
Bâc bh’nơơn du lịch p’têêt lâng crâng ca coong lâng văn hóa vêêl đong đha nuôr acoon coh đhị m’pâng ca coong Trường Sơn zooi đha nuôr da ding ca coong vêy pa chô zên yêm têêm.

Chr’hoong k’noong k’tiêc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đhị thành phố Đà Nẵng ch’ngai dâng 110km. Xang lâh 3 giờ ô tô, t’mooi âi vêy choom tươc đhăm k’tiêc n’nâu. Crâng H’nghêê cơnh lâng k’ha riêng bha lâng bơơn xay moon năc n’loong c’kir, Crâng Na Núuc ga măc, crâng Crêệ đh’rưah lâng văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr Cơ Tu… bhrợ ha zr’lụ k’noong k’tiêc Tây Giang dưr vaih đhị tươc du lịch liêm crêê lâng plêêng k’tiêc, du lịch vêêl bhươl liêm pr’hay.
Bâc c’moo ha nua, t’mooi coh k’tiêc lâng k’tiêc k’ruung n’lơơng căh xay moon z’lâh c’lâng ch’ngai bha dăh đoọng bơơn lêy măt t’ngay bhleh lâng moọng lêy đh’luc coh bôl Quế Tây Giang, đhị bơơn lêy năc “Sapa coh m’pâng miền Trung”. Amoó Cheng Chi Lun, t’mooi Đài Loan kiêng bhlâng bêl bơơn moọng lêy crâng ca coong bhưah ga măc đh’rưah lâng văn hóa đơơng âng c’leh liêm âng ma nưih Cơ Tu coh đâu:
“Đha nuôr coh đâu xay prá lâng zi ting t’ngay ting vêy bâc t’mooi k’tiêc k’ruung tươc lâng Tây Giang. Azi pa chăp bêl chính quyền vêêl đong vaih chính sách padưr du lịch liêm choom năc vêy vaih bâc t’mooi tươc, lâng đha nuôr vêy pr’đơợ ha dưr dal bh’nơơn lâh mơ”.

Lâh 2 c’kir Văn hóa bha lang k’tiêc, tỉnh Quảng Nam âi bhrợ pa dưr bâc đhị du lịch crâng đac, bhrợ t’bhưah lâng bhrợ pa dưr zr’lụ du lịch n’đăh Tây Quảng Nam. Bâc bha lang crâng abhuy pr’hăt pr’hiêl dzợ đhr’dooc coh ca coong Trường Sơn, đh’rưah lâng n’năc năc văn hóa vêêl pa zum lâng c’leh bh’rợ liêm pr’hay âng đha nuôr Cơ Tu bơơn p’ma moon năc “cr’lọ coh m’pâng ca coong”.
Đhị chr’hoong da ding ca coong Đông Giang, Zr’lụ du lịch crâng đac Cổng trời Đông Giang năc dự án du lịch crâng đac ga măc bhlâng, bhrợ t’vaih bâc p’rơơm đoọng apêê đong k’rong bhrợ năc chơơc tươc zr’lụ da ding ca coong tỉnh Quảng Nam. Lâh 80% ma nưih pa bhrợ đhị zr’lụ du lịch n’nâu năc ma nưih Cơ Tu vêêl đong.
Quảng Nam xooc vêy k’zêt đhị du lịch crâng đac, du lịch vêêl bh’rợ ty đanh za zum coh zr’lụ vêêl bhươl lâng da ding ca coong. Bh’rợ đươi dua ma nưih pa bhrợ vêêl đong, p’zay xay truih, pa căh bh’nơơn du lịch, văn hóa vêêl đong năc cơnh bhrợ têng du lịch liêm choom lâng nhâm mâng, zooi pa dưr chr’năp âng đhị tươc la lêy cha ơh.
Ting t’cooh Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang, choh crâng n’loong ga măc, choh z’nươu coh crâng lâng pa dưr du lịch bơơn xay moon năc 3 c’lâng bha lâng coh pa dưr tr’mông tr’meh đhị zr’lụ da ding ca coong. N’đhơ cơnh đêêc, pa dưr du lịch coh zr’lụ da ding ca coong bơơn choom k’rang k’rong bhrợ crêê cơnh lâng crêê c’lâng đoọng pa dưr lưch pr’đợơ âi vêy l’lăm.
“Azi rơơm kiêng Trung ương lâng tỉnh Quảng Nam k’rang k’rong bhrợ lâh ooy pr’đơợ hạ tầng, zooi bh’rợ lươt ra vach liêm buôn, vêy bâc đề án, chính sách pa dưr văn hóa, thể thao, du lịch. Kiêng k’rang tươc apêê chr’năp văn hóa đoọng zư đơc lâng t’bhlâng bhrợ t’bhưah”.

Tơơp c’xêê 3 ha nua, tỉnh Quảng Nam xay truih hành lanh pa dưr du lịch t’mêê “ Acoon c’lâng c’kir Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang”. Hành lang n’nâu năc râu hr’luc tr’clai râu liêm pr’hay âng pr’đhang kiến trúc- lịch sử - văn hóa. Cơnh lâng 1 c’năt c’lâng lươt - 3 đhị tươc (c’năt n’juối k’noọ 100km), nâu đoo năc acoon c’lâng liêm pr’hay bhlâng đoọng bơơn năl chr’năp liêm âng crâng ca coong, acoon ma nưih lâng đợ c’leh văn hóa chr’năp pr’hay âng k’tiêc Quảng.
T’cooh Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đoọng năl, acoon c’lâng c’kir Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang năc c’năt c’lâng du lịch cr’loọng tỉnh tr’nơơp bơơn xay moon coh c’lâng pa dưr t’mêê tỉnh Quảng Nam. Hành lang pa dưr du lịch vêy bhrợ k’rơ bh’rợ bhrợ pa dưr bâc apêê bh’nơơn du lịch, đơơng âng apêê dịch vụ vêy chất lượng bhrợ ha t’mooi coh cr’loọng k’tiêc lâng k’tiêc k’ruung n’lơơng; bhrợ pa dưr apêê bh’rợ du lịch bâc ơl cơnh lâng pr’đơc xa nay la lay, p’têêt apêê đhị du lịch đhị muy căh câ bâc đhị du lịch. T’cooh Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đoọng năl:
“Đoọng tỉnh Quảng Nam dưr vaih đhị tươc liêm pr’hay cơnh lâng t’mooi, đong k’rong bhrợ coh cr’loọng k’tiêc lâng k’tiêc k’ruung n’lơơng, lâh đhị bâc c’lâng pa dưr, bhrợ pa dưr cơ chế chính sách, bh’rợ pa dưr du lịch đơơng bh’rợ đanh mâng, c’lâng xa nay mâng đanh năc kiêng vêy râu k’rang k’đhơợng xay âng Trung ương. Pa bhlâng kiêng râu pa zum, zooi đoọng âng apêê tổ chức coh cr’loọng k’tiêc lâng bha lang k’tiêc, râu p’têêt pa zum, ăt bhrợ bhlưa apêê vêêl đong. Pa bhlâng năc râu k’đhơợng bhrợ đh’rưah lâng apêê doanh nghiệp bhrợ têng đhị bh’rợ du lịch năc vêy chr’năp pa bhlâng”.

C’moo 2024, Quảng Nam đương hơnh lâh 8 ưc t’mooi, coh đêêc, vêy 5,5 ưc t’mooi bha lang k’tiêc. quy hoạch tỉnh Quảng Nam cr’chăl 2021 - 2030, chr’năp tươc c’moo 2050 âi xay moon, ngành du lịch bhrợ pr’đơợ pa dưr k’rơ tr’mông tr’meh pr’ăt tr’nơt./.
NHỮNG KHU DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG CĂN CỨ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM
50 năm sau ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam, khu vực miền núi, vùng căn cứ cách mạng trong chiến tranh nay càng xuất hiện nhiều khu du lịch cộng đồng thu hút du khách. Những sản phẩm du lịch gắn với thiên nhiên và văn hóa bản địa đồng bào dân tộc thiểu số giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ giúp người dân miền núi có thu nhập ổn định.

Huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cách thành phố Đà Nẵng khoảng 110 km. Sau hơn 3 giờ đi ô tô, du khách đã có thể đến vùng đất này. Rừng Pơ Mu với hàng trăm cây được công nhận là cây di sản, Rừng Đỗ quyên cổ thụ, rừng Lim cùng văn hóa bản địa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu… khiến vùng cao biên giới Tây Giang thành điểm đến du lịch xanh, du lịch cộng đồng lý tưởng.
Nhiều năm qua, du khách trong và ngoài nước không ngại vượt đường xá xa xôi để được trải nghiệm đón bình minh và săn mây trên Đỉnh quế Tây Giang, nơi được xem là “Sapa giữa lòng miền Trung”. Chị Cheng Chi Lun, du khách Đài Loan thích thú khi trải nghiệm khám phá cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng văn hóa mang đậm bản sắc của người Cơ Tu nơi đây:
“Người dân tại đây chia sẻ với chúng tôi rằng ngày càng có nhiều khách quốc tế đến Tây Giang. Chúng tôi nghĩ rằng khi chính quyền địa phương có chính sách phát triển du lịch hiệu quả thì sẽ có rất nhiều khách đến, và người dân có điều kiện nâng cao thu nhập hơn”.
Ngoài 2 di sản Văn hóa thế giới, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng nhiều điểm du lịch sinh thái, mở rộng và khai thác không gian du lịch ở phía Tây Quảng Nam. Những cánh rừng nguyên sinh hiếm hoi còn sót lại trên dãy Trường Sơn, cùng với đó là văn hóa làng với tính cộng đồng rất rõ nét của đồng bào Cơ Tu được ví von là “kho báu giữa đại ngàn”.
Tại huyện miền núi Đông Giang, Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang là dự án du lịch sinh thái có quy mô lớn nhất, mở ra nhiều kỳ vọng để các nhà đầu tư tiếp tục tìm đến khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Hơn 80% lao động làm việc tại khu du lịch này là người Cơ Tu địa phương.
Quảng Nam hiện có hàng chục điểm du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống cộng đồng ở khu vực nông thôn và miền núi. Việc sử dụng lao động địa phương, tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch, văn hóa bản địa là cách khai thác du lịch hiệu quả và bền vững, giúp gia tăng giá trị của điểm đến.
Theo ông Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, trồng rừng gỗ lớn, trồng dược liệu dưới tán rừng và phát triển du lịch được xác định là 3 mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, phát triển du lịch ở khu vực miền núi cần được quan tâm đầu tư đứng mức và đúng hướng để phát huy hết tiềm năng vốn có.
“Chúng tôi mong muốn Trung ương và tỉnh Quảng Nam quan tâm đầu tư hơn về kết cấu hạ tầng, giúp việc đi lại thông suốt, có những đề án, chính sách phát triển văn hóa, thể thao, du lịch. Cần quan tâm đến các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để gìn giữ, bảo tồn và tiếp tục nhân rộng".

Đầu tháng 3 vừa qua, tỉnh Quảng Nam công bố hành lang phát triển du lịch mới “Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang”. Hành lang này là sự hòa quyện vẻ đẹp của kiến trúc - lịch sử - văn hóa. Với 1 hành trình - 3 điểm đến (hành trình dài gần 100km), đây là cung đường tuyệt vời để khám phá giá trị tuyệt mỹ của thiên nhiên, con người và những nét văn hóa đặc sắc của xứ Quảng.
Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng, cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng Trời Đông Giang là tuyến du lịch nội tỉnh chính thức đầu tiên được công bố trong định hướng phát triển hành lang du lịch mới tỉnh Quảng Nam. Hành lang phát triển du lịch sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, cung cấp các dịch vụ có chất lượng phục vụ du khách trong nước và quốc tế; hình thành các chương trình du lịch đa dạng với chủ đề khác nhau, kết nối các điểm du lịch trên một hay nhiều tuyến du lịch. Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết:
“Để tỉnh Quảng Nam trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch, nhà đầu tư trong và ngoài nước, bên cạnh những định hướng phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình phát triển du lịch mang tính lâu dài, chiến lược thì cần có sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương. Rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương. Đặc biệt là sự đồng hành của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng”.

Năm 2024, Quảng Nam đón hơn 8 triệu lượt khách, trong đó có 5,5 triệu lượt khách quốc tế. Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định, ngành du lịch là nền tảng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội./.
Viết bình luận