Chợ phiên “căh vêy” bhôôc a lăc
Thứ hai, 10:26, 29/05/2023 PV Công Luận PV Công Luận
Đương t’ngay chợ phiên đoọng bơơn tr’lum lâng pr’zơc chr’ơh, ộm bhôôc a lăc abhoo đợ tươc bêl boọl bhlâng năc vêy chô… âi dưr vaih bh’rợ looih âng đha nuôr apêê vel bhươl da ding ca coong. Cơnh đêêc, bh’rợ looih nnâu r’dợ tr’xăl bêl c’bhuh chức năng moot bhrợ têng bhrơợng đhr’năng apêê ngai vêy ộm a lăc bia năc công dzợ k’đhơợng lái xe.

 

 

Chợ t’rí c’roóc Nghiên Loan, chr’hoong Pác Nặm năc muy coh bâc chợ t’rí c’rooc ga măc bhlâng zr’lụ da ding ca coong n’đăh Bắc, ta bhrợ moot apêê t’ngay 3 lâng 8 âm lịch zâp c’xêê. Zâp phiên chợ vêy tươc k’rơ bhâu t’rí c’rooc bơơn keh đơơng tươc tơợ apêê chr’val, chr’hoong zr’lụ đăn đêêc tu cơnh đêêc ta luôn xu blu tơợ t’ngay l’lăm ta bhrợ chợ pa tươc bêl bhrợ chợ. Công cơnh bâc chợ phiên zr’lụ da ding ca coong n’lơơng, đhị bơơn bâc ngai chơơc tươc bhlâng năc đhị pa câl ch’na pr’ộm đoọng tr’lum pr’zơc chr’ơh, ma nưih đong đhị apêê bhôôc a lăc abhoo… Lâng căh vêy u chrih đợ moh măt apêê bhrôông bhrang, tr’vât tr’vêch ooy muy bơr, c’lâm c’luh truih c’lâng lươt. Năc cơnh đêêc, bơr pêê c’xêê ha nua râu đâu âi ta tr’xăl. Ha dag bêl a hay, zâp bêl phiên chợ, zr’lụ pa câl ch’na âng anoo Đặng Văn Quán pa câl k’noọ muy ha riêng lít alăc, năc nâu câi, đhêêng tươc k’noọ đhâng, ma nưih căh dzợ vêy, doó dzợ vêy lêy apêê tơt ộm a lăc đanh đươnh cơnh a hay.  “Xooc đâu coh đâu căh dzợ lâh ngai ộm bâc, ngai kiêng bhlâng năc moot ộm muy bhôôc xang năc lươt pa câl c’rooc, pa câl coh đâu căh dzợ lươt ooy long. Năc đhêêng muy apêê pr’căn vel n’lơơng tươc ộm muy bhôôc xang năc chô. Lươt ch’ngai căh ngai pân a ộm, bêl a hay năc ăt a ộm, đhị ooy công vêy ma nưih tơt ộm a lăc, cr’lut. Nâu câi bâc năc công dzợ bâc,  n’đhang năc đhêêng cha muy phở hơớ ă…”

“Lươt chợ đăh thắng cố, lươt chợ ộm a lăc abhoo, ộm căh boọl căh âi chô…” roop năc râu âi looih coh pr’ăt tr’mông lâng coh pr’hat xa nul ooy apêê phiên chợ da ding ca coong. N’đhơ cơnh đêêc, năc râu cr’pân bh’rợ bhrêy tăh ngân, bhrợ lêt xa nay c’lâng p’rang bêl zâp ngai tươc chợ zêng lươt xe máy. Anoo Dương Văn Sinh, ăt coh vel Đồn Đèn, chr’val Khang Ninh, chr’hoong Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đoọng năl: “Nâu câi đha nuôr âi zêng ma lơi a lăc r’dợ, bâc ngai căh pân ộm căh câ căh lươt xe, muy bơr ngai ộm năc ăt đăn đâu căh câ tơt n’đăh hoọng đoọng apêê chở. Acu lêy crêê loom xay bhrợ xa nay ộm a lăc, tu râu đâu liêm crêê ha đha nuôr, ađay ộm bâc, bâc bêl căh hay râu rí bhrêy tăh c’lâng p’rang năc zr’năh xr’dô ha pr’loọng đong đây âh.”

Căh muy đhị đong pa câl ch’na, phở “căh vêy ngai” câl a lăc, apêê pa câl a lăc coh chợ công ăt đhị đhr’năng cơnh đêêc. Amoó Hoàng Thị Biển (chr’val Địa Linh, chr’hoong Ba Bể) đoọng năl, l’lăm ahay, zâp bêl phiên chợ Nghiên Loan, amoó pa câl dâng tơợ 4-5 can alăc,  n’đhang nâu câi năc đơơng âng đhêêng 2 can đợ chô năc công dzợ lâh m’pâng. N’đhơ cơnh đêêc, amoó Biển doó môp loom: “L’lăm a hay, t’ngay zêệ 3 tươc 4 gọ a lăc, nâu câi cảnh sát c’lâng p’rang bhrợ bhrơợng tu cơnh đêêc căh ngai tộ ộm lâh alăc, phiên chợ pa câl can 10 lít căh mă lưch. N’đhang cơnh đêêc công choom, doó lâh bhrêy tăh c’lâng p’rang. Nâu câi, acu dzang bhrợ pa câl hương vàng, l’lăm a hay zêệ a lăc bã năc đoọng ha oc dzoc, nâu câi zêệ hắt năc lươt câl bã đoọng ha oc dzoc.”

Cr’chăl ha nua, căh muy coh chợ Nghiên Loan năc coh pa zêng chợ n’lơơng, c’bhuh cảnh sát c’lâng p’rang âi t’bhlâng xay bhrợ rơợng apêê ngai bhrợ lêt tươc bh’rợ vêy cồn coh a chăc, pa zum bhrợ lâng bh’rợ xay truih, p’too moon. Râu choom hơnh deh, n’đhơ tr’xăl bh’rợ âi looih ộm a lăc đhị chợ, vêy cơnh năc dzợ cr’đơơng tươc bh’rợ bhrợ cha, câl bhlêy n’đhang zâp ngai đha nuôr zêng xơợng đươi, hâng hơnh bh’rợ xơợng bhrợ rơợng apêê ngai bhrợ lêt n’đăh nồng độ cồn bêl ting pâh lươt ra vach. Tu lâh mơ n’năc, lâh mơ ta toom năc đoo râu têêm ngăn ha c’la đay năc râu chrnăp bhlâng.  Amoó Đặng Mùi Tạc, c’la đong pa câl ch’na coh chợ Nghiên Loan đoọng năl: “Alăc nâu câi căh dzợ lâh ộm, l’lăm a hay bâc ộm lươt ra vach k’pân buôn c’lâm xe. Nâu câi n’đhơ pâh xay xơ coh vel, dha nuôr công căh ngai pân ộm. acu lêy cơnh đêêc liêm choom bơh, rơơm kiêng c’bhuh chức năng bhrợ rơợng lâh n’năc dzợ, bhrợ k’rơ lâh năc dzợ công choom.”

Cơnh lâng pr’đợơ c’lâng da ding ca coong bâc đhr’đâc, văng gur, k’tứi, tu cơnh đêêc lái xe coh bêl boọl plơ âi dưr vaih râu k’rang k’uôl đhị apêê vel bhươl,  pa bhlâng năc apêê kđiêl, ca căn. Lâng chợ phiên “căh vêy” r’dợ bhôôc a lăc công năc râu choom hơnh deh đoọng ha pêê vel bhươl da ding ca coong./.

Chợ phiên “vắng” dần bát rượu

Đợi ngày chợ phiên để được gỡ bạn bè, uống bát rượu ngô cho đến khi say mới về… đã trở thành thói quen của người dân các bản làng vùng cao. Vậy nhưng thói quen này đang dần thay đổi khi lực lượng chức năng quyết liệt xử lý tình trạng người có sử dụng rượu bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông.

Chợ trâu bò Nghiên Loan, huyện Pác Nặm là một trong những chợ trâu bò lớn nhất vùng núi phía Bắc, họp vào các ngày 3 và ngày 8 âm lịch. Mỗi phiên chợ có tới cả ngàn con trâu bò được đưa đến từ khắp các xã, huyện quanh vùng nên luôn tấp nập từ chiều trước ngày chợ phiên đến ngày chợ chính. Cũng như nhiều chợ phiên vùng cao khác, nơi được nhiều người dân tìm đến nhất là những hàng ăn uống để gặp gỡ bạn bè, người thân bên những chén rượu ngô... Và không xa lạ hình ảnh những người mặt mũi đỏ phừng, ngất ngưỡng trên chiếc xe máy hay loạng quạng ngã cả vào bụi cây ven đường.

Vậy nhưng vài tháng qua, điều này đã thay đổi hẳn. Nếu khi trước, mỗi phiên chợ, hàng ăn của anh Đặng Văn Quán bán tới gần trăm lít rượu ngô thì bây giờ chỉ đến giữa trưa khách đã khá vắng mà không còn những bàn rượu ngồi đến quá chiều như trước. “Hiện nay giờ ở đây không mấy ai uống nữa, ai nghiện thì vào uống 1 cốc rồi đi bán bò, bán ở luôn đây chứ không đi nữa. Chỉ có mấy bà ở làng đến bán cỏ vào uống 1 cốc rồi về thôi. Ở xa về không ai dám nhậu, trước kia thì nhậu suốt, bàn nào cũng có rượu, có thịt. Giờ đông thì vẫn đông, nhưng chỉ ăn phở thôi...”.

"Đi chợ ăn thắng cố, đi chợ uống rượu ngô, uống không say không về...” có lẽ đã là những hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống và cả thơ ca về những phiên chợ vùng cao. Nhưng đó cũng là tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, vi phạm giao thông khi hầu hết người dân đến chợ đều sử dụng xe gắn máy. Anh Dương Văn Sinh, một người dân bản Đồn Đèn, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, Bắc Kạn cho hay: “Giờ bà con cũng bỏ rượu dần rồi, đa số họ không dám uống hoặc không đi xe, một số uống thì họ ở gần đi bộ hoặc họ chỉ ngồi sau thôi. Tôi rất ủng hộ xử lý nồng độ cồn vì cái này tốt cho người dân, mình uống nhiều có khi không nhớ gì, xảy ra tai nạn lại không tốt cho gia đình nữa”.

Không chỉ quán cơm, hàng phở “ế” rượu, những người bán rượu ở chợ cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Chị Hoàng Thị Biển (xã Địa Linh, huyện Ba Bể) cho biết, trước đây mỗi phiên chợ Nghiên Loan, chị bán chừng 4-5 can rượu, nhưng giờ chỉ mang đi 2 can và khi về vẫn còn quá nửa. Dẫu vậy chị Biển cũng không lấy đó làm lo lắng: “Trước đây ngày nấu 3-4 chảo rượu, giờ thì CSGT làm ngặt nên không ái uống rượu mấy, phiên chợ bán can 10 lít không hết ấy. Nhưng thế cũng tốt, đỡ tai nạn giao thông. Giờ tôi chuyển sang nghề phụ làm hương vàng bán, trước nấu nhiều rượu có bã chăn lợn, giờ nấu ít thì chuyển qua mua bã đậu về chăn vậy”.

Thời gian qua, không chỉ ở chợ Nghiên Loan mà ở hầu hết các chợ khác, lực lượng cảnh sát giao thông đã tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, kết hợp đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục. Điều đáng mừng là dù phải thay đổi thói quen uống rượu ngày chợ, thậm chí là có phần ảnh hưởng đến buôn bán, kinh doanh nhưng hầu hết người dân đều đồng tình, ủng hộ việc quyết liệt xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Bởi vì hơn hết, ngoài việc bị xử phạt thì sự an toàn cho chính bản thân mới là điều quan trọng nhất. Chị Đặng Mùi Tạc, chủ quán ăn ở chợ Nghiên Loan cho biết: “Rượu giờ uống ít rồi, trước uống nhiều rồi ra đường sợ ngã xe lắm. Giờ kể cả đám cưới trong làng bà con cũng không ai dám uống. Tôi thấy thế rất tốt mà, mong là lực lượng chức năng làm căng hơn nữa, siết chặt nữa cũng tốt”

Với điều kiện đường đồi núi nhiều dốc cua lại nhỏ hẹp, nên lái xe trong tình trạng say xỉn đã trở thành nỗi lo tại các bản làng, nhất là những người vợ, người mẹ. Và chợ phiên “vắng” dần những bát rượu cũng là điều đáng mừng cho những bản làng vùng cao./.

PV Công Luận

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC