Pân đil dading k’coong ơy n’năl bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ
Thứ bảy, 09:11, 20/05/2023 (Alăng Lợi) (Alăng Lợi)
L’lăm ahay, pân đil acoon coh đhị pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam năc năl ắt pa bhrợ coh bhươl cr’noon, kinh tế, hàng hoá năc zêng ma bhrợ ma đươi. Hân đhơ cơnh đêếc, apêê ađhi amoó ơy t’bhlâng bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ, bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mông pr’loọng đong bhui har, k’bhộ ngăn.

 

 

Ắt mamông coh đhr’nong đong n’loong ga măc lâng la liêm, amoó Blúp Lan ắt coh cr’noon Công Dồn, chr’val Zuôih, chr’hoong da ding k’coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam căh ha vil pazêng t’ngay c’xêê zr’năh k’đhap coh lâh 20 c’moo ahay. Amoó Lan xay truih, coh pr’loọng đong vêy 8 cha năc đương g’nưưm ooy muy hân noo ha rêê. Bơr diíc điêl amoó zr’năh k’đhap t’bhlâng bhrợ ha rêê đhuốch, năc chr’na đha năh dzơ zêng arong lâng r’veh crâng lâng bhooh prợ. Amoó Lan ta luôn k’rang, k’noọ năc bhrợ cơnh ooy đoọng pr’loọng đong doọ lâh zr’năh k’đhap, k’coon vêy đợ chr’na đha năh vêy zập axiu, lêệ… C’moo 2006, amoó Blúp Lan bơơn ting pâh ooy bh’rợ tập huấn ooy bh’rợ pa dưr kinh tế năc Hội Pân đil chr’val Zuôih bhrợ têng. Đhị đâu, năc vêy cán bộ Hội xay truih bấc bh’rợ bhrợ cha pr’hay, kỹ thuật pa bhrợ liêm choom… năc amoó t’bhlâng bhrợ cha lâh mơ, t’bil ha ul pa xiêr đharựt. K’noọ năc bhrợ, đươi tơợ tín chấp âng Hội Pân đil vel đong amoó vặ 5 ức đồng tơợ Ngân hàng Chính sách Xã hội chr’hoong Nam Giang câl 2 p’nong a ọc m’ma chô băn. Đh’rưah lâng n’năc, amoó zêệ a lắc pa câl lâng pay n’đọh băn a ọc đoọng ta bơơn p’xoọng râu bơơn pay pa chô. Đươi vêy băn liêm choom, a ọc âng pr’loọng đong dưr rưh liêm. Ruh tr’nơớp năc amoó pa câl mơ 30 ức đồng. Tơợ zên n’nâu, pr’loọng đong amoó t’bhưah zr’lụ băn. Xoọc đâu coh c’rol âng pr’loọng đong amoó băn tơợ 40-50 p’nong, mơ 3-4 c’xêê năc pa câl muy chu. Đươi vêy cơnh đêêc, kinh tế pr’loọng đong amoó ting t’ngay nhâm mâng, amoó vêy zên đoọng choh crâng, choh prí lâng pa câl tạp hoá. Amoó Lan xay moon, zập c’moo, pr’loọng đong amoó bơơn pay pa chô tơợ 150- 200 ức đồng tơợ bh’rợ b’băn, ch’choh lâng pa câl hàng tr’bứi: “Nắc đươi tơợ bh’rợ t’bhlâng pa dưr kinh tế l’lăm ahay năc nâu cơy pr’loong đong doọ dzợ ha ul. Kinh tế nhâm mâng, pr’loọng đong công băn par k’coon học tập liêm choom lâh mơ. Xoọc đâu, xay moon ađay k’van năc căh ơy ha dzợ doọ k’pân ha ul, zr’năh xr’dô conh l’lăm ahay năc bhui har bhlâng.”

Công cơnh amoó Blúp Lan, đươi vêy zay pa bhrợ, ting n’năc zay chêếc ta mooh n’năl ooy bh’rợ tr’nêng, amoó Đinh Trí coh cr’noon Bến Giằng, chr’val Ca Dy, chr’hoong Nam Giang năc pân đil Cơ Tu bhrợ cha choom. Amoó Trí xay moon, amoó bơơn k’diíc c’moo 2001. Pr’loong đong k’diíc amoó công cơnh bấc pr’loọng đong n’lơơng coh da ding k’coong năc muy n’năl bhrợ ha rêê đhuốch, ha rêê ng’bhrợ vêy c’moo vêy bấc ha roo, abhoo vêy c’moo năc căh râu rị, pa bhrợ ta têng nhưh nhêện công căh zập cha. Lêy coh vel đong liêm choom ha bh’rợ choh crâng lâng b’băn, c’moo 2007, amoó Trí vặ 15 ức đồng tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội choh 1,5 héc ta crâng lâng băn c’roóc. Pay ếp băn đanh, diíc điêl amoó n’jưah choh crâng, n’jưah choh r’veh r’đoong cơnh atuông tăm loom t’viêng, prí ra riết, prí mốc, băn t’rí, c’roóc… Amoó dzợ pa câl p’xoọng hàng tạp hoá, ting n’năc pay câl pazêng chr’noh chr’bêệt âng đhanuôr coh chr’val. Tước nâu cơy, lâh t’rí, c’roóc k’dâng 10 p’nong, pr’loọng đong amoó năc dzợ vêy k’nặ 5 héc ta keo. Tơợ zên k’miah đớc, diíc điêl amoó câl xe tải, đoọng đươi dua coh bh’rợ chở hàng chr’noh chr’bêệt âng đhanuôr coh da ding k’coong. Amoó Đinh Trí xay moon, xoọc đâu, pr’loọng đong amoó bơơn pay pa chô k’dâng 200 ức đồng coh zập c’moo, năc bơơn băn k’coon học hành liêm crêê. “L’lăm ahay, pr’ắt tr’mông pr’loọng đong zr’năh k’đhap pa bhlâng căh mặ ng’xay truih. Acu đhơ k’rang pa bhlâng, chêêc c’lâng bh’rợ choom t’bil lơi ha ul đharựt. Acu lêy coh ti vi, coh báo đài bấc ngai bhrợ cha choom, ađay đhơ đhơ cơnh công choom bhrợ têng, năc muy ađay t’bhlâng a năm, vêy cơnh căh k’van mơ apêê đoo, căh ta béch mơ apêê đoo, năc công choom vaih lâh mơ pr’ắt tr’mông xoọc đâu âng đay. Ting n’năc, công đươi râu zooi đoọng âng hội pân đil, ting paah sinh hoạt coh hội, chêêc ta mooh bấc cơnh bh’rợ đoọng pa dưr kinh tế năc pr’loọng đong cu ơy z’zăng lâh mơ l’lăm ahay bấc bhlâng.”

Coh pazêng c’moo ahay, Hội Liên hiệp Pân đil chr’hoong Nam Giang bhrợ bấc lớp pa choom ooy khoa học kỹ thuật, xay moon đợ bh’rợ bhrợ cha pa têệt lâng đhr’năng âng k’tiêc k’bunh coh vel đong; Zooi tơơm chr’noh, acoon bh’năn tơợ pazêng xa nay bh’rợ, dự án… C’moo 2022, Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Nam Giang ơy tín chấp zên vặ k’nặ 19 tỷ đồng tơợ Ngân hàng Chính sách Xã hội chr’hoong đoọng zooi pân đil pa dưr kinh tế. Xoọc đâu, coh vel đong chr’hoong vêy k’dâng 50 bh’rợ, c’bhuh, tổ, CLB pân đil lâng lâh 1600 hội viên ting bhrợ têng đợ bh’rợ kinh tế liêm choom bhlâng. P’căn A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon, pazêng apêê hội viên zêng đươi zên vặ crêê cơnh, pazêng bh’rợ k’rong bhrợ liêm choom ooy kinh tế, ting xay bhrợ liêm choom cr’noọ bh’rợ pa xiêr đharựt âng vel đong: “Xoọc đâu, ađhi amoó pân đil ơy n’năl t’bhlâng z’lâh đharựt, bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ crêê cơnh đhị vel đong đay. Coh chr’hoong Nam Giang ơy n’leh bấc apêê pân đil tr’câl tr’bhlêy ta béch, pa bhrợ liêm choom, năc ơy choom bhrợ c’la ooy kinh tế. Lâng đoo bêl ơy choom xay bhrợ kinh tế năc pa xiêr đhr’năng tr’vey tr’lin coh pr’loọng đong. Ting n’năc, apêê ađhi a moó dzợ ting zooi apêê hội viên đharựt đoọng đh’rưah t’bil lơi đharựt, bhrợ pa dưr pr’loọng đong k’bhộ ngăn, bhui har, ơy ting chroi đoọng ooy bh’rợ pa xiêr đharựt nhâm mâng âng vel đong./.”

Phụ nữ miền núi đã biết làm giàu

Trước đây, phụ nữ dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam chỉ quanh quẩn trong làng, kinh tế, hàng hóa đều tự cấp tự túc. Thế nhưng, những năm gần đây, bằng cách nghĩ mới và tinh thần chịu thương, chịu khó, cộng với sự hỗ trợ từ những chính sách ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chị em đã vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc, đủ đầy.

Sống trong căn nhà gỗ khá to và đẹp, chị Blúp Lan ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam không quên những tháng ngày khó khăn cách đây hơn 20 năm. Chị Lan kể, cả gia đình có 8 miệng ăn chỉ trông chờ vào 1 vụ lúa rẫy. Hai vợ chồng chị vất vả làm lụng sớm khuya, nhưng bữa ăn vẫn toàn là sắn luộc với rau rừng và muối ớt. Chị Lan luôn trăn trở, nghĩ cách làm thế nào cho gia đình bớt khó, con cái có bữa cơm đủ đầy cá, thịt... Năm 2006, chị Blúp Lan được tham gia buổi tập huấn về phát triển kinh tế do Hội Phụ nữ xã Zuôih tổ chức. Tại đây, được cán bộ Hội giới thiệu nhiều mô hình hay, kỹ thuật canh tác hiệu quả… chị càng quyết tâm làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nghĩ là làm, thông qua tín chấp của Hội Phụ nữ địa phương chị mạnh dạn vay 5 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Nam Giang mua 2 cặp heo cỏ giống về nuôi. Cùng với đó, chị nấu thêm rượu bán và lấy bã nuôi heo để kiếm thêm thu nhập. Nhờ chăm sóc kỹ, đàn heo của gia đình chị phát triển tốt. Lứa đầu gia đình chị xuất chuồng được 30 triệu đồng. Từ  khoản tiền này, gia đình chị tiếp tục mở rộng quy mô nuôi. Hiện trong chuồng heo nhà chị luôn duy trì từ 40-50 con, cứ 3-4 tháng xuất chuồng 1 lần. Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng ổn định, chị có vốn để đầu tư trồng rừng, trồng chuối và mở quầy tạp hóa. Chị Lan chia sẻ, bình quân mỗi năm, gia đình chị thu về từ 150 – 200 triệu đồng từ chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán nhỏ: “Chính nhờ sự quyết tâm phát triển kinh tế ngày trước mà nay gia đình không lo bị đói nữa. Kinh tế vững vàng, gia đình cũng đầu tư cho con cháu học tập tốt hơn. Hiện tại, nói mình giàu thì không dám nhưng không sợ đói khổ như ngày trước là mừng rồi.”

Cũng như chị Blúp Lan, nhờ chịu thương, chịu khó lại ham học hỏi, chị Đinh Trí ở thôn Bến Giằng, xã Cà Dy, huyện Nam Giang đã trở thành gương điển hình phụ nữ Cơ Tu làm kinh tế giỏi. Chị Trí cho biết, chị lấy chồng năm 2001. Gia đình chồng chị cũng như nhiều hộ dân khác ở miền núi bao đời chỉ biết bám nương, bám rẫy, mùa vụ làm ra năm được năm mất, làm lụng vất vả cũng không đủ ăn. Nhận thấy ở địa phương có tiềm năng trồng rừng và chăn nuôi gia súc, năm 2007, chị Trí vay 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư trồng 1,5 héc ta rừng và chăn nuôi bò. Lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng anh chị vừa trồng rừng, vừa trồng các loại cây hoa màu như đậu đen xanh lòng, chuối tiêu, chuối mốc, nuôi trâu, bò…  Chị còn mở thêm quán tạp hóa, đồng thời thu mua các mặt hàng nông sản của bà con trong xã. Đến nay, ngoài đàn trâu, bò trên dưới 10 con, gia đình chị còn có gần 5 héc ta keo. Từ nguồn vốn tích lũy được, vợ chồng chị mua xe tải, phục vụ nhu cầu chở hàng nông sản của bà con ở miền núi. Chị Đinh Trí thổ lộ, hiện nay, gia đình chị thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng mỗi năm, có điều kiện lo cho con cái học hành. “Trước đây, cuộc sống gia đình khó khăn không thể nói hết bằng lời. Tôi cứ trăn trở mãi, tìm cách thoát cảnh nghèo đói. Tôi thấy trên ti vi, trên báo đài nhiều người họ làm ăn được, mình chắc chắc cũng sẽ làm được, chỉ cần mình nỗ lực, có thể không giàu bằng họ, không giỏi bằng họ, nhưng ít ra mình có thể khá hơn chính mình hiện tại. Đồng thời, cũng nhờ sự hỗ trợ của hội phụ nữ, tham gia sinh hoạt hội, học hỏi được nhiều cách làm để phát triển kinh tế mà gia đình tôi đã khấm khá hơn trước nhiều.”

Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Giang mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn các mô hình sinh kế gắn với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương; Hỗ trợ cây, con giống từ các chương trình, dự án… Năm 2022, Hội LHPN huyện Nam Giang đã tín chấp nguồn vốn gần 19 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Hiện, trên địa bàn huyện có khoảng 50 mô hình, nhóm, tổ, CLB phụ nữ với hơn 1600 hội viên tham gia xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả. Bà Arất Thị Hoa, Chủ tịch HLPN huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, hầu hết các hội viên đều sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, các mô hình đầu tư có hiệu quả kinh tế,  góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo của địa phương: “Hiện nay, chị em phụ nữ đã biết tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên quê hương mình.Trên địa bàn huyện Nam Giang đã xuất hiện rất nhiều gương phụ nữ kinh doanh sản xuất giỏi, đã tự làm chủ kinh tế. Và khi làm chủ được kinh tế thì hạn chế tình trạng bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, các chị em này còn nhận đỡ đầu cho các hội viên nghèo để cùng nhau thoát nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, đã góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương./.”

(Alăng Lợi)

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC