Năc bơr pêê c’xêê ơy tơợ t’ngay chô ắt ooy đong t’mêê, t’ngay hân đoo thương binh Hôih Thị Brư lâng k’diic năc đhơ ha lỵ lêy đhr’nong đong t’mêê vêy ta bhrợ. P’căn Brư prá xay, t’cooh ta ha k’nặ 60 c’moo k’coon ch’chau ơy zập cơnh ađoo năc ha dzợ bơơn ắt mamông têêm ngăn, k’noọ cậ công đớp z’lưa ặ, hân đhơ cơnh đêêc pa châng lâng xa nay zazum coh zr’lụ k’noong k’tiếc n’nâu, pr’loọng đong đoo công pr’đoọng bấc lâh mơ.
Coh c’xêê c’moo zâl arọp Mỹ, công cơnh bấc apêê pân juyh, pân đil Cơ Tu căh ơy tước 18 c’moo, p’căn Brư năc ting lướt bhrợ giao liên, guy ch’neh ch’na, đơơng p’nenh, cha răh. C’moo 1972, c’moo zâl arọp k’rơ pa bhlâng, arọp penh pa hư toong t’ngay ha dum, đoọng g’đéch doọ arọp bơơn lêy, ađoo đh’rưah lâng đồng đội năc lướt z’lâh tran chăng, crâng k’coong, n’jưah lướt, n’jưah chêêc c’lâng bêl bấc ơl bom cha răh penh pa hư âng arọp abhuy. Đoo bêl guy hàng đơơh hân năc ng’lướt toong t’ngay ha dum; bhrợ c’lâng tước mơ ooy, guy hàng tước mơ đêêc. Coh muy g’luh guy hàng, ađoo crêê cha răh âng arọp, xang n’năc vêy ta chô đơơng ooy vel đong pa dưah, xang n’năc ađoo pay k’diic, n’niên k’coon. Ta luôn coh bơr pêê zệt c’moo, diic điêl k’coon c’chau ắt mamông đh’rưah coh muy đhr’nong đong tôn, z’đâr n’loong xiên pa bhlâng, đanh đươnh đhr’nong đong công ma zir hư, t’răh ha ruôi. Coh c’moo ahay, vêy Nhà nước zooi 50 ức đồng, diic điêl nhi đoo vặ p’xoọng tơợ NHCSXH chr’hoong đh’rưah lâng zên vặ tơợ k’coon, bhuh xoọng mơ 200 ức đồng, ađoo bhrợ đhr’nong đong nhâm mâng đoọng ắt mamông bêl t’cooh đhur lâng vêy đhị đoọng k’coon ch’chau tước lum lêy. P’căn Brư bhui har pa bhlâng: “Đong cu crêê t’răh ha ruôi vêy nhà nước zooi đoọng bhrợ t’mêê, pr’loọng đong cu bhui har lâng n’năl ơn bấc pa bhlâng. Hân đhơ ơy vêy đong xang liêm mâng cơnh đâu năc acu công dzợ k’rang. K’rang ooy zên âng apêê k’coon đoọng vặ đoọng p’xoọng pa liêm đhr’nong đong. Pr’loọng đong cu đharựt, căh vêy k’tiếc năc 4 pr’loọng đong k’coon âng cu công ắt đh’rưah lâng cu. Hân đhơ cơnh đêêc vêy đong ắt nhâm mâng pr’loọng đong cu n’năl ơn Đảng, Nhà nước ơy zooi đoọng”.
Pazêng pr’loọng đong chính sách coh chr’val A Tiêng, chr’hoong Tây Giang vêy Nhà nước zooi đoọng t’bil lơi đong zir hư. Pazêng pr’loọng đong dzợ mặ pa bhrợ năc vel đong đoọng m’ma bh’năn, tơơm chr’noh, đoọng vặ zên pa dưr bh’rợ pa bhrợ. T’cooh Bling Em, Bí thư Chi bộ chr’val A Tiêng prá xay, t’piing lâng râu zazum âng chr’val, pr’ắt tr’mông âng pazêng pr’loọng đong chính sách, manuyh vêy g’lêêh c’rơ lâng Cách mạng đhị vel đong chr’val năc nhâm mâng lâh mơ: “Coh cr’noon vêy 8 pr’loọng đong chính sách vêy ta zooi bhrợ đong ắt, bệnh binh vêy ta zooi 40 ức đồng muy đhr’nong đong. Lâh n’năc năc dzợ vêy pr’hêl tơợ Tỉnh đội. Coh pr’ắt tr’mông, lâh râu zooi doọng âng zập cấp, pazêng pr’loọng đong n’nâu năc dzợ t’bhlâng pa bhrợ t’đui ooy c’rơ âng đay đoọng pa dưr râu bơơn pay pa chô. Lâng bhươl cr’noon, azi ta luôn k’rang lêy, đoo bêl jeh k’ăy ta luôn tước lum lêy. Lâng coh cr’chăl t’ngay 27/7 công k’dua apêê chính sách, thương binh tước ooy Gươl tr’lum mặt, đoọng pr’hêl, k’rang tước ooy c’rơ âng apêê đoo”.
Tây Giang ắt coh t’nooi 74 chr’hoong đharựt âng prang k’tiếc k’ruung. Prang chr’hoong vêy lâh 22 r’bhâu manuyh âng 14 c’bhuh acoon coh đhi noo, coh đêêc vêy 2.280 manuyh chính sách, manuyh vêy g’lêê c’rơ lâng Cách mạng. Coh đhr’năng dzợ bấc râu zr’năh k’đhap năc coh c’moo ahay, chr’hoong Tây Giang công ơy zooi t’bil lơi đong zir hư ha lâh 660 pr’loọng đong chính sách, pr’loọng đong đharựt, đăn đharựt. T’cooh Ngô Văn Luận, Trưởng phòng Lao động - Thương binh lâng Xã hội chr’hoong Tây Giang prá xay, đoọng zooi pr’loọng đong chính sách, manuyh vêy g’lêê c’rơ lâng cách mạng nhâm mâng ooy pr’ắt tr’mông, coh pazêng c’moo ahay, chr’hoong ơy xay bhrợ đh’rưah bấc xa nay bh’rợ cơnh: ch’mêệt lêy bhrợ bha ar, xay bhrợ chính sách zooi ha manuyh vêy g’lêê c’rơ, n’năl ooy pr’ắt tr’mông âng zập pr’loọng đong chính sách đoọng vêy bh’rợ zooi đoọng đơơh loon; bhrợ bh’rợ pa choom bh’rợ tr’nêng k’gooh ha k’coon ta đhi pr’loọng đong đharựt, manuyh vêy g’lêêh c’rơ lâng Cách mạng. Lâh n’năc, chr’hoong năc dzợ ta đang moon c’bhuh, cha năc manuyh zooi ooy bh’rợ bhrợ cha đoọng zooi pr’loọng đong chính sách choom t’bil lơi đharựt nhâm mâng…“Xoọc đâu xoọc xay bhrợ cơnh Nghị quyết 14 âng HĐND tỉnh ooy bh’rợ zooi pr’ắt tr’mông trung bình năc 2.250 r’bhâu đồng. Lâng đợ manuyh căh ơy zập năc zooi p’xoọng. Ch’mêệt lêy ooy đong ắt zir hư ting cơnh xa nay 3 griing. Ting cơnh Nghị quyết năc t’đui đoọng zooi đợ manuyh vêy g’lêêh c’rơ lâng cách mạng. Coh c’moo 2024, xay moon zooi 65 pr’loọng đong ooy đong ắt. Coh đêêc, 32 đhr’nong đong vêy ta bhrợ t’mêê. Cr’chăl t’ngay 27/7, lâh đợ zên ngân sách âng Chủ tịch nước, âng UBND tỉnh năc chr’hoong vêy pr’hêl la lay p’xoọng, tước lum lêy ta mooh pazêng pr’loọng đong chính sách, lực lượng vũ trang lâng Amế Việt Nam Anh hùng lâng bhuh xoọng”./.
CHUNG TAY CHĂM LO ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Là một trong 74 huyện nghèo của cả nước nhưng huyện vùng cao biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh và người có công với Cách mạng. Thông qua các chính sách của Đảng, Nhà nước, dành cho vùng ĐBDTTS, sự chung tay góp sức của cộng đồng, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình chính sách nơi vùng cao biên giới Tây Giang từng bước được cải thiện, nâng cao.
Đã vài tháng kể từ ngày dọn về nhà mới, hôm nào thương binh Hôih Thị Brư và chồng cũng đi tới, đi lui ngắm nghía ngôi nhà không chán. Bà Brư bảo, ở cái tuổi gần 60 con cháu đề huề như bà mới an cư là không sớm nhưng so với mặt bằng chung nơi vùng cao biên giới này, gia đình bà vẫn may mắn hơn nhiều.
Những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cũng như nhiều chàng trai, cô gái Cơ Tu tuổi chưa tròn 18 đôi mươi, bà Brư tình nguyện tham giao liên, gùi lương, tải đạn. Năm 1972, thời điểm chiến tranh ác liệt, địch bắn phá suốt ngày đêm, để tránh bị phát hiện, bà cùng đồng đội phải vượt qua những vách đá cheo leo, vừa đi, vừa dò đường giữa làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Những lúc gùi hàng cấp tốc phải đi cả ngày lẫn đêm; mở đường đến đâu, gùi hàng đến đó. Một lần vận chuyển hàng, bà trúng đạn bị thương, rồi được điều chuyển về địa phương, sau đó bà lấy chồng, sinh con. Suốt mấy chục năm, vợ chồng con cháu sống chen chúc trong căn nhà tôn, vách gỗ chật hẹp, qua bao mùa mưa nắng giờ đã ọp ẹp, mưa dột, gió lùa. Năm ngoái, được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, vợ chồng bà vay thêm NHCSXH huyện cộng với tiền vay mượn của con cái, họ hàng được 200 triệu đồng, bà xây ngôi nhà kiên cố để an cư tuổi già và có chỗ cho con cháu lui tới thăm nom. Bà Brư vui lắm: “Nhà tôi bị dột nát được nhà nước hỗ trợ xây mới, gia đình tôi vui mừng và biết ơn nhiều. Dù đã có nhà ở khang trang như này nhưng tôi vẫn còn lo. Lo số tiền mà các con đã vay mượn để bổ sung hoàn thiện cái nhà. Nhà tôi nghèo, không có đất nên 4 hộ gia đình các con tôi cùng ở một nhà với tôi. Dù sao có cái nhà ở ổn định gia đình tôi biết ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm”.
Hầu hết gia đình chính sách ở xã A Tiêng, huyện Tây Giang đã được Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm. Những hộ còn sức lao động được địa phương hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, cho vay vốn phát triển sản xuất. Ông Bling Em, Bí thư Chi bộ xã A Tiêng cho biết, so với mặt bằng chung của xã, đời sống của các gia đình chính sách, người có công với Cách mạng trên địa bàn xã có phần ổn định hơn: “Trong thôn có 8 hộ chính sách được hỗ trợ nhà ở, bệnh binh được hỗ trợ 40 triệu đồng/căn nhà. Ngoài ra còn nhận quà từ Tỉnh đội. Trong cuộc sống, ngoài sự giúp đỡ của các cấp, những hộ này vẫn tăng gia sản xuất theo sức khỏe của mình để tăng thu nhập. Đối với thôn, chúng tôi luôn quan tâm, những lúc ốm đau thường xuyên đến hỏi thăm. Vào dịp 27/7 cũng mời các đối tượng chính sách, thương binh đến Gươl để gặp mặt, tặng quà, quan tâm đến sức khỏe”.
Tây Giang nằm trong danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Toàn huyện có hơn 22 ngàn người thuộc 14 dân tộc anh em, trong đó có 2.280 đối tượng chính sách, người có công với Cách mạng. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng năm ngoái, huyện Tây Giang cũng đã hỗ trợ xóa nhà tạm cho hơn 660 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo. Ông Ngô Văn Luận, Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Tây Giang cho biết, để hỗ trợ gia đình chính sách, người có công ổn định kinh tế, những năm qua, huyện đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: rà soát, xem xét lập hồ sơ, giải quyết chính sách bảo trợ xã hội cho người có công, nắm bắt hoàn cảnh từng gia đình chính sách để có sự hỗ trợ kịp thời; thực hiện đào tạo nghề miễn phí cho con em hộ nghèo, người có công với Cách mạng. Ngoài ra, huyện còn huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ sinh kế giúp hộ gia đình chính sách thoát nghèo bền vững…. “Hiện nay, địa phương đang triển khai Nghị quyết 14 của HĐND tỉnh về hỗ trợ mức sống trung bình tối thiểu là 2.250 nghìn đồng. Đối với đối tượng chưa đủ thì hỗ trợ thêm. Rà soát đối tượng nhà ở còn tạm bợ theo tiêu chuẩn 3 cứng. Theo Nghị quyết thì ưu tiên hỗ trợ những đối tượng có công. Trong năm 2024, phê duyệt 65 hộ hỗ trợ về nhà ở. Trong đó, 32 nhà sửa chữa còn lại làm mới.Dịp 27/7. Ngoài nguồn ngân sách của Chủ tịch nước, của UBND tỉnh thì huyện có nguồn cố định riêng chăm lo, hỏi thăm các gia đình chính sách, lực lượng vũ trang và mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân”./.
Viết bình luận