ĐOỌNG ĐÀ NẴNG DƯR VÁIH PA DƯR PA XỚC BHA LÂNG ÂNG ZR’LỤ MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN
Thứ sáu, 08:51, 29/03/2024 Thanh Hà Thanh Hà
Bhrợ ha cơnh đoọng Đà Nẵng pa dưr pa xớc k’rơ bha lâng âng zr’lụ miền Trung - Tây Nguyên nắc đoo cr’noọ cr’niêng ga mắc chr’nắp âng cán bộ lâng đhanuôr thành phố nâu

T’ngay 29/3 nâu, thành phố biển Đà Nẵng hơnh déh 49 c’moo t’ngay vel đông giải phóng. K’noọ m’pâng thế kỷ lâng năl mơ bấc zr’nắh k’đhạp, Đà Nẵng dưr váih thành phố chr’nắp liêm lâng nắc đhị bha lâng âng zr’lụ kinh tế miền Trung. Hân đhơ cơnh đêếc, Đà Nẵng cắh ơy k’rơ liêm mơ cr’noọ p’rơơm, lấh mơ nắc ooy đợ c’moo đăn đâu, pr’lướt pa dưr pa xớc cắh dzợ đấh k’rơ... 

Ắt mưy đhị chr’nắp liêm bhlâng, Đà Nẵng ta luôn vêy Trung ương k’rang lêy đắh bh’rợ pa dưr pa xớc âng thành phố. C’moo 2003, Bộ Chính trị vêy Nghị quyết 33 đắh “Bhrợ pa dưr pa xớc thành phố Đà Nẵng đhị cr’chăl công nghiệp hoá, hiện đại hoá k’tiếc k’ruung”. Xợơng bhrợ cơnh Nghị quyết 33, đhr’năng tr’mung tr’méh âng thành phố Đà Nẵng pa dưr pa xớc z’zăng zâp prang, bơơn bấc bh’nơơn chr’nắp, pr’lướt pa dưr pa xớc tr’mung tr’méh bơơn zư đợc ta luôn liêm dal. Tước c’moo 2019, Bộ Chính trị vêy cớ Nghị quyết 43 đắh “Bhrợ pa dưr pa xớc thành phố Đà Nẵng tước c’moo 2030, lêy chô tước c’moo 2045”.

5 c’moo bhrợ xợơng bhrợ cơnh Nghị quyết 43, pr’ắt tr’mung âng thành phố Đà Nẵng vêy pa dưr pa xớc t’mêê. Bh’rợ hạ tầng vêy k’rong bhrợ liêm ma mơ, chr’nắp; đô thị pa dưr pa xớc ting bh’rợ đô thị hiện đại lâng đợ mơ đô thị hoá bơơn 87,45%, dal bhlâng cóh prang k’tiếc k’ruung. Bh’rợ pa liêm hành chính, đươi dua công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bhrợ pa dưr thành phố bhriêl ta bách pa zưm lâng pa dưr pa xớc bh’rợ xăl t’mêê liêm choom bơơn bấc bh’nơơn chr’nắp. T’coóh Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng moon: “Đảng bộ, chính quyền lâng đhanuôr thành phố ơy lêy cha mêết, t’bhlâng pa zưm lâng zâp cơ quan Trung ương pa zưm k’đhơợng bhrợ, xay moon, bhrợ têng Nghị quyết; đấh loon pa glúh 12 xa nay bh’rợ chuyên đề liêm ghít Nghị quyết lâng 525 bh’rợ, tước đâu ơy bhrợ liêm xang 113 bh’rợ (mơ 21,5%), xoọc xay bhrợ 390 bh’rợ (bơơn 74,3%)... Ting đêếc, tr’nơợp lêy ơy pa chô bơr pêê râu liêm choom, lấh mơ nắc pa zưm lâng zâp cơ quan Trung ương xay moon ooy cấp vêy thẩm quyền lêy cha mêết pa glúh zâp c’lâng xa nay, cơ chế, chính sách”.

Bh’cộ thành phố Đà Nẵng cung liêm ghít lêy moon: Pa dưr pa xớc kinh tế cắh k’rơ liêm, cắh têêm ngăn, bhrợ pa dưr kinh tế cắh vêy gung dưr k’rơ. Râu tu nâu nắc cr’chăl hanua, thành phố lêy pa zưm bhrợ pa dưr pa liêm bấc râu bhiệc ga mắc vêy moon pa glúh xang bêl lêy cha mêết. Ooy đâu vêy bấc râu lưm zr’nắh k’đhạp zi lấh mơ thẩm quyền nắc tước đâu bh’nơơn bhrợ têng cắh bơơn cơnh cr’noọ cr’niêng. Mưy râu tu dzợ nắc Đà Nẵng lưm zr’nắh k’đhạp tơợ pr’lúh cr’ay Covid-19. Râu 3 nắc k’đêệng k’đoong đắh thể chế lâng zâp quy định cắh dzợ liêm glặp, cắh bơơn trứah bhlếh.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, manứih ơy ting bhrợ pa dưr Nghị quyết 43 c’moo 2003 âng Bộ Chính trị đắh pa dưr pa xớc thành phố Đà Nẵng xay moon số liệu pa dưr pa xớc GRDP âng Đà Nẵng ooy 4 c’moo hanua đoọng pa dưr pa xớc âng thành phố nâu. T’coóh moon, Đà Nẵng cắh vêy đương ooy bất động sản cơnh đợ c’moo l’lăm ahay. Đà Nẵng lêy cha mêết liêm ghít lấh mơ đắh công nghiệp công nghệ dal, bán dẫn, xăl t’mêê liêm choom, lấh mơ nắc đhị pr’đơợ Đà Nẵng xoọc bhrợ pa dưr ch’nang biển Liên Chiểu, pa bhlâng kiêng bấc pr’đươi pr’dua đhị ch’nang. Ting cơnh t’coóh Trần Du Lịch, Đà Nẵng lêy bhrợ liêm ghít lấh mơ bh’rợ chính quyền đô thị Đà Nẵng ha cơnh đhị pr’đơợ lêy bhrợ liêm ma mơ 3 cr’liêng xa nay: thể chế; tổ chức bộ máy lâng c’bhúh cán bộ, công chức. Đắh bh’rợ tr’nêng, Đà Nẵng lêy vêy mưy cấp chính quyền lâng mưy cấp hành chính. Râu 2 đắh thể chế, t’coóh Trần Du Lịch k’đươi moon lêy cha mêết Nghị quyết 98 đắh cơ chế chr’nắp ha thành phố Hồ Chí Minh, lấh mơ nắc lêy vêy cơ chế chr’nắp t’pấh k’rong bhrợ ooy đắh bh’rợ bhrợ chip bán dẫn, zr’lụ thương mại tự do: “Đà Nẵng lêy k’noọ tước ooy c’moo 2024 nâu ra văng đắh thể chế, ra văng c’rơ bh’rợ đắh acoon manứih đoọng pa dưr pa xớc k’rơ cớ tơợ c’moo 2026 - 2030. Vêy cơnh đêếc nắc ahêê vêy choom chroót pa chô đợ n’hâu ơy lướt zi lấh lâng mưy cơnh lêy lalay, mưy cơ cấu lalay, mưy bh’rợ k’đhơợng zư lalay, liêm choom lalay. Đợ râu đâu nắc lalay cơnh lâng cr’chăl c’moo 2003-2018”.

Chrooi đoọng boọp p’rá ooy đắh bhrợ pa dưr cơ chế bha lâng, chr’nắp liêm lâng Đà Nẵng, t’coóh Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch lâng Đầu tư moon, thành phố Đà Nẵng lêy k’đươi moon zâp cơ chế, chính sách chr’nắp liêm, crêê lâng đhr’năng c’rơ, pr’đơợ âng vel đông. Ooy đâu, t’đui đoọng đươi dua zên ngân sách nhà nước đoọng pấh bhrợ zâp dự án k’rong bhrợ ting c’lâng bh’rợ đối tác công tư. Cr’noọ bh’rợ nắc bhrợ pr’đơợ đoọng pa dưr pa xớc zâp ngành, bh’rợ cung cơnh bhrợ zâp dự án bha lâng, bhrợ pr’đơợ gung dưr đắh pa dưr pa xớc cung cơnh bhrợ pr’đơợ liêm choom bhlâng đoọng t’pấh đông k’rong bhrợ tơợ zâp zên vốn cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung lâng k’tiếc k’ruung lơơng; pa dưr đấh bhiệc bhrợ t’váih Trung tâm tơợp bhrợ cha xăl t’mêê liêm choom quốc gia đhị Đà Nẵng.

Thứ trưởng Trần Duy Đông đoọng năl, Bộ Kế hoạch lâng Đầu tư vêy ta k’đươi k’đhơợng bhrợ pa zưm lâng UBND thành phố Đà Nẵng lâng zâp cơ quan Trung ương bhrợ pa dưr Nghị quyết bhr’lậ xăl Nghị quyết 119 âng Quốc hội đắh lêy bhrợ bơr pêê cơ chế chính sách chr’nắp ha thành phố đoọng bhrợ ha cơnh pa dưr pa xớc Đà Nẵng váih pa dưr pa xớc k’rơ bha lâng cóh zr’lụ miền Trung - Tây Nguyên: “Azi vêy đh’rứah lâng prang thành phố xay bhrợ zâp bhr’dzang bh’rợ nâu a’tốh lâng t’bhlâng bhrợ pa dưr k’rơ môi trường k’rong bhrợ đoọng t’pấh zâp đắh c’rơ bh’rợ âng thành phố đhị zâp đắh bh’rợ pa zưm ooy zâp xa nay bh’rợ pa dưr pa xớc kinh tế số, pa dưr pa xớc cr’liêng xa nay số, công nghiệp bhriêl ta bách, kinh tế tr’pác, thương mại điện tử, bhrợ têng bhriêl choom lâng t’bhlâng pa dưr pa liêm hành chính ooy đắh bhiệc lêy bhrợ pa liêm, pa dưr dal zâp chỉ số PCI lâng PAPI lâng đợ mơ ra văng lêy đoọng ha pa dưr pa xớc đươi dua công nghệ thông tin đoọng bh’nơơn bh’rợ vêy bơơn liêm choom lấh, chrooi pa xoọng pa dưr dal chất lượng k’đhơợng bhrợ kinh tế, pa dưr pa liêm môi trường k’rong bhrợ âng thành phố”./.

Để Đà Nẵng trở thành cực tăng trưởng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 29/3 này, thành phố biển Đà Nẵng kỷ niệm 49 năm ngày quê hương giải phóng. Gần nửa thế kỷ với bao nhiêu thăng trầm, Đà Nẵng đã trở thành thành phố đáng sống và là trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, Đà Nẵng chưa vươn lên mạnh mẽ như kỳ vọng, nhất là trong những năm gần đây, tốc độ phát triển có dấu hiệu chững lại. Làm gì để Đà Nẵng trở thành cực tăng trưởng mới của khu vực miền Trung - Tây Nguyên là khát vọng lớn lao của cán bộ và nhân dân thành phố này.

Với vị trí địa chính trị quan trọng, Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố. Năm 2003, Bộ Chính trị có Nghị quyết 33 về “Xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thực hiện Nghị quyết 33, tình hình kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng phát triển tương đối toàn diện, đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhịp độ tăng trưởng kinh tế được duy trì liên tục ở mức khá cao. Đến năm 2019, Bộ Chính trị tiếp tục có Nghị quyết 43 về “Xây dựng và phát triển  thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

5 năm thực hiện Nghị quyết 43, kinh tế của thành phố Đà Nẵng có bước phát triển mới. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; đô thị phát triển theo mô hình đô thị nén hiện đại với tỷ lệ đô thị hoá đạt 87,45%, cao nhất cả nước. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh gắn với thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt nhiều kết quả quan trọng. Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhận định: “Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan Trung ương tập trung quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết; kịp thời ban hành 12 chương trình, kế hoạch chuyên đề cụ thể hóa Nghị quyết với 525 nhiệm vụ, đến nay đã hoàn thành 113 nhiệm vụ (tỷ lệ 21,5%), đang triển khai 390 nhiệm vụ (tỷ lệ 74,3%)… Theo đó, bước đầu đã thu được một số kết quả quan trọng, nhất là phối hợp với các cơ quan Trung ương trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách”

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cũng thẳng thắn nhìn nhận: Tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu ổn định, quy mô kinh tế chưa có sự bứt phá. Nguyên nhân chính là thời gian vừa qua, thành phố phải tập trung giải quyết, khắc phục nhiều vần đề lớn được chỉ ra sau kết luận thanh tra, điều tra. Trong đó có nhiều vướng mắc, khó khăn vượt thẩm quyền giải quyết nên đến nay kết quả thực hiện chưa được như mong muốn. Một nguyên nhân nữa là Đà Nẵng bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Thứ ba là điểm nghẽn về thể chế và các quy định không còn phù hợp chưa được tháo gỡ.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, người từng tham gia xây dựng Nghị quyết 33 năm 2003 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Đà Nẵng dẫn số liệu tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng trong 4 năm qua để chứng sự tăng trưởng của thành phố này. Ông cho rằng, Đà Nẵng không thể trông chờ vào bất động sản như những năm trước. Đà Nẵng cần định hướng rõ hơn về công nghiệp công nghệ cao, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, nhất là trong bối cảnh Đà Nẵng đang xây dựng cảng biển Liên Chiểu, rất cần nguồn hàng sau cảng. Theo ông Trần Du Lịch, Đà Nẵng cần làm rõ hơn mô hình chính quyền đô thị Đà Nẵng như thế nào trên nền tảng phải đồng bộ 3 nội dung: thể chế; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức. Về mô hình, Đà Nẵng nên có một cấp chính quyền và một cấp hành chính. Thứ hai về thể chế, ông Trần Du Lịch đề nghị tham khảo Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là phải có cơ chế vượt trội thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, khu thương mại tự do: “Đà Nẵng phải nghĩ tới trong năm 2024, này chuẩn bị về thể chế, chuẩn bị và nguồn lực về con người để tạo tăng tốc trở lại từ 2026-2030. Có như vậy thì chúng ta mới bù được những gì đã qua với một cái tầm nhìn khác, một cơ cấu khác, một mô hình quản lý khác, hiệu quả khác. Những cái đó nó khác hoàn toàn giai đoạn 2003- 2018”. 

Góp ý cho việc xây dựng cơ chế đặc thù, có tính vượt trội đối với Đà Nẵng, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, thành phố Đà Nẵng cần đề xuất các cơ chế, chính sách vượt trội, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện của địa phương. Trong đó, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để tham gia vào các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Mục tiêu là làm đòn bẩy để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực cũng như thực hiện các dự án trọng điểm, tạo bước đột phá trong phát triển cũng như tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để thu hút đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước; đẩy nhanh việc hình thành Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại Đà Nẵng.

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng và các cơ quan Trung ương xây dựng Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 119 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù cho thành phố để làm sao phát triển Đà Nẵng trở thành cực tăng trưởng của khu vực miền Trung- Tây Nguyên: “Chúng tôi sẽ cùng với cả thành phố triển khai các bước tiếp theo và xấu là tiếp tục cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút các nguồn lực của thành phố trong các lĩnh vực mà tập trung vào các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, sản xuất thông minh và tiếp tục tăng cường cải cách hành chính thông qua việc tiếp tục cải thiện, nâng cao các chỉ số PCI và PAPI và mức độ sẵn sàng cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin để nhằm kết quả đạt được kết quả thực chất tốt hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng điều hành kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố”./.

Thanh Hà

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC