệ, rất nhiều người lớn tuổi lại hát Chèo và Quan Họ, mà không bài nào trùng bài nào. Rất nhiều người Cơ Tu ở các nơi khác cũng yêu thích dân ca Quan Họ và hát Chèo.
- Bài Đêm qua nhớ bạn – QH
# NSUT Hai Tráng và Thúy Cải, Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh vừa hát bài « Đêm qua nhớ bạn ».
Vì sao người Cơ Tu thích chèo và hát Quan họ ? Chúng ta cùng nghe ông A Lăng Ơơih và bà Zơ râm Rơơm, ở thôn A Bát, xã Chà Val, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giải thích :
- Băng tiếng Cơ Tu : ( 2 người)
# Ton Ngon Đooch, một chàng trai còn rất trẻ ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam từng là giọng hát babooch quen thuộc của thính giả chương trình phát thanh tiếng Cơ Tu Đài TNVN. Hãy nghe Ton Ngon Ddoooch hát Quan họ :
- Bài Người ơi người ở đừng về
- Nền nhạc, NSND Thanh Huyền hát
# Hát Chèo thì không phải ai cũng hát được, vì rất là khó hát. Thế mà, có một cô gái Cơ Tu cũng rất trẻ, là A Lăng Ướt, và ông Bhling Hạnh, gần 70 tuổi ở xã Zuôih, huyện Nam Giang lại hát được như thế này:
- Một đoạn hát Chèo A Lăng Ướt+ Bhling Hạnh
- Hát Chèo “ Đào liễu” Trích vở Tấm Cám-
# NSUT Minh Phương, Đoàn ca nhạc Đài TNVN vừa hát một bài chèo tên là “Đào liễu”, trích từ vở Chèo Tấm Cám. Thưa bà con và các bạn! Không chỉ thích mà người Cơ Tu còn mượn giai điệu Chèo và Quan Họ, để đặt lời Cơ Tu. Sở dĩ như vậy là trong kháng chiến, cán bộ đặt lời Cơ Tu để tuyên truyền, vận động bà con, để bà con mình dễ hiểu, dễ nhớ. Đây là một ví dụ điển hình:
- Ông Ơơih+ bà Rơơm hát Quan họ bằng tiềng Cơ Tu
# Bây giờ chúng ta cùng nghe NSUT Thúy Hường, Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh hát bài “Ngồi tựa song đào”:
- Bài Ngồi tựa song đào
# Dân ca Cơ Tu rất phong phú về làn điệu. Chúng ta có thể tự hào về điều ấy. Thế nhưng, người Cơ Tu thích Dân ca Quan họ, thích hát Chèo, thích Bài chòi….là một thực tế, thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc một cách rõ nét. Phần cuối Chương trình Văn nghệ Chủ nhật hôm nay, kính mời bà con và các bạn nghe bài hát chèo “ Gửi người chiến sĩ biên phòng”, do NSUT Duy Thường và Hồng Ngát, Đoàn ca nhạc Đài TNVN trình bày:
- Bài Chèo “Gửi người chiến sĩ biên phòng”
- Nhạc Quảng bá Chương trình
# (Sĩ) Chương trình phát thanh tiếng Cơ Tu của Đài TNVN hôm nay đến đây là hết. Chương trình do BTV A Lăng Duy biên soạn và dàn dựng; chịu trách nhiệm nội dung Lê Quốc Hưng. Cảm ơn bà con và các bạn đã chú ý lắng nghe. A Viết Sĩ và A Lăng Lợi xin chào, hẹn gặp lại trong các chương trình sau./.
(Lời chào tiếng phổ thông)./.
(Lợi dịch+ dẫn)
# (Trên nền nhạc Tiết mục)
Và bây giờ là Tiết mục “Thính giả với chương trình- Chương trình với thính giả”. A Lăng Lợi rất vui khi được trò chuyện cùng bà con và các bạn trong tiết mục này hôm nay.
Tuần qua, chúng tôi tiếp tục nhận được ý kiến phản hồi của thính giả về chất lượng bắt sóng Chương trình tiếng Cơ Tu của Đài TNVN. Thính giả cho biết, nhiều vùng ở huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang đã có thể nghe được Chương trình của chúng tôi sau một thời gian gián đoạn do di chuyển Đài phát sóng từ Bà Nà về Sơn Trà. Hiện tại, cán bộ kỹ thuật Đài phát sóng vẫn tiếp tục điều chỉnh thiết bị để có thể đảm bảo phát sóng với chất lượng tốt hơn.
Sau đây là ý kiến của một số thính giả đóng góp cho chương trình. Anh Trương Văn Xô, ở Thôn Giàn Bí,xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết:
Băng tiếng Cơ Tu-F132 “Tôi hay nghe đài phát thanh Cơtu, có nhiều cái hay, phát huy được truyền thống người Cơtu. Yêu cầu đài mở nhiều hơn, bày cách trồng trọt và mở nhiều bài hát như dao duyên,hát lý…chúng tôi rất thích nghe. Thứ hai là tuyên truyền về công tác, chủ trương Đảng Nhà nước để làm sao làm ăn đi lên được như ở đồng bằng”.
Anh A Lang Rất, công tác tại UBND xã Lăng, huyện Tây Giang đề nghị:
Tiếng Cơ Tu (F.021): Tôi mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm hơn nữa về việc phát sóng tiếng Cơtu để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Nhất là việc tuyên truyền luật pháp thì sử dụng tiếng Cơ Tu trên Đài là rất quí bởi người dân ở đây do chưa hiểu hết được tiếng phổ thông, mình phải giải thích, nói rõ cho bà con biết. Chúng ta cần dịch ra những văn bản đó sang tiếng Cơ Tu để tuyên truyền cho bà con nhận thức được luật pháp.
Bạn A Lăng Trớt, sinh viên_Lớp Luật K34C-Trường Đại học Huế nói:
Băng tiếng Cơ Tu “Đài phát thanh tiếng cơtu mình rất thích nghe có nhiều cái hay bổ ích. Rất vui và tự hào. Mọi người nói ở đài nhiều cái chúng tôi nghe rất hay. Từ lúc mới có chương trình này cho đến bây giờ, và đặc biệt như hồi tết vừa rồi. Chúng tôi thích nghe chương trình nói về hướng nghiệp, những thông tin về ngành nghề. Tôi hay nghe chương trình ở trường bằng điện thoại di dộng, còn về quê thì tôi thấy mọi người ai cũng thích nghe nhưng lại không có đài nên muốn nghe thì phải sang nhà có đài nghe nhờ. Mong sao được TW, Chính phủ quan tâm, hỗ trợ cho đài. Nhiều người già, trẻ em đều thích nghe và muốn được nghe về những truyền thống của dân tộc mình.
Có rất nhiều thính giả, cả người lớn tuổi và trẻ tuổi đều thích nghe dân ca Cơ Tu. Và bây giờ thì A Lăng Lợi xin mời mọi người nghe một bài hát giao duyên, do Bhling Thị Hà và A Rất Đoc, Trung tâm văn hóa Thông tin thể thao huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam hát:
- Bài Tình yêu bên suối (Bản 1)
# Thưa bà con và các bạn! Chị Lê Thị Hoà Đựoc, ở Thôn La Hiêr, xã Hương Sơn huyện Nam Đông góp ý cho chương trình thế này:
Băng tiếng Cơ Tu: -F901 Tôi thường xuyên nghe chương trình phát thanh tiếng Cơtu, trong các tiết mục đó, tôi thích nghe nhất là tiết mục dành cho Thanh niên, trong đó có nói về gương điển hình, cách làm ăn phát triển kinh tế của các Thanh niên, và trật tự an toàn giao thông và nhiều vấn đề khác nữa. Trong tiết mục có nói về thanh niên phát triển kinh tế, vậy tôi xin yêu cầu chương trình nói rõ hơn về cách làm, cũng như kế hoạch của Đoàn thanh niên trong việc cho vay vỗn làm ăn hay hỗ trợ lao động xuất khẩu để thanh niên làm theo, có công việc làm tốt hơn, thu nhập ổn định hơn.
Bạn Bhling Vơn, ở Thôn Tà Lang, Xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là bộ đội vừa xuất ngũ. Trước đây Bhling Vơn đóng quân ở đồn biên phòng Ch’ơm, sát biên giới Việt Lào, huyện Tây Giang. Bhling Vơn nói:
Băng tiếng Cơ Tu- F202: “Năm 2009 đợt 1, tôi đi nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian công tác ở đồn tôi thường xuyên nghe chương trình phát thanh tiếng Cơtu, có nhiều chương trình hay như ca nhạc rồi các tiết mục. Mới đây tôi ra quân, tôi cũng luôn tìm và theo dõi nghe chương trình, dù thời gian qua cũng ít được nghe nhưng tôi vẫn không quên chương trình phát thanh này. Tôi thích nghe chương trình phát về những bài hát và các thông tin thời sự về kinh tế-chính trị, xã hội. Trong chương trình tôi cũng có nghe tư vấn về việc làm cho thanh niên, ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt ở quê tôi bây giờ nhiều thanh niên đang thất nghiệp, không có việc làm ổn định. Mong các anh chị làm ở chương trình phát thanh tư vấn cho thanh niên ở đây có chỗ nào tìm được việc làm ổn định….
Bhling Vơn và các bạn trẻ thân mến! Để có thêm thông tin về việc học nghề và tìm kiếm việc làm hay lao động xuất khẩu, các bạn có thể liên hệ với Phòng Lao động thương binh xã hội huyện nơi bạn đang ở. Đặc biệt, với đối tượng là bộ đội xuất ngũ thì cũng có một số chế độ ưu tiên đấy.
(Nhạc cắt cực ngắn)
# Số máy 0511.38.38.567 từ lâu đã trở nên quen thuộc với thính giả gần xa. Chúng tôi biết là ở miền núi còn nhiều khó khăn, không phải ai cũng có điện thoại và việc gọi đến chương trình là quí rồi, nên chúng tôi thường gọi lại để đỡ tốn tiền cho thính giả. Đành rằng cước phí một cuộc điện thoại không nhiều, nhưng mong mọi người hiểu đấy là tấm lòng và sự nhiệt tình của chúng tôi với bà con và các bạn! ./.
Viết bình luận