ĐHANUÔR DA DING CA COONG ĐÔNG GIANG HA DƯR TƠỢ BHRỢ BHƯƠN
Thứ sáu, 16:35, 07/06/2024 KIm Cương KIm Cương
Bơr pêê c’moo đăn đâu, đhanuôr Cơ Tu đhị chr’hoong da ding ca coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam r’dợ tr’xăl cơnh bhrợ la leh đoọng bhrợ têng k’rong pa zưm choh tơơm cha p’lêê, băn bh’năn, đơơng chô bh’nơơn dal. Coh đêêc, cr’noọ bh’rợ pa dưr kinh tế bhươn bơơn bấc pr’loọng đhanuôr Cơ Tu vel đong chơih pay.

 

 

 

Tước ha bu đăl chô tơợ bhrợ ha rêê nắc amoó A rất Thị Nhị ặt coh vel A Roong, chr’val Ma Cooih, chr’hoong da ding ca coong Đông Giang nắc p’loon tưới đác đoọng ha lâh 1.200 tơơm prớ A riêu choh coh bhươn xoọc k’nặ pêêh pay.

Amoó Nhị xay moon, prớ Ariêu đha hum, vêy cơnh lalay âng prớ chr’hoong Đông Giang lâng bơơn chr’hoong nâu bhrợ pa dưr nắc pr’đươi OCOP 3 sao. Bơơn thị trường đươi dua bấc nắc prớ Ariêu buôn hắt, xoọc đâu vêy chr’năp tơợ 250 – 280 r’’bhầu đồng zập kg. Đươi tơợ đêêc, dâng zập c’moo, pr’loọng đong amoó ơy vêy pa chô lâh 40 ức đồng tơợ choh prớ. Ting cơnh amoó Arất Thị Nhị, choh prớ doọ k’đhap, k’rang lêy cung doọ bấc t’ngay c’xêê lâng doọ lâh bha ruy pa hư, mơ 6 c’xêê nắc ơy pêêh pay bh’nơơn, pa bhlầng nắc doọ bil zên câl m’ma. Pa châng lêy lâng chr’noh lơơng, prớ Ariêu pa chô kinh tế dal lâh. T’mêê đâu, pr’loọng đong amoó ơy xăl đhăm choh chr’noh pa cho bh’nơơn ếp đoọng choh 5000 tơơm prớ Ariêu đoọng t’bấc thu nhập: “Tơợ bêl k’rong choh prớ Ariêu, a cu lêy pr’loọng đong cung vêy bơơn tr’bứi zên. Prớ choom pêêh pay ta luôn, chr’năp pa câl cung z’zăng lâh tơơm chr’noh lơơng. Tơợ zập c’moo, pr’loọng đong cu nắc chấc lêy k’tiếc đoọng choh pa xoọng, đoọng vêy pa chô thu nhập dal lâh”.

Pr’loọng đong t’cooh Đoàn Xuân Chường năc muy coh pazêng pr’loọng vêy bhươn cha p’lêê lâng tơơm Ra Zeh bấc bhlầng đhị chr’val Ba, chr’hoong da ding ca coong Đông Giang lâng đhăm bhưah lâh 1 héc ta. T’cooh Chương đoọng năl, kinh tế pr’loọng đong lalăm hay nắc pa câl rơ veh coh chợ đơ bhlầng, tr’mung k’đhap zr’năh bấc rau. Tơợ bêl chr’val Ba xay bhrợ vel bhươl t’mêê, bh’rợ xăl tơơm chr’noh, bh’năn băn ha dưr k’rơ lâh mơ. T’cooh lêy, pleng k’tiếc đhị chr’hoong da ding ca coong Đông Giang mát l’thai liêm choom đoọng choh pa dưr tơơm cha p’lêê nắc t’cooh quyết định choh m’bứi tơơm thanh long lâng tơơm cha p’lêê lơơng. Jưah choh bhrợ jưah pa chô kinh nghiệm đăh k’rang zư, cha groong pr’luh cr’ay. Bơr pêê c’moo t’tun đêêc nắc bhươn choh thanh long loom bhrôông, k’nặ 150 t’nơơm pih bhung, pih sành, pih Vinh. T’cooh Đoàn Xuân Chường đoọng năl, pr’loọng đong t’cooh dzợ k’rong choh pa xoọng chè Ra Zeh lâng bấc cr’noọ bh’rợ choh bhrợ đh’rưah. Dâng zập c’moo, apêê cr’noọ bh’rợ đơơng chô bh’nơơn mơ 300 ức đồng, coh đêêc dal bhlầng nắc tơơm cha p’lêê k’nặ 200 ức đồng: “Xoọc coh bhươn đong vêy bấc rau tơơm cha p’lêê, nắc tơợ bơơn zên âng pr’loọng đong. Kiêng vêy pa chô bh’nơơn nắc ma nuyh bhrợ pa zay, oọ dzơơng. C’la cu đh’rưah bhrợ, đh’rưah pa chô kinh nghiệm, năl ghit đhr’năng pậ banh âng zập tơơm ch’noh, lâng đhr’năng pr’luh cr’ay boọ vaih nắc vêy pa chô bh’nơơn dal”.

Pr’loọng đong amoó Arất Thị Nhị lâng t’cooh Đoàn Xuân Chường năc 2 coh k’ha riêng cha nắc đhanuôr coh chr’hoong da ding ca coong Đông Giang chơih pay đoọng pa dưr. T’cooh Phạm Kim Thông, Quyền Chủ tịch UBND chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang đoọng năl, bhiệc quy hoạch, pa dưr bhrợ têng ting cr’noọ bh’rợ trang trại, choh tơơm cha p’lêê âng chr’hoong Đông Giang cr’chăl hay nắc ơy bhrợ tr’xăl cơnh cr’noọ pr’chăp, cơnh bhrợ têng âng đhanuôr. Xoọc đâu, chr’val Ba vêy lâh 200 pr’loọng đhanuôr xăl k’tiếc bhrợ têng căh lâh liêm, pa liêm bhươn pa chô kinh tế ếp. Vêy 26 pr’loọng đhanuôr bơơn chr’hoong Đông Giang đoọng bhrợ bha ar ting Nghị quyết 35 âng HĐND tỉnh Quảng Nam đăh pa dưr kinh tế bhươn, trang trại cr’chăl 2021 – 2025. Coh đêêc, 2 bhươn vêy lãi tơợ 200 – 300 ức đồng/c’moo, 5 bhươn lãi tơợ 100 – 200 ức đồng/c’moo: “Đh’rưah lâng k’rong bhrợ cơ sở hạ tầng bhrợ têng vel bhươl t’mêê, chính quyền chr’val pa ghit pa dưr apêê cr’noọ bh’rợ t’mêê, pa dưr dal bh’nơơn. Pa bhlầng nắc bhrợ têng Nghị quyết 35 âng HĐND tỉnh đăh zooi đhanuôr pa dưr kinh tế bhươn, trang trại, chr’val Ba nắc t’bhlầng quy hoạch, t’bhưah zập cr’noọ bh’rợ tơơm cha p’lêê lâh. Pa bhlầng, đhị 2 zr’lụ đhanuôr ặt bhrợ têng vel bhươl t’mêê kiểu mẫu Ban Mai lâng Quyết Thắng, bấc pr’loọng pa liêm bhươn pa chô bh’nơơn ếp, pa dưr cr’noọ bh’rợ choh tơơm cha p’lêê pa chô kinh tế dal. Đươi tơợ đêêc, đợ pr’loọng đha rựt xiêr đâh, đanh mâng, pr’ặt tr’mông âng đhanuôr r’dợ bơơn pa dưr dal”.

Chr’hoong Đông Giang xoọc vêy mơ 300 bhươn đong, bhươn crâng đơơng chô bh’nơơn dal. Laha mơ pa dưr tơơm keo, bấc bhlầng nắc ha rêê bơơn đhanuôr k’rong choh zập tơơm cha p’lêê cơnh pih sành, pih Vinh, prí, pa neh, thanh long, prớ Ariêu... Ting cơnh t’cooh A Lăng Đưa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, pa dưr kinh tế bhươn căh muy bhlêh lơi đhr’năng căh zập k’tiếc bhrợ cha, đươi dua khoa học công nghệ, t’vaih bhiệc bhrợ, pa dưr dal thu nhập nắc dzợ chroi k’rong pa dưr cr’noọ bh’rợ têng đoọng ha đhanuôr. T’cooh A Lăng Đưa đoọng năl, c’moo 2023, chr’hoong Đông Giang ơy đoọng 110 hồ sơ k’đươi pa dưr kinh tế bhươn mẫu đhị apêê chr’val, thị trấn ting Nghị quyết 35 âng HĐND tỉnh. Coh đêêc, chr’hoong ơy nghiệm thu 40 bhươn lâng đoọng zên k’rong bhrợ k’nặ 2 tỷ đồng. C’moo đâu, chr’hoong Đông Giang pa zay bhrợ têng pa xoọng 100 cr’noọ bh’rợ kinh tế bhươn mẫu: “Chr’hoong Đông Giang ơy năl ghit bhiệc pa dưr bhươn chr’noh, trang trại năc c’lâng bhrợ pa dưr kinh tế đoọng pa xiêr đha rựt đoọng ha đhanuôr. Pa bhlầng, tơợ đợ zên zooi bấc bhlầng tước 80% zên bhrợ têng zập cr’noọ bh’rợ kinh tế bhươn mẫu tơợ Nghị quyết 35 âng HĐND tỉnh Quảng Nam ơy t’bhlầng lâng t’vaih pr’đơợ đoọng ha đhanuôr cơnh bhrợ têng đơơng chô bh’nơơn dall. Đhị vel đong chr’hoong vêy lâh 1.100 cr’noọ bh’rợ kinh tế âng zập hội viên bhrợ cha choom bhlầng. Hội cung nắc chơih apêê cr’noọ bh’rợ bhươn đong, trang trại đơơng chô bh’nơơn tơợ 200 – 300 ức đồng/c’moo đoọng bhrợ têng liêm choom apêê cr’noọ bh’rợ kinh tế bhươn mẫu, trại mẫu t’bhưah đoọng ha đhanuôr”./.

NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI ĐÔNG GIANG VƯƠN LÊN TỪ KINH TẾ VƯỜN

Vài năm gần đây, đồng bào Cơ Tu ở huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam dần thay đổi tập quán canh tác từ manh nhúm, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, chuyên canh cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình phát triển kinh tế vườn đồi được nhiều hộ Cơ Tu địa phương lựa chọn.

Cứ mỗi buổi chiều sau giờ lên rẫy, chị A Rất Thị Nhị ở thôn A Roong, xã Mà Cooih, huyện miền núi Đông Giang lại tranh thủ tưới nước cho hơn 1.200 cây ớt Ariêu trồng trong vườn đang chuẩn bị đến kỳ thu hoạch.

Chị Nhị chia sẻ, ớt Ariêu có hương vị thơm, ngon đặc trưng đã được huyện Đông Giang xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao. Được thị trường ưa chuộng nên ớt Ariêu thường xuyên khan hiếm, hiện có giá từ 250 - 280 nghìn đồng mỗi kg. Nhờ đó, bình quân mỗi năm, gia đình chị thu hơn 40 triệu đồng từ vườn ớt. Theo chị A Rất Thị Nhị, kỹ thuật trồng ớt đơn giản, ít tốn công chăm sóc và ít bị sâu bệnh, sau 6 tháng có thể cho thu hoạch, đặc biệt, không cần tốn tiền mua giống. So với các loại cây trồng khác, ớt A riêu cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn. Mới đây, gia đình chị đã chuyển đổi diện tích vườn đồi kém hiệu quả sang trồng 5000 cây ớt  Ariêu để tăng thu nhập: “Từ khi trồng tập trung cây ớt Ariêu, thấy gia đình cũng có đồng ra, đồng vào hơn. Cây ớt cho thu hoạch thường xuyên, giá lại cao hơn các cây trồng khác. Sau mỗi năm, gia đình tôi lại tìm nơi khác để trồng ớt nhằm tăng thu nhập hơn”.

  Gia đình ông Đoàn Xuân Chường là một trong những hộ có vườn cây ăn quả và chè dây lớn nhất ở xã Ba, huyện miền núi Đông Giang với diện tích hơn 1 héc ta. Ông Chường cho hay, kinh tế gia đình trước đây dựa vào việc bán rau ngoài chợ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Từ khi xã Ba triển khai xây dựng Nông thôn mới, phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phát triển mạnh mẽ. Ông nhận thấy, khí hậu miền núi Đông Giang mát mẻ, phù hợp với các loại cây ăn quả nên quyết định trồng thử vài gốc thanh long và một số cây có múi. Vừa trồng, ông vừa học hỏi và rút kinh nghiệm về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Sau vài năm, vườn cây trái của gia đình đã cho quả. Năm 2014, gia đình ông quyết định đầu tư trồng 200 gốc thanh long ruột đỏ, gần 150 gốc bưởi da xanh, cam sành, cam Vinh. Ông Đoàn Xuân Chường cho biết, gia đình ông còn đầu tư trồng thêm chè dây và một số mô hình xen canh khác. Bình quân mỗi năm, các mô hình kinh tế mang lại nguồn thu khoảng 300 triệu đồng, trong đó cao nhất là vườn cây ăn quả gần 200 triệu đồng: “Hiện trong vườn nhà có rất nhiều loại cây trái cho quả, đây là nguồn thu nhập chính của gia đình. Muốn thành công khi phát triển kinh tế quan trọng nhất là tính kiên trì, không nản lòng. Bản thân tôi vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tìm hiểu quá trình sinh trưởng của các loại cây trái, sâu bệnh cây thường gặp để khắc phục thì mới cho hiệu quả kinh tế cao được”.

Gia đình chị A Rất Thị Nhị và ông Đoàn Xuân Chường là 2 trong hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện miền núi Đông Giang chọn hướng phát triển kinh tế từ cải tạo vườn, đồi. Ông Phạm Kim Thông, Quyền Chủ tịch UBND xã Ba, huyện Đông Giang cho biết, việc quy hoạch, phát triển sản xuất theo mô hình trang trại, chuyên canh cây trồng của huyện Đông Giang thời gian qua đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm kinh tế của người dân. Hiện, xã Ba có hơn 200 hộ dân chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả, cải tạo vườn tạp sang đầu tư phát triển kinh tế vườn. Có 26 hộ dân được huyện Đông Giang phê duyệt hồ sơ theo Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế vườn, trang trại giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, 2 vườn có mức lãi từ 200-300 triệu đồng/năm, 5 vườn lãi từ 100-200 triệu đồng/năm: “Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng Nông thôn mới, chính quyền xã rất chú trọng phát triển các mô hình kinh tế mới, hiệu quả cao. Nhất là thực hiện Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh về hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế vườn, trang trại, xã Ba đã đẩy mạnh công tác quy hoạch, nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả hơn. Đặc biệt, tại 2 khu Dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu Ba Mai và Quyết Thắng, nhiều hộ gia đình cải tạo vườn tạp, phát triển mô hình cây ăn quả cho kinh tế cao. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao”.  

Huyện Đông Giang hiện có khoảng 300 vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài phát triển cây keo, đa phần các vườn đồi được người dân đầu tư trồng các loại cây ăn quả như cam sành, cam vinh, chuối, mít thái, thanh long, đu đủ, ớt Ariêu… Theo ông Alăng Đưa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, phát triển kinh tế vườn không chỉ giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần thay đổi tư duy sản xuất cho người dân. Ông Alăng Đưa cho biết, năm 2023, huyện Đông Giang đã thẩm định phê duyệt gần 110 hồ sơ đề nghị phát triển kinh tế vườn mẫu tại các xã, thị trấn theo Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh. Trong đó, huyện đã tổ chức nghiệm thu 40 vườn và giải ngân với nguồn kinh phí gần 2 tỷ đồng. Năm nay, huyện Đông Giang phấn đấu xây dựng thêm 100 mô hình kinh tế vườn mẫu: “Huyện Đông Giang xác định xây dựng các mô hình vườn cây ăn quả, trang trại chăn nuôi là hướng phát triển kinh tế chủ lực để giảm nghèo cho bà con. Đặc biệt, từ nguồn vốn hỗ trợ rất cao đến 80% kinh phí xây dựng mỗi mô hình kinh tế vườn mẫu từ Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh Quảng Nam đã thôi thúc và tạo điều kiện cho người dân thay đổi phương thức canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn huyện có hơn 1.100 mô hình kinh tế của các hội viên sản xuất kinh doanh giỏi. Hội cũng sẽ chọn lọc các mô hình vườn, trang trại cho hiệu quả từ 200-300 triệu đồng/năm để xây dựng thành các mô hình kinh tế vườn mẫu, trại mẫu nhân rộng cho bà con”./.

KIm Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC