Âi moot câ x’ría c’xêê 3 zâp c’moo, k’ha riêng tơơm trang crâng ga măc chơh vaih pô bhrôông bhrang ga lop prang bơr n’đăh toor toọm Tà Má âng vel Hà Ri, chr’val Vĩnh Hiệp, chr’hoong Vĩnh Thạnh. Râu liêm pr’hay âng toọm Tà Má lâng k’ha riêng tơơm trang crâng coh đâu âi t’đang t’pâh bâc ngai tươc la lêy. N’đhơ cơnh đêêc, đhị đâu đhêêng vêy muy bơr pr’loọng đha nuôr a năm ma châc bhrợ du lịch. Apêê đoo choh pợ ha t’mooi tơt cha ơh lâng pa câl muy bơr râu bh’nơơn âng vel đong cơnh atưch, a đha boh. Amoó Nguyễn Thị Bích vân ăt coh thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đh’rưah lâng pr’zơc tươc toọm Tà á đoọng la lêy cha ơh lâng pa bhlâng lêy pr’hay crâng ca coong lâng acoon ma nưih coh đâu: “Zr’lụ n’nâu la lua liêm bhlâng. Đha nuôr coh đâu công hơnh deh t’mooi lâng la lua liêm tân taach n’đhơ toọm đac lâng crâng ca coong. Coh đâu dzợ bơơn zư đơc đợ râu liêm pr’hay âng crâng ca coong tu cơnh đêêc acu kiêng tươc đâu đoọng bhui har cha ơh la lêy.”
Chr’hoong da ding ca coong Vĩnh Thạnh plêêng k’tiêc đh’hi đhí, vêy đợ pr’đơợ bâc cơnh lâng c’bhuh bha nâ đac, thủy điện lâng bâc bh’nơơn tơợ crâng. Coh đâu vêy bâc đhị liêm pr’hay cơnh c’kir g’roong đhêl Tà Kơn; Zr’lụ pô Anh Đào- Vel K3, chr’val Vĩnh Sơn. Xooc đâu, bâc vel coh chr’hoong da ding ca coong Vĩnh Thạnh dzợ zư đơc c’leh liêm đhr’niêng bh’rợ âng đha nuôr Bana cơnh: Bhiêc bhan cha m’pooc t’mêê, apêê chr’ơh, đong xang, taanh n’đooh a dooh, pr’múa pr’hat, apêê tr’coó xa nul liêm pr’hay cơnh chiing goong. Ch’na đh’năh coh vel đong n’nâu công z’zăng liêm bâc, cơnh lâng ch’na a yêm cơnh: a xiu puôl bánh tráng, a’oc uh lâng a guôl Vĩnh Sơn, cr’liêng aling xào alui, luônh a xiu… T’cooh Bùi Tấn Thành, Chủ tịch UBND chr’hoong Vĩnh Thạnh đoọng năl, chr’hoong âi bhrợ pa dưr Đề án pa dưr du lịch lâng pa bhlâng kiêng vêy pr’đơợ đoọng bhrợ têng: “Apêê crâng ca coong liêm pr’hay, pr’đơợ plêêng k’tiêc công liêm glăp ha muy bơr bh’rợ du lịch. C’lâng c’tôch lươt ra vach vêy muy bơr c’năt căh âi liêm tu cơnh đêêc bh’rợ pa dưr pr’đơợ du lịch cơnh lâng vel đong công dzợ lum bâc râu k’đhap. UBND chr’hoong Vĩnh Thạnh ting xay moon đoọng ha pêê sở, ngành âng tỉnh đoọng vêy muy kế hoạch pa dưr du lịch. Ooy đanh đươnh năc vêy vaih muy kế hoạch k’rong bhrợ đoọng muy bơr bh’nơơn du lịch. Pa dưr pr’đơợ liêm k’rơ chr’val Vĩnh Sơn, pr’đơợ zr’lụ n’nâu liêm glăp lâng apêê bh’rợ du lịch, công cơnh choh apêê bhơi r’veh, pô ôn đới.”
Bh’rợ xa nay pa bhrợ âng Tỉnh ủy Bình Định ooy pa dưr du lịch dưr vaih bh’rợ bhrợ cha bha lâng cr’chăl 2020-2025,chr’hoong Vĩnh Thạnh bơơn xay moon ăt đhị bha nụ du lịch Tây Sơn – Vĩnh Thạnh lâng c’năt du lịch Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn – Vĩnh Thạnh. Chr’hoong da ding ca coong Vĩnh Thạnh công xay moon pa dưr du lịch ting c’lâng du lịch crâng đac, bhrợ pa dưr pr’đơợ apêê c’bhuh k’ruung đac, aboc đac, tran đac lâng hoọm đac puih. T’mêê đâu, UBND tỉnh Bình Định âi k’đươi Sở Du lịch tỉnh k’đhơợng bhrợ, pa zum bhrợ lâng UBND chr’hoonh Vĩnh Thạnh lâng apêê cơ quan crêê tươc bhrợ pa dưr kế hoạch pa dưr apêê zr’lụ du lịch coh chr’hoong Vĩnh Thạnh cơnh: Toọm Tà Má- vel Hà Ri, chr’val Vĩnh Hiệp; zr’lụ pô Anh Đào – vel K3; g’roong đhêl Tà Kơn, chr’val Vĩnh Sơn… P’căn Nguyễn Thị Kim Chung, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định đoọng năl, ngành xooc ha dưr dal chất lượng apêê bh’nơơn du lịch tơợ a hay, du lịch crâng đac, vel bhươl lâng năc cớ bhrợ t’bâc bh’nơơn du lịch coh chr’hoong Vĩnh Thạnh. “Sở Du lịch tỉnh Bình Định vêy pa zum xay truih ha dưr dal c’năl ha đha nuôr ting pâh pa dưr du lịch vel bhươl. Đhị đêêc bơơn pa dưr pr’đơợ liêm du lịch âng Vĩnh Thạnh, pa dưr apêê bh’nơơn dịch vụ đhịd dâu. Tr’xin chroi đoọng ooy bh’rợ zư đơc lâng pa dưr chr’năp cr’van du lịch. Lâh n’năc ting cơnh t’đang moon k’rong bhrợ pa dưr apêê dự án, t’đang k’đươi apêê đong k’rong bhrợ đoọng pa dưr vaih apêê dự án ga măc lâng chr’năp bh’nơơn dal đoọng choom t’đang t’pâh bâc t’mooi./.”
Bình Định: Phát triển du lịch xanh ở miền núi
Huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào Bana. Tiềm năng du lịch xanh của địa phương này khá lớn nhưng chưa được phát huy tương xứng. Ngành Du lịch tỉnh Bình Định đang tìm hướng khai thác hiệu quả loại hình du lịch này.
Cứ vào cuối tháng 3 mỗi năm, hàng trăm cây trang rừng cổ thụ nở hoa rực rỡ phủ kín hai bên bờ suối Tà Má thuộc thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh. Vẻ đẹp của suối Tà Má và hàng trăm cây trang rừng cổ thụ ở đây đã thu hút nhiều người tìm đến. Thế nhưng tại đây, chỉ có một vài hộ dân làm du lịch tự phát. Họ dựng chòi lá cho du khách thuê ngồi hóng mát và bán một số món ăn đặc sản địa phương như gà, vịt nướng. Chị Nguyễn Thị Bích Vân ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cùng người bạn đến suối Tà Má để tham quan và rất ấn tượng với cảnh vật và con người nơi đây: “Khu này thực sự là đẹp và còn hoang sơ. Người dân ở đây rất mến khách và thực sự trong lành về cả nguồn nước và sinh thái. Nơi đây còn lưu giữ được những gì hoang dã và thiên nhiên nên mình muốn tới nơi này để vui chơi và tham quan.”
Huyện miền núi Vĩnh Thạnh khí hậu mát mẻ, có nguồn tài nguyên phong phú với hệ thống thủy lợi, thủy điện và nhiều sản vật từ rừng. Nơi đây có nhiều điểm đến hấp dẫn như di tích thành đá Tà Kơn; Vùng hoa Anh Đào - Làng K3, xã Vĩnh Sơn. Hiện nay, nhiều ngôi làng ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh còn giữ nét văn hóa đậm bản sắc của đồng bào Bana như: Lễ hội mừng ăn cốm lúa mới, các trò chơi, kiến trúc nhà sàn, dệt thổ cẩm, các điệu dân vũ, những nhạc cụ dân tộc độc đáo như cồng chiêng. Ẩm thực ở địa phương này cũng khá phong phú, với những món ăn đặc trưng như: Cá đá cuốn bánh tráng, heo rẫy nấu đọt mây Vĩnh Sơn, trứng kiến vàng xào bầu, mắm ruột cá đá…Ông Bùi Tấn Thành, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết, huyện đã xây dựng Đề án phát triển du lịch và rất cần nguồn lực để triển khai: “Các danh lam, thắng cảnh, điều kiện tự nhiên ở cũng phù hợp cho một số loại hình du lịch. Giao thông đi lại có một số tuyến chưa đảm bảo nên việc khơi dậy tiềm năng du lịch đối với địa phương cũng còn nhiều trăn trở. UBND huyện Vĩnh Thạnh tham mưu cho các sở, ngành của tỉnh để có một kế hoạch phát triển du lịch, về lâu dài sẽ có một kế hoạch đầu tư để có một số sản phẩm du lịch. Phát huy tiềm năng, điều kiện thiên nhiên xã Vĩnh Sơn, tiểu khí hậu vùng này phù hợp với các loại hình du lịch, cũng như trồng các loại rau, hoa ôn đới.”
Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 - 2025, huyện Vĩnh Thạnh được xác định nằm trong cụm du lịch Tây Sơn - Vĩnh Thạnh và tuyến du lịch Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn - Vĩnh Thạnh. Huyện miền núi Vĩnh Thạnh cũng xác định phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, khai thác lợi thế nhiều sông hồ, thác nước và tắm khoáng nóng. Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã giao Sở Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện Vĩnh Thạnh và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch phát triển các khu du lịch ở huyện Vĩnh Thạnh như: Suối Tà Má - Làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp; Vùng hoa Anh Đào - Làng K3; Thành đá Tà Kơn, xã Vĩnh Sơn… Bà Nguyễn Thị Kim Chung, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, ngành đang nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch truyền thống, du lịch sinh thái, cộng đồng và tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở huyện Vĩnh Thạnh. “Sở Du lịch tỉnh Bình Định sẽ phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Qua đó phát huy được lợi thế du lịch của Vĩnh Thạnh, phát triển các sản phẩm dịch vụ tại đây. Từng bước góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch. Bước tiếp theo keo gọi đầu tư xây dựng các dự án, mời gọi các nhà đầu tư để phát triển thành các dự án có quy mô và có giá trị hiệu quả cao để thu hút được nhiều khách du lịch”./.
Viết bình luận