- Chủ tịch xã: Hơnh deh đha nuôr, hơnh deh đong hêê ớ!
- Đha nuôr vel Tốt: Ớ chăp hơnh Chủ tịch xã!
- Chủ tịch xã: Zâp ahêê doó ngai ca ay, hân noo bhrợ têng ch’noọng c’loot n’nâu lêy coon vêy bơơn choor căh a lua đha nuôr?
- Đha nuôr vel Tốt: Doó vêy ngai ca ay, ha roo c’moo đâu zăng coon choor, đha nuôr xooc puôh pa gooh đoọng t’moot ooy zơng.
- Chủ tịch xã: Âi, hơnh a bhlâng. Cơnh đêêc c’moo đâu k’rêêm ă ooy ch’na t’mông. Nâu câi năc muy rơơm đha nuôr hêê đoàn kết, tr’zooi bhrợ têng, oó dzợ k’pân lâng tơơng moon zuh a năng ớ.
G’luh pa prá bhlưa t’cooh Phạm Văn Thình, Chủ tịch UBND chr’val Ba Lế lâng đha nuôr H’re đhị vel ch’ngai bhlâng âng chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ăt cơnh đêêc r’rộ r’răm tươc m’pâng ha dum. Cán bộ lâng đha nuôr ăt prá liêm cơnh ma nưih coh đong. Lêy đha nuôr vel Tốt ma mông bhui har cơnh đêêc, căh ngai k’noọ, lâh 3 c’moo a hay, đhị đâu âi ting dưr vaih bh’rợ lêệng ma nưih tu tơơng moon vêy đơc bha nuôh a năng bhrợ 1 cha năc chêêt, 3 cha năc moot tù, bâc pr’loọng đong ma xó mút. A noo Phạm Văn Nú, Trưởng vel Tốt, chr’val Ba Lế, chr’hoong Ba Tơ hay cớ:“Bêl đêêc, tu tơơng moon t’cooh Phạm Văn Lối vêy đơc bha nuôh a năng, Phạm Văn Soi đh’rưah lâng Phạm Văn Cua lâng Phạm Văn Nghề âi lêệng t’cooh Lối xang n’năc p’loong ooy k’ruung Liên. Bêl đêêc, prang vel zâp ngai công k’pân ga hơt, tơt đhị ooy công xơợng xay moon, căh dzợ vêy loom đoọng pa bhrợ ta têng dzợ. Công căh ngai pân lươt tr’lum đh’rưah dzợ. Xang bêl tu bhiêc dưr vaih mị Phạm Văn Soi, Phạm Văn Cua lâng Phạm Văn Nghề âi ta toom ăt tù.”
Vel Tốt năc vel ch’ngai bha dăh zr’năh k’đhap bhlâng coh chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Vel n’nâu vêy 16 đhr’nong đong đh’rơơng âng đha nuôr H’re ăt da dooc truih a ral da ding, pr’ăt tr’mông đha nuôr cơnh ngoọ căh bơơn năl ooy lơơng. Ch’ngai trung tâm chr’val, toọm đac, c’lâng p’rang k’đhap k’ra, đoọng choom tươc vel Tốt, zâp ngai z’lâh bâc dhr’đâc, chang k’ruung. Cơnh đêêc năc zâp tuần hăt bhlâng 1 t’ngay, t’cooh Chủ tịch xã Phạm Văn Thình rach chô ooy vel Tốt đọong đh’rưah cha, đh’rưah ăt, đh’rưah prá xay toong ha dum tươc ra diu lâng đha nuôr vel. Tơợ chrih, rơơt cán bộ, nâu câi đha nuôr vel Tốt hơnh deh ma nưih Chủ tịch chr’val cơnh năc ma nưih đong. Apêê đoo doó dzợ căh tộ xay moon đợ râu k’rang k’uol, cr’noọ crniêng âng đay. Vel Tốt nâu câi doó dzợ đhr’niêng “tơơng moon vêy z’nươu bha nuôh”, đha nuôr ma cr’er, tr’zooi pa bhrợ ta têng, t’bil ha ul pa xiêr đha rưt. T’cooh Phạm Văn Thình, Chủ tịch UBND chr’val Ba Lế, chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi moon ghit, vel Tốt nâu câi liêm crêê ă:“Bêl ahay vel năc liêm crêê ă, năc muy c’lâng p’rang dzợ môp, nâu câi c’lâng công âi liêm, đha nuôr bhui har. Acu đâc ooy đâu moon đha nuôr k’rang bhrợ cha, t’bhlâng pa bhrợ ta têng, oó ộm a lăc xang năc căh lươt pa bhrợ, ộm a lăc xang năc tr’vay tr’lin, tr’tơơng ma mơ năc căh choom. Ahêê âi vêy dưr vaih muy tu bhiêc âi, oó dzợ đơc vaih cớ cơnh đêêc. Nâu câi moon pa zum vel Tốt năc liêm crêê ă.”
Moon cớ đhr’niêng “tâp ma mông ca coong ting ca căn chêêt” âng đha nuôr Giẻ Triêng, anoo Nguyễn Thế Thọ, Trưởng phòng Văn hóa lâng Thông tin chr’hoong Phước Sơn công căh âi đươi đhr’niêng căh liêm crêê n’nâu moot c’chăl đhộ coh pr’ăt tr’mông đha nuôr đhị đâu. Năc ma nưih Giẻ Triêng tu cơnh đêêc a noo năl ghit “Xa nay bhua căh mă zêl xa nay vel”. Bêl đương lêy đợ cr’chêêt ca ay loom tu đhr’niêng bh’rợ căh liêm crêê “tâp ma mông ca coon ting ca căn lâh chêêt” n’năc, anoo Thọ âi pân z’lâh đhr’niêng bh’rợ căh liêm, ăt zâng lâng abhô dang, plêêng k’tiêc, coop t’mông p’niên t’mêê pr’ang bêl crêê k’noọ tâp ma mông ting ca căn đhị râu pa grơơ moon âng đha nuôr vel:“Bêl đêêc acu đơơng chô p’niên n’nâu, acu lươt vă zên câl 1 p’nong a oc, 20 lit a lăc đơơng âng tươc vel n’năc apêê bhuôih vêy đoọng ha mệ chô đơơng. Muy, bơr c’moo tr’nơơp acu ha der, k’pân căh clôông cha bêch, k’pân oó tơơp đha nuôr vêy râu căh pr’đoọng dưr vaih năc a đay ăt zâng lưch. N’đhang xang 1 cr’chăl doó bơơn lêy râu rí, ađoo n’tứi dưr pậ banh bhreh k’rơ cơnh apêê n’lơơng, đha nuôr lêy cơnh đêêc vêy ha dợ đươi. Nâu câi đhr’niêng n’nâu doó dzợ vêy.”
Ađoo p’niên n’năc bơơn diic điêl anoo Thọ zư x’mir lêy, băn par ca er cơnh ca coon đay nâu câi âi xrôông pâ lâng năc muy cán bộ địa chính âng chr’hoong, pr’ăt tr’nơt liêm ta nih, bơơn đha nuôr chăp nhêr:“Nâu câi đoo xooc lươt đăng lêy k’tiêc ha pêê moọ tập ma mông a đoo a hay, nâu câi ađoo lươt đăng k’tiêc ha pêê, bhrợ bha ar k’tiêc ha rêê, k’tiêc crâng ha pêê, apêê moon, avoc n’nêy bêl a hay ravăng tâp ma mông a hay, nâu câi pậ dal mơ đêy âi.”
T’ruih z’lâh đhr’niêng bh’rợ căh liêm crêê âng anoo Nguyễn Thế Thọ âi chroi đoọng bhrợ tr’xăl choom hơnh deh coh c’năl âng đha nuôr Gier Triêng coh đâu. Ha dợ têh coh ch’ngai bha dăh k’noong k’tiêc tỉnh Quảng Bình, t’ruih p’căn Hồ Thị Con, ma nưih pân đil Vân Kiền tr’nơơp pân lơi đhr’niêng “tr’pun” công buôn đha nuôr vel Bến Đường, chr’val Trường Sơn, chr’hoong Quảng Ninh moon tươc. Đại úy Trần Thanh Nam, Chính trị viên, Phó Đồn Biên phòng Làng Mô, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, ma nưih vêy bâc c’moo lươt đh’rưah lâng p’căn Hồ Thị Con truih c’lâng bh’rợ t’bil lơi đhr’niêng căh liêm moon, ha dang căh vêy đợ đảng viên grơơ loom cơnh amế Con năc vel Bến Đường căh bơơn cơnh t’ngay đâu:“Amế Hồ Thị Con ăt coh vel Bến Đường năc ma nưih pân đil tr’haanh coh bh’rợ t’nil lơi đhr’niêng căh liêm crêê cr’đơơng tươc pân đil coh vel đong. Pa bhlâng năc, năc a mế năc ma nưih tr’nơơp pân bh’dzang z’lâh boop p’rá, bh’dzang z’lâh đhr’niêng bh’rợ đoọng t’bil lơi đhr’niêng “tr’pun” căh liêm âng ma nưih Bru-Vân Kiều, zư lêy quyền ma nưih pân đil. Xang n’năc căh muy a mế âi zư lêy c’la đay năc dzợ bhrợ liêm bh’rợ xay truih p’too moon, amế chô ting vel bhươl, lum ting ađhi amoó, p’too moon lơi jợ dhr’niêng căh liêm pa bhlâng liêm choom.”
K’noọ t’poọl zêt c’moo, ava Hồ Thị Con hay cớ, c’moo 1974, a va đhêêng 16 c’moo âi pay k’diic năc Hồ Văn Cu, ma nưih mr’đoo vel vêy 6 p’nong ca coon. C’moo 2001, k’diic jeh ngân xang năc căh dzợ bêl a va đhêêng 43 c’moo. Ting đhr’niêng “tr’pun” âng đha nuôr Vân Kiều, 2 c’moo t’tun xang k’diic bil, ava Con chô ăt tr’nôp lâng c’ra đay, đha đhi k’diic năc Hồ Văn Th, ma nưih t’lach lâh ava k’zêt c’moo. Đha nuôr moon năc đoo “xa nay đhr’niêng tơợ a hay âng vel”, ha dang ava căh xơợng, a bhuy chô bhrợ đha nuôr vel, jeh ca ay, tuh bhlong, ha ul đha rưt, bêl đêêc a va vêy đha nuôr vel toom ha lêêng, năc n’dhơ pruh chô ooy đong ca conh ca căn lâng tr’pang têy k’gooh. Xang bâc ha dum căh yêm cha bêch, a va quyết định zươc tơợ cha chuih đoọng ađay luh tơợ đong k’diic, muy a đay ăt cơnh đêêc băn ca coon:“Acu pa chăp bâc bhlâng, ha dum acu căh choom bêch, vêy ngai t’mooh nâu đoo năc đhr’niêng bele a hay ng’cơnh căh đươi. Acu moon căh đươi tu acu năl lang a hay căh crêê. Lang a hay năc muy năl bhrợ ha rêê năc nâu câi pân đil pân jưih ma mơ mr’cơnh. Ha dang pay năc muy pay ma nưih a đay kiêng, a đay kiêng năc pay k’diic k’điêl, a đay căh kiêng năc zr’năh toot lang. C’la cu năc đại biểu HĐND tỉnh, năc Chủ tịch mặt trận xã hội tu cơnh đêêc acu t’bhlâng căh tộ đươi dua, acu moon nâu đoo năc dhr’niêng căh crêê, đha nuôr choom lơi jợ ặ.”
Đhr’niêng “Tr’pun” coh đha nuôr Bru- Vân Kiều coh chr’val Trường Sơn, chr’hoong Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nâu câi âi xiêr. T’cooh Hồ Văn Nguyên, Trưởng vel Bến Đường đoọng năl:“Đha nuôr vel bêl a hay căh ngai học, nâu câi vêy học hành liêm ta nih tu cơnh đêêc zâp bh’rợ zêng xiêr. L’lăm bhuôih t’rí, nâu câi bhuôih a oc, l’lăm bhuôih a oc năc nâu câi bhuôih a tưch. Đhr’niêng tr’pun nâu câi âi xiêr bâc ă.”
T’cooh Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam moon, đợ đhr’niêng bh’rợ căh liêm r’dợ xiêr ting c’moo c’xêê năc đoo đươi vêy c’rơ g’lêêh âng apêê cán bộ, đảng viên lâng đha nuôr vel đong “pân pa chăp pân bhrợ”:“Xooc đâu, choom moon năc bâc đhrniêng bh’rợ căh liêm âi bơơn lơi, pr’ăt tr’mông văn hóa âng đha nuôr liêm crêê lâh a hay. Vêy bơơn đợ bh’nơơn n’nâu, l’lăm choom moon ghit năc đh’rưah lâng bh’rợ xay truih p’too moon đha nuôr t’bil lơi, đh’rưah lâng k’rong pa dưr tr’mông tr’meh coh zr’lụ đha nuôr acoon coh. Đoọng bơơn bhrợ râu đâu acu moon năc bh’rợ apêê cán bộ, đảng viên, t’cooh vel pa bhlâng liêm choom.”
BOX:
“Bhuôih a bhuy năc đhr’niêng bh’rợ căh liêm dzợ ăt vaih bâc lang âng đha nuôr apêê acoon côh truih da ding Trường Sơn. Căh vêy zên n’đhang bâc pr’loọng đong lêệng t’rí, bh’zi c’rooc bhuôih pruh lơi abhuy a lụ. Vêy pr’loọng n’jưah bhuôih n’jưah lươt viện; chô đong năc bhuôih… Dha rưt bh’nhăn đha rưt tu đhr’niêng bh’rợ căh liêm.”
“Zâp bêl tươc n’niên ca coon, apêê ca căn ma nưih Raglai năc xó ooy pợ ha rêê đoọng pr’ang. Đhr’niêng căh liêm n’nâu âi bil bâc p’niên t’mêê pr’ang lâng ma nưih ca căn, dưr vaih râu k’pân ga hơt căh choom bil âng pân đil Raglai zâp bêl bơơn k’diic, n’niên ca coon.”
“Đha nuôr Cơ Tu moon, ma nưih pân jưih vêy bâc k’điêl năc pa căh pr’loọng đong ca van ca bhố, tu cơnh đêêc đhr’niêng bơơn k’điêl tu choom vêy zâp jâp cr’van, t’rí c’rooc. Xay k’điêl tu công bhrợ 2 t’ngay, 2 ha dum cơnh xay k’điêl tơơm.”
“ Ting cơnh ma nưih Giẻ Triêng, ma nưih pân đil n’niên ca coon bhâm bhar, năc tu crêê a bhuy ting, ha dang đơc p’niên pr’ang buôn bhrợ ha pr’loọng đong lâng đha nuôr lum jeh ca ay, tu cơnh đêêc muy coh 2 p’nong p’niên bêl pr’ang đơơng tâp ma mông, căh câ dôông ooy dal đợ chêêt.”
Loạt phóng sự: VƯỢT QUA HỦ TỤC
Trong chương trình Thời sự trước, chúng tôi đã phát bài 1 trong loạt phóng sự “Vượt qua hủ tục” nói về những nỗi đau nhức nhối của những hủ tục trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số dọc dãy Trường Sơn. Việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu tồn tại lâu đời trong đồng bào vùng cao là việc làm khó, cần bền bỉ thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với thực tế và nhận thức của bà con.
Trên hành trình xóa bỏ những hủ tục, xây dựng nếp sống minh đã xuất hiện những tấm gương dám vượt qua sự phản đối của dân làng, từ bỏ những tập tục lỗi thời. Trong Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi hành trình “Vượt qua hủ tục”, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn ở các bản làng vùng cao của Nhóm phóng viên Đài TNVN thường trú tại miền Trung
Bài 2: VƯỢT QUA HỦ TỤC
- Chủ tịch xã: Xin chào bà con, chào cả nhà mình nhé!
- Người dân Làng Tốt: Xin chào Chủ tịch xã!
- Chủ tịch xã: Mọi người khỏe cả chứ, vụ hè thu này coi bộ được mùa bà con mình nhỉ?
- Người dân Làng Tốt: Bà con khỏe cả, lúa năm nay được mùa lắm, bà con đang phơi khô để cất vào kho.
- Chủ tịch xã: Ồ mừng quá, vậy là năm nay an tâm về cái ăn rồi. Bây giờ chỉ mong bà con mình đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, không nghi kỵ cầm đồ thuốc độc nữa.
Cuộc trò chuyện giữa ông Phạm Văn Thình, Chủ tịch UBND xã Ba Lế với bà con H’Re nơi tận cùng của huyện vùng cao Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cứ thế rôm rả đến tận khuya. Cán bộ với dân gần gũi như người thân trong gia đình. Thấy bà con làng Tốt sống yên vui như vậy, không ai nghĩ rằng, hơn 3 năm trước, nơi đây đã từng xảy ra vụ giết người phi tang do nghi kỵ cầm đồ thuốc độc làm 1 người chết, 3 người vào tù, nhiều gia đình ly tán. Anh Phạm Văn Nú, Trưởng thôn Làng Tốt, xã Ba Lế, Huyện Ba Tơ nhớ lại: “Hồi đó, do nghi ông Phạm Văn Lối cầm đồ thuốc độc, Phạm Văn Soi cùng Phạm Văn Cua và Phạm Văn Nghề đã sát hại ông Lối rồi vứt xác xuống sông Liên. Lúc đó cả làng ai cũng lo sợ, ngồi đâu cũng bàn tán, không còn tâm trạng đâu để làm ăn nữa. Cũng chẳng ai dám qua lại, hỏi han nhau, không khí u ám lắm! Sau khi vụ việc xảy ra cả Phạm Văn Soi, Phạm Văn Cua và Phạm Văn Nghề đã bị phạt tù.”
Làng Tốt là thôn xa xôi khó khăn nhất ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Làng này có 16 ngôi nhà sàn đơn sơ của đồng bào H’Re nằm rải rác trên sườn núi cao, cuộc sống dân làng gần như khép kín. Xa trung tâm xã, sông suối cách trở, để tới được làng Tốt, mọi người phải vượt nhiều đèo dốc quanh co, khúc khuỷu, băng sông sông, lội suối. Vậy mà mỗi tuần ít nhất một ngày, ông Chủ tịch xã Phạm Văn Thình trở về làng Tốt để cùng ăn, cùng ở, cùng chuyện trò thâu đêm suốt sáng với bà con dân bản. Từ chỗ xa lạ, dè chừng cán bộ, giờ đây bà con làng Tốt yêu thương ông Chủ tịch xã như người thân trong nhà. Họ không ngại nói hết những tâm tư, lo lắng của mình. Làng Tốt giờ không còn hủ tục “nghi kỵ cầm đồ thuốc độc”, bà con đùm bọc, giúp nhau tăng gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Ông Phạm Văn Thình, Chủ tịch UBND xã Ba Lế, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi nói chắc nịch, làng Tốt giờ đã tốt lắm rồi:“Trước đây làng thì tốt mà đường thì xấu, bây giờ đường cũng được rồi, bà con bây giờ rất vui, phấn khởi. Tôi lên trên này tôi nói bà con là bây giờ lo làm ăn đi, cố gắng làm ăn, kinh tế cho nó tốt, đừng có uống rượu rồi không đi làm, uống rượu rồi đánh lộn, rồi nghi kị với nhau là không được. Mình đã xảy ra một vụ rồi, đừng để lần sau bị nữa. Bây giờ nói chung làng Tốt là tốt (cười).”
Nhắc lại tục “chôn sống con theo mẹ” của đồng bào Giẻ Triêng, anh Nguyễn Thế Thọ, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phước Sơn vẫn không thể tin hủ tục này len lỏi sâu trong đời sống đồng bào nơi đây. Là người Giẻ Triêng nên anh hiểu rõ chuyện “phép vua thua lệ làng”. Khi chứng kiến những cái chết đau lòng do hủ tục “chôn sống con theo mẹ” ấy, anh Thọ đã dám vượt qua luật tục, chấp nhận chịu tội với thần linh, giữ lấy đứa trẻ sơ sinh khi nó sắp bị chôn sống theo mẹ trước sự giận giữ của bà con dân làng:“Hồi đó tôi mang đứa con này về tôi phải đi mượn tiền mua 1 con heo, 20 lít rượu gạo đem lên cho làng đó cúng mới được bồng về. Một, hai năm đầu tôi run rẩy mất ăn, mất ngủ lo ngại lỡ dân làng có rủi ro chuyện gì là mình phải chịu trách nhiệm. Nhưng sau thời gian không thấy vấn đề gì, thằng cu lớn lên khỏe mạnh bình thường, người dân thấy vậy mới tin. Bây giờ tục đó không còn nữa .”
Đứa trẻ ấy được vợ chồng anh Thọ chăm sóc, thương yêu như con đẻ nay đã lớn khôn và trở thành một cán bộ địa chính của huyện, tính tình cương trực, được bà con hết mực tin yêu:“Bây giờ con tui đi đo đạc đất đai, mấy người hồi trước đòi chôn sống hắn, giờ hắn đến đo đạc đất đai cho họ, làm hồ sơ đất rẫy, đất rừng cho họ, họ nói thằng ni ngày xưa mình chuẩn bị đi chôn đây, chừ hắn khỏe, to mập rứa đó”
Câu chuyện vượt qua hủ tục của anh Nguyễn Thế Thọ đã góp phần thay đổi đáng kể trong nhận thức của đồng bào Giẻ Triêng nơi đây. Còn ở tận vùng cao biên giới tỉnh Quảng Bình, chuyện bà Hồ Thị Con, người phụ nữ Vân Kiều đầu tiên dám từ bỏ hủ tục “nối dây” cũng thường được bà con bản Bến Đường, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh nhắc đến. Đại úy Trần Thanh Nam, Chính trị viên, Phó Đồn Biên phòng Làng Mô, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, người có nhiều năm đồng hành với bà Hồ Thị Con trên hành trình xóa bỏ hủ tục cho rằng, nếu không có những đảng viên dũng cảm như bà Con thì Bản Đường không được như hôm nay:“Mẹ Hồ Thị Con ở bản Bến Đường là gương phụ nữ điển hình trong xóa bỏ các hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến người phụ nữ trên địa bàn. Đặc biệt chính mẹ là người đầu tiên bước qua dư luận, bước qua phong tục để xóa bỏ hủ tục nối dây của người Bru-Vân Kiểu, bảo vệ quyền người phụ nữ. Sau đó không những mẹ đã bảo vệ được chính mẹ mà còn làm tốt công tác tuyên truyền, mẹ về từng thôn bản, gặp gỡ chị em, tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục rất là hiệu quả.”
Ảnh : Khai thác
Gần ở tuổi thất thập, bà Hồ Thi Con nhớ lại, năm 1974 bà mới 16 tuổi đã lấy chồng là Hồ Văn Cu, người cùng bản. 6 đứa con lần lượt ra đời. Năm 2001, chồng bị bệnh nặng rồi qua đời khi bà mới bước qua tuổi 43. Theo tục “nối dây” của đồng bào Vân Kiều, 2 năm sau ngày chồng mất, bà Con phải về làm vợ thứ hai cho em chồng mình là Hồ Văn Th, người kém bà hơn chục tuổi. Dân làng bảo đó là “luật của làng”, nếu bà không nghe theo, con ma núi sẽ về bắt dân bản, gây ra bệnh tật, thiên tai, đói nghèo, lúc đó bà sẽ bị dân làng phạt nặng, thậm chí đuổi về nhà bố mẹ đẻ với đôi bàn tay trắng. Sau nhiều đêm trằn trọc, bà quyết định xin bố chồng cho ra khỏi nhà chồng, một mình ở vậy thờ chồng, nuôi con:“Tôi suy nghĩ nhiều, đêm tôi trăn trở, có người hỏi đây là tục hồi xưa sao không làm. Tôi nói không làm là vì tôi biết người xưa sai. Người xưa chỉ biết làm nương làm rẫy mà bây giờ là nam nữ bình quyền. Nếu lấy thì chỉ lấy người mình yêu, mình yêu là thành vợ thành chồng, mà mình không yêu mà ép bản thân là khổ cả cuộc đời. Bản thân là đại biểu HĐND tỉnh, là Chủ tịch mặt trận xã nên tôi quyết tâm không chấp nhận, tôi nói đây là hủ tục lạc hậu nên bà con nên bỏ đi.”
Tục “nối dây” trong đồng bào B’ru – Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Nình, tỉnh Quảng Bình giờ đã giảm hẳn. Ông Hồ Văn Nguyên, Trưởng bản Bến Đường cho biết:“Dân bản hồi trước là ít học, bây giờ có ăn có học rồi nên mọi việc cúng đều giảm. Trước cúng con trâu, bữa nay cúng bằng con heo, trước cúng con heo thì nay cúng bằng con gà. Tục nối dây ngày nay đã giảm đi nhiều rồi.”
Ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng, những hủ tục giảm dần theo thời gian chính là nhờ công sức của những cán bộ, đảng viên và người dân địa phương “dám nghĩ, dám làm”: “Hiện nay, có thể nói là nhiều hủ tục lạc hậu đã được xóa bỏ, đời sống văn hóa tinh thần của bà con tốt hơn nhiều so với trước. Có được kết quả đó trước hết có thể khẳng định là cùng với việc tuyên truyền đồng vận động bà con xóa bỏ thời phải tập trung phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để làm được việc này tôi cho rằng vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, già làng, trưởng thôn phải gương mẫu.”
BOX
“Cúng ma là hủ tục tồn tại ngàn đời của đồng bào các dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn. Không có tiền nhưng nhiều gia đình giết trâu, mổ bò cúng đuổi ma. Có hộ vừa cúng vừa đi viện; về nhà lại cúng… Nghèo càng thêm nghèo vì những hủ tục.”
“Mỗi khi đến lúc sinh nở, các thai phụ người Raglai lầm lũi rời làng, vượt cạn trong căn chòi tạm do người nhà cất ở mé rừng (pơ). Hủ tục lạc hậu này đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ sơ sinh và thai phụ, trở thành nỗi ám ảnh không dứt của phụ nữ Raglai mỗi khi bắt chồng, sinh con.”
“Đồng bào Cơ Tu cho rằng, người đàn ông có nhiều vợ chứng tỏ gia đình giàu có, vì thế lễ cưới vợ “ngọn” phải có đầy đủ vàng bạc, đồ cổ, trâu hoặc lợn và nhiều thứ khác. Cưới vợ “ngọn” cũng phải tổ chức tiệc 2 ngày, 2 đêm như cưới vợ "gốc".
“Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, người phụ nữ sinh đôi, sinh 3 là do bị ma ám, nếu để đứa trẻ lại sẽ gây xui xẻo cho gia đình và dân làng, vì thế một trong 2 đứa trẻ sau khi sinh phải chôn sống, hoặc treo trên cây cho đến chết.”
Viết bình luận