Chr’val Tà Bhing, chr’hoong da ding ca coong Nam Giang vêy lâh 700 pr’loọng đhanuôr, coh đêêc 90% nắc đhanuôr Cơ Tu. Pr’ặt tr’mông âng đhanuôr coh đâu dzợ bấc k’đhap đha rựt. Tu cơnh đêêc, pa bhrơ ooy k’tiếc k’ruung lơơng nắc c’lâng bh’rợ đoọng pa dưr pr’ặt tr’mông, z’lâh đha rựt đha răh zr’năh k’đhap. Pr’lọong p’căn Zơ Râm Bưu, vel A Liêng, chr’val Tà Bhing, lalăm a hay nắc k’đhap đha rựt pa bhlầng. Tơợ ơy năl đăh pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng, anoo Hôih Trạm, coon n’jưih âng p’căn Zơ Râm Bưu zước pa bhrợ ooy Lào. Zập c’xêê, anoo Hôih Trạm vêy bơơn mơ 15 ức đồng, k’rong zên pa gơi chô ooy ca căn bhrợ đong, zên cha đăh coh đong lâng k’rong băn k’roọc, a’ọc. P’căn Zơ Râm Bưu đoọng năl, xoọc đâu pr’loọng ơy tệêm ngăn doọ lâh k’đhap xr’ngat cơnh lalăm: “Lalăm a hay đha rựt bhlầng, ặt coh đong t’răh. Nâu kêi vêy ca coon lướt pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung Lào nắc pr’loọng đong zi doọ lâh k’đhap xr’dô”.
Lướt pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng căh muy t’vaih bhiệc bhrợ pa chô thu nhập tệêm ngăn nắc dzợ zooi tr’mông tr’meh âng đhanuôr da ding ca coong Nam Giang z’lâh đha rựt. T’cooh Zơ Râm Đớt, ma nuyh Cơ Tu ặt đhị chr’val Tà Bhing đoọng năl, pr’loọng đong t’cooh ặt coh t’nooi pr’loọng đha rựt âng vel đong, mị anhi t’cooh đhur, ca ay jeh ta luôn. 2 c’moo đâu, coon t’ha âng t’cooh Zơ Râm Đớt lướt pa bhrợ ooy Lào, zập c’xêê pa gơi chô zên câl za nươu lâng bhrợ đong t’mêê. T’cooh Zơ Râm Đớt moon: “Coon n’jưih ta ha pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng, vêy pa gơi zên chô bhrợ đong, nâu kêi tr’mông tr’meh âng pr’loọng đong ơy ta clơ lâh mơ”.
Pr’loọng đong p’căn Zơ Râm Bưu lâng t’cooh Zơ Râm Đớt năc 2 coh đợ apêê pr’loọng đha nuôr đhị chr’hoong Nam Giang ơy xăl pr’ặt tr’mông đươi tơợ ma nuyh đong pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng. Bấc ma nuyh pa bhrợ ooy Lào nắc bhrợ đhị nông trường, vêy bơơn zên tơợ 12 tước 17 ức đồng zập cha nắc zập c’xêê. Đhị chr’hoong Nam Giang, vêy mơ 15 r’bhầu cha nắc coh ruuh c’moo pa bhrợ. 2 c’moo hay, vel đong nâu ơy pa zưm lâng apêê đơn vị, doanh nghiệp đơơng 200 cha nắc pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung Lào, Hàn Quốc vêy thu nhập tệêm ngăn, zooi pr’ặt tr’mông âng đhanuôr r’dợ ha dưr, đợ pr’loọng đha rựt âng chr’hoong Nam Giang xiêr r’dợ. T’cooh Bùi Đông Hà, Phó trưởng Phòng Lao động – Thương binh lâng Xã hội chr’hoong Nam Giang đoọng năl: “6 c’xêê tơợp c’moo 2024, chr’hoong Nam Giang đơơng 39 cha nắc pa bhrợ lướt ooy Lào. Lêy bhrợ nắc zập c’moo đơơng mơ 100 cha nắc pa bhrợ ooy thị trường Lào lâng pa chô thu nhập tệêm ngăn đoọng ha đhanuôr. Lâh mơ pa bhrợ ooy Lào, vêy đợ ma nuyh pa bhrợ ooy Hàn Quốc lâng Nhật Bản. Lướt pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung Lào nắc pr’ặt tr’mông vêy ha dưr lâh, pr’loọng vêy thu nhập tệêm ngăn, pa xiêr đha rựt đanh mâng. Azi k’đươi t’pâh ma nuyh pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng. Đợ pa xiêr đha rựt đhị chr’hoong bơơn lâng z’lâh lâh mơ chr’hoong k’đươi cung cơnh xa nay bh’rợ pa căh. Xoọc đâu, pr’loọng đha rựt dzợ mơ 35,35%, xiêr 15% t’piing lâng 2 c’moo lalăm”.
Tỉnh Quảng Nam ơy lâng xoọc xay bhrợ bấc bh’rợ t’bhlầng bhiệc đơơng ma nuyh pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng. Ngành Lao động tỉnh Quảng Nam ta luôn pa zưm lâng Ngân hàng Chính sách xã hội, apêê đơn vị t’pâh ma nuyh pa bhrợ bấc chu xay moon chính sách, xay moon đọong ha manuyh pa bhrợ kiêng lướt pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng. Apêê bh’rợ bơơn bhrợ nắc cơnh ch’choh, pa chô bh’nơơn ha rêê đhuôch, bhrợ têng cơ khí… Cr’chăl tơợ tơợ c’moo 2022 tước nâu kêi, tỉnh Quảng Nam đơơng lâh 4 r’bhầu pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng, pa bhlầng nắc Lào, Hàn Quốc lâng Nhật Bản. T’cooh Nguyễn Quy Quý, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh lâng Xã hội tỉnh Quảng Nam đoọng năl: “Đoọng ma nuyh pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng cơnh lâng Quảng Nam cr’chăl hay vêy bấc rau liêm choom lâng đợ ma nuyh pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng ting bấc; thu nhập lâng pr’ặt tr’mông âng ma nuyh pa bhrợ lâng pr’loọng đong apêê bơơn ha dưr lâh, vêy k’rong k’miah, xăl bh’rợ tr’nêng lâng t’bhưah bhrợ têng. Đhơ cơnh đêêc, đợ ma nuyh pa bhrợ đhị tỉnh Quảng Nam lướt pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng dzợ m’bứi t’ping lâng ma nuyh pa bhrợ coh ruh crêê c’moo. C’năl p’rá k’tiếc k’ruung lơơng, đhr’năng pa bhrợ âng ma nuyh pa bhrợ liêm choom cơnh lâng thị trường. C’moo 2024, chỉ tiêu nắc 1.300 ma nuyh pa bhrợ ha dợ bh’rợ pa zay mơ 2 r’bhầu cha nắc pa bhrợ ooy k’tiếc k’ruung lơơng. Sở Lao động Thương binh lâng Xã hội tỉnh Quảng Nam nắc pa bhrợ cớ lâng zập vel đong t’vaih thị trường Lào, Capuchia. Ha dợ apêê pa bhrợ ting hợp đồng nắc a zi pa zay t’bhlầng nắc chất lượng”./.
Xuất khẩu lao động giúp đồng bào Cơ Tu Quảng Nam thoát nghèo
Xuất khẩu lao động đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có hơn 700 hộ dân, trong đó, 90% là đồng bào Cơ Tu. Đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc đi xuất khẩu lao động là giải pháp để cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Gia đình bà Zơ Râm Bưu, trú thôn ALiêng, xã Tà Bhing, trước đây thuộc diện hộ đặc biệt khó khăn, các con đều trưởng thành nhưng không có việc làm ổn định. Sau khi nắm được thông tin về xuất khẩu lao động, anh Hôih Trạm, con trai bà Zơ Râm Bưu đăng ký đi làm việc ở Lào. Mỗi tháng, anh Hôih Trạm thu nhập khoảng 15 triệu đồng, tích cóp gửi tiền về giúp mẹ làm nhà, chi phí sinh hoạt trong gia đình và đầu tư chăn nuôi bò, heo. Bà Zơ Râm Bưu cho biết, hiện gia đình đã ổn định không còn khó khăn như trước. “Trước đây nghèo lắm, ở nhà tranh tre dột nát. Giờ đây có con đi xuất khẩu lao động bên Lào nên gia đình không còn khó khăn nữa.”
Đi xuất khẩu lao động không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định mà còn giúp cuộc sống người dân miền núi Nam Giang thoát nghèo. Ông Zơ Râm Đớt, dân tộc Cơ Tu, ở xã Tà Bhing cho biết, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của địa phương, cả 2 ông bà già yếu lại ốm đau thường xuyên. 2 năm nay, con trai đầu của ông Zơ Râm Đớt đi lao động ở Lào, đều đặn hàng tháng gửi tiền về lo tiền thuốc thang và phụ ba mẹ làm nhà mới. Ông Zơ Râm Đớt nói: “Con trai đầu đi lao động ở nước ngoài, có gửi tiền về làm nhà giờ cuộc sống đỡ hơn so với trước”.
Gia đình bà Zơ Râm Bưu và ông Zơ Râm Đớt chỉ là 2 trong số các hộ dân ở huyện Nam Giang đã thay đổi cuộc sống nhờ người thân đi lao động nước ngoài. Nhiều lao động qua Lào làm việc tại các nông trường, được trả lương từ 12 triệu đồng đến 17 triệu đồng người/tháng. Trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có khoảng 15 ngàn người trong độ tuổi lao động. 2 năm qua, địa phương này đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp đưa 200 lao động qua làm việc tại các nước Lào, Hàn Quốc có thu nhập ổn định, giúp cuộc sống của người dân từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Nam Giang giảm dần. Ông Bùi Đông Hà, Phó trưởng Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: “6 tháng đầu năm 2024, huyện Nam Giang đưa 39 lao động đi qua Lào. Mục tiêu, hàng năm phải đưa trên dưới 100 lao động sang thị trường Lào và tạo thu nhập ổn định cho người dân. Ngoài đi Lào ra, có số lao động qua xuất khẩu ở Hàn và Nhật Bản. Xuất khẩu lao động qua Lào đời sống cơ bản nâng lên, hộ gia đình có thu nhập ổn định đảm bảo được tiêu chí giảm nghèo bền vững. Chúng tôi khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đi xuất khẩu lao động. Tỷ lệ giảm nghèo ở huyện đạt và vượt chỉ tiêu của huyện cũng như chương trình mục tiêu đề ra. Hiện nay hộ nghèo còn 35,35%, giảm 15% so với 2 năm trước.”
Tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Ngành Lao động tỉnh Quảng Nam thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, các đơn vị tuyển dụng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến chính sách, tư vấn cho người lao động có nhu cầu tìm việc làm ở nước ngoài. Các ngành nghề chủ yếu được giới thiệu như trồng trọt, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, xây dựng, cơ khí… Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, tỉnh Quảng Nam đưa hơn 4 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là Lào, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông Nguyễn Quy Quý, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam cho biết: “Đưa lao động đi nước ngoài đối với Quảng Nam vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực và số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng; thu nhập và đời sống của người lao động và gia đình của họ được cải thiện rất nhiều, có tích luỹ, chuyển đổi được nghề nghiệp và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, số lao động ở tỉnh Quảng Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn ít so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Trình độ ngoại ngữ, tay nghề của một số lao động chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 2024, chỉ tiêu là 1.300 lao động nhưng mục tiêu đưa ra phấn đấu khoảng 2 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam tiếp tục làm việc với từng địa phương, xúc tiến tạo nguồn thị trường Lào,Campuchia. Còn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chúng tôi đang cố gắng để tăng cường chất lượng”./.
Viết bình luận