ĐĂK LĂK - ĐHỊ K’RONG PA ZUM, ĐOÀN KẾT ĐHA NUÔR C’BHUH ACOON COH VIỆT NAM
Thứ hai, 09:59, 02/12/2024  H Xíu  H Xíu
Cơnh lâng 49 c’bhuh acoon coh đh’rưah ăt ma mông, tỉnh Đăk Lăk năc đhị k’rong pa zum văn hóa tơợ prang k’tiêc, bhrợ t’vaih ta la tranh bâc pr’hoọm, liêm pr’hay.

 

Coh ta la tranh za zum n’năc, zâp c’bhuh acoon coh zêng t’bhlâng zư đơc lâng pa dưr apêê chr’năp văn hóa lang ahay âng acoon ma nưih đay. Đh’rưah lâng đoàn kết, tr’zooi đh’rưah pa dưr liêm k’rơ.

 

 

Pr’loọng đong t’cooh Y Yơh Kbuôr (buôn moon năc aê Huy) coh vel Kmrơng Prong A, chr’val Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk năc muy cha năc tr’haanh ooy râu tr’luc tr’clai bhlưa apêê tô bhuh acoon ma nưih Việt Nam. Coh pr’loọng đong 3 lang k’rong pa zum apêê c’bhuh acoon ma nưih Kinh, Ê Đê, Mường, Thái.

T’cooh Y Yơh truih, zâp bêl đong k’rong pa chung, râu bhui har r’rộ r’răm tu apêê p’rá prá xay, bhr’ươr p’rá prá la lay ting zr’lụ. T’cooh buôn p’too moon ca coon cha chau đoàn kết, cr’er lâng tr’zooi ma mơ, n’đhơ lươt ha ooy, bhrợ n’hâu năc công p’zay zư đơc p’rá, chữ xră âng acoon coh đay. “Mr’cơnh năc acoon ma nưih, đha nuôr coh vel ma nang đh’rưah đoàn kết, zư đơc yêm têêm chính trị, quốc phòng coh vel đong đoọng bơơn têêm ngăn. Zay bhrợ têng đoọng pr’ăt tr’mông coh pr’loọng đong dưr liêm lâng p’zay học tập, pa đhep đoọng vêy c’năl, bh’riêl, k’đhơợng liêm pr’ăt tr’mông ha c’la đay lâng pr’loọng đong đay”.

Công coh pr’loọng đong vêy bâc c’bhuh acoon ma nưih bêl vêy ma mai, xa xao năc ma nưih Kinh, ma nưih Mnông, p’căn H Thanh Mlô (buôn moon năc aduôn Nik), ma nưih Êđê, coh vel Mduk, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột moon, pr’ăt tr’mông bh’nhăn hiện đại, râu tr’luc tr’clai bh’nhăn bâc, n’đhang công choom zư đơc đợ c’leh văn hóa lang a hay. “Ađay công choom vêy pr’chăp t’mêê la lay, ting pr’ăt tr’mông hiện đại, tu căh choom rach chô cơnh a hay. Râu n’đăh đhr’niêng bh’rợ âng đay năc a đay k’dhơợng bhrợ đợ c’leh liêm ha ca coon, n’đhơ năc apêê cha chau brương tr’nu dzợ”.

Tỉnh Đăk Lăk xooc vêy 49 c’bhuh ma nưih đh’rưah ăt ma mông cơnh lâng dâng 36% năc ma nưih acoon coh. Zâp c’bhuh ma nưih zêng vêy đợ c’leh văn hóa la lay, chroi đoọng bhrợ t’vaih văn hóa liêm bâc coh Đăk Lăk.

Cơnh đhị thành phố Buôn Ma Thuột, lâh muy pâng thế kỷ l’lăm, ma nưih Thái tơợ apêê tỉnh Sơn La, Lai Châu âi tươc bhrợ cha ăt ma mông, ting đơơng lâng zư đơc xa nâp âng acoon ma nưih đay, chữ xră lâng apêê bh’rợ lang ahay âng đay. Amoó Lù Thị Hạnh coh vel 1, chr’val Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, xay moon: “Bhui har lâng hâng hơnh tu bơơn zư đơc văn hóa Thái coh đâu, bơơn bhrợ t’vaih câu lạc bộ văn hóa acoon coh Thái coh Hòa Phú n’nâu đoọng xay pa căh ha bâc ngai năl tươc. Zâp c’moo Tết ty âng ma nưih Thái coh vel Thái n’nâu, năc acu buôn đh’rưah lâng đha nuôr coh vel n’nâu bhrợ apêê pr’múa pr’hat ty đanh đoọng ca coon cha chau năl tươc, doó choom bil pât”.

Doó k’đhap bơơn lêy râu tr’luc tr’clai, đh’rưah ma mông bhlưa apêê apêê acoon coh la lay coh apêê vel bhươl, phường chr’val đhị Đăk Lăk. Đha nuôr dh’rưah ma mông liêm, đoàn kết, tr’zooi pa dưr tr’mông, bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê. Coh zâp bh’rợ văn hóa văn nghệ, apêê bhiêc bhan buôn bơơn vel đong k’rang tươc, ha dưr chr’năp bhrợ têng cơnh lâng râu ting pâh âng bâc c’bhuh ma nưih, bâc cơnh văn hóa. T’cooh Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk l’lăm ahay moon: “Apêê c’bhuh acoon ma nưih dh’rưah ăt ma mông, vêy bêl muy vel, muy vel vêy 5-6, vêy đhị tươc 10 c’bhuh acoon ma nưih đh’rưah ma mông lâng zâp c’bhuh acoon ma nưih coh đêêc vêy đợ pr’đơợ văn hóa la lay. Tu cơnh đêêc, bhrợ đoọng đhr’niêng bh’rợ liêm pr’hay c’chăl ăt đh’rưah đoọng pa dưr pr’ăt tr’mông âng vel đong, t’bhlâng pa dưr khối đại đoàn kết coh vel đong”.

Cơnh lâng 49 c’bhuh acoon ma nưih dh’rưah ma mông, Đăk Lăk k’rong zâp văn hóa apêê zr’lụ âng k’tiêc k’ruung. Z’lâh 120 c’moo dưr vaih lâng dưr k’rơ, k’noọ 50 c’moo giải phóng, tỉnh Đăk Lăk âi vêy bâc bhr’dzang pa dưr k’rơ liêm. Bh’rợ bhrợ cha k’đhơợng liêm râu dưr k’rơ (bơơn 8%/c’moo coh 20 c’moo đăn đâu), chr’năp pa zêng bh’nơơn bh’rợ coh vel đong tỉnh dzoọng l’lăm zr’lụ Tây Nguyên. Đhị râu liêm choom n’năc vêy bâc râu chroi đoọng âng apêê c’bhuh acoon ma nưih xooc đoàn kết, pa zum c’rơ, mr’cơnh loom đh’rưah bhrợ pa dưr Đăk Lăk dưr k’rơ ma mơ lâng pr’đơợ năc bha lâng zr’lụ Tây Nguyên./.

ĐẮK LẮK - NƠI HỘI TỤ, ĐOÀN KẾT CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Với 49 dân tộc cùng sinh sống, tỉnh Đắk Lắk là nơi hội tụ văn hóa từ tất cả vùng miền trong cả nước, tạo nên bức tranh đa sắc, sống động. Trong bức tranh chung ấy, mỗi dân tộc đều nỗ lực gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời cùng đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Gia đình già làng Y Yơh Kbuôr (thường gọi là aê Huy) ở buôn Kmrơng Prong A, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là một điển hình về sự hòa trộn giữa các dòng máu dân tộc Việt Nam. Trong gia đình 3 thế hệ hội tụ các dân tộc Kinh, Ê Đê, Mường, Thái.

Già Y Yơh kể, mỗi dịp đại gia đình tụ họp, không khí rôm rả bởi các ngôn ngữ đối thoại, giọng nói đặc trưng vùng miền. Ông thường răn dạy các con cháu đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, dù đi đâu, làm gì thì vẫn phải gìn giữ được tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. “Đồng bào với nhau, bà con trong chòm xóm với nhau phải đoàn kết, gìn giữ an ninh chính trị, quốc phòng ở địa phương để được yên vui. Siêng năng lao động sản xuất để đảm bảo cuộc sống trong gia đình và không ngừng học tập, rèn luyện để có kiến thức, nhận thức, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình mình”.

Cũng trong gia đình có đa sắc tộc khi có con dâu, con rể là người Kinh, người Mnông, bà H Thanh Mlô (thường gọi aduôn Nik), dân tộc Êđê, ở buôn Mduk, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột cho rằng, đời sống càng hiện đại, sự giao thoa càng nhiều, nhưng vẫn phải gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống. “Mình cũng phải có tư duy mới hơn, theo đời sống hiện tại, vì đâu có phải quay lại y như thời trước được. Vấn đề phong tục văn hóa, phong tục, tập quán của mình thì mình vẫn duy trì những nét đẹp cho con, kể cả các cháu sau này nữa”.

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống với khoảng 36% dân số là người dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên không gian văn hóa phong phú, đa dạng ở Đắk Lắk.

Như tại thành phố Buôn Ma Thuột, hơn nửa thế kỷ trước, người Thái từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu đã đến lập nghiệp, mang theo và lưu giữ trang phục truyền thống, chữ viết và các loại hình nghệ thuật dân gian. Chị Lù Thị Hạnh ở thôn 1, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, chia sẻ: “Vui mừng và vinh dự vì bảo tồn được văn hóa Thái ở đây, thành lập được câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái ở Hòa Phú này để quảng bá, để cho nhiều người biết đến. Hàng năm có Tết cổ truyền của người Thái ở làng Thái này, thì tôi luôn cùng bà con ở thôn buôn này dựng các bài múa hát dân gian để con cháu biết đến, không mai một đi”.

Không khó bắt gặp sự đan xen, chung sống giữa các dân tộc khác nhau trong các buôn làng, phường xã ở Đắk Lắk. Người dân cùng thuận hòa, đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Trong mỗi chương trình văn hóa nghệ thuật, các lễ hội luôn được địa phương quan tâm, nâng tầm tổ chức với sự tham gia của nhiều thành phần dân tộc, đa sắc màu văn hóa. Ông Y Biêr Niê, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, cho biết: “Các dân tộc sống đan xen với nhau, có khi một buôn, một thôn có 5- 6 hay thậm chí 10 dân tộc cùng sinh sống và mỗi cộng đồng dân tộc ở đó có những đặc điểm văn hóa riêng. Chính vì vậy làm cho màu sắc đan xen với nhau và hòa hợp với nhau. Vận động nhân dân cùng đoàn kết với nhau để cùng chăm lo phát triển đời sống ở địa phương, tăng cường được khối đại đoàn kết ở địa phương, ở địa bàn”.

Với 49 dân tộc cùng chung sống, Đắk Lắk hội tụ đầy đủ văn hóa các vùng miền của đất nước. Trải qua 120 năm hình thành và phát triển, gần 50 năm giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã có những bước phát triển vượt bậc. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao (trung bình đạt 8%/năm trong 20 năm gần đây), giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Trong thành công ấy có những đóng góp của cộng đồng các dân tộc đang đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng xây dựng Đắk Lắk phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên./.

 H Xíu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC