Tỉnh Quảng Nam năc mmuy coh pazêng vel đong vêy đhăm crâng a bhuy bấc bhlầng prang k’tiếc k’ruung hêê. Tơợ bêl ơy ra pặ cớ k’bhuh zư lêy crâng, tỉnh nâu ơy k’rong apêê bh’rợ pa dưr pr’ặt tr’mông đanh mâng za nươr tơợ crâng, zooi đhanuôr đhị 197 chr’val vêy crâng têệm ngăn pr’ặt tr’mông. Bhiệc t’vaih bh’rợ đoọng ha đhanuôr zr’lụ toor căh muy zooi k’bhan pr’loọng đha nuôr bơơn đươi dua tơợ crâng năc dzợ chroi k’rong pa xiêr đhr’năng pa hư crâng.
Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh ặt coh zr’lụ k’tiếc âng 2 chr’hoong Nam Giang lâng Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. K’nặ 300 ma nuyh zư lêy crâng coh đâu ta luôn lướt cha mêệt lêy pa ghit k’nặ 80 r’bhầu héc ta crâng a bhuy. Pazêng apêê ting pâh zư lêy crâng đhị đâu năc đhanuôr đhị 12 chr’val ặt đhị toor Bhươn k’tiếc k’ruung âng 2 chr’hoong Nam Giang lâng Phước Sơn. Tỉnh Quảng Nam vêy chính sách t’đui đoọng t’pâh đhanuôr vel đong ting zư lêy crâng, zooi t’vaih bhiệc bhrợ, pa dzoóc bh’nơơn bh’rợ đoọng ha đhanuôr. Lâh mơ apêê đha đhâm ơy chô đăh bộ đội, bấc ngai ơy ặt ma mông lâng bh’rợ bhrợ têng, pay n’loong lết xa nay tơợ crâng cung bơơn ta đoọng moọt bhrợ ting zư lêy crâng.
T’cooh Blúp Chương, ma nuyh Cơ Tu ặt đhị chr’hoong Nam Giang, ma nuyh zư lêy crâng Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh moon, đhanuôr coh đâu năl ghit crâng ca coong cơnh ooy tu cơnh đêêc năc bhiệc zư lêy crâng liêm buôn lâh mơ: “Zư lêy crâng năc pachô rau liêm choom ha crâng. Lalăm a hay, đhanuôr căh lâh năl, apêê lêy rau pa chô bh’nơơn xoọc tr’nơợp, ting xơợng apêê căh liêm ta nih pa hư crâng. Xang muy cr’chăl ting pâh zư lêy crâng năc ơy bơơn năl chr’năp liêm âng bhiệc zư lêy, pa dưr crâng.”
Tỉnh Quảng Nam vêy lâh m’pâng ức hec ta crâng a bhuy. Pazêng đhăm crâng zêng ơy vêy c’la k’đhơợng zư liêm ta nih. Apêê đhanuôr ặt coh toor crâng năc ơy đh’rưah pa câl lưch đợ t’ruih glụ pay n’loong tơợ crâng. Xăl tu lướt glụ pay n’loong tơợ crâng ha pêê chroot đoọng 200 r’bhầu đồng cơnh lalăm a hay, chính quyền tỉnh Quảng Nam ơy zooi k’bhan pr’loọng đong đhanuôr coh zr’lụ toor crâng bhrợ cha, pa dưr pr’ặt tr’mông.
Chr’hoong Nam Giang, vel đong vêy đhăm crâng ga măc ơy t’bhưah cr’noọ bh’rợ cơnh: choh tơơm za nươu coh bhươn đong, băn a’ọc tăm, taanh a din, băn g’dớ… Pazêng cr’noọ bh’rợ nâu pa dưr dal bh’nơơn, đơơng chô thu nhập dal, zooi đhanuôr da ding ca coong nâu vêy bấc rau tr’xăl liêm choom. T’cooh Alăng Rươi, ặt đhị chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang moon ghit, bêl bơơn đớp rau liêm choom tơợ crâng, bấc đhanuôr doọ dzợ pa hư râng năc lêy crâng cơnh chr’năp cr’van k’rang tr’mông âng đay. “Nâu kêi năc băn t’rị đoọng pa câl a năm. T’rị đoọng pa bhrợ, glụ n’loong căh dzợ vêy ta băn. Xoọc đâu, tr’mông âng đhanuôr vel đong g’nưm tơợ ha rêê, choh ha roo, keo, tuông…”
Tơợ đhr’năng lalua bấc tu bhiệc pa hư crâng ngân pa bhlầng ơy ta luôn dưr vaih coh vel đong tỉnh Quảng Nam, ơy leh pazêng rau căh liêm đăh bh’rợ k’đhơợng zư lêy crâng. T’cooh Nguyễn Đăng Chương, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, đhr’năng lalua đhị vel đong đoọng lêy, bêl Nhà nước zooi đhanuôr zr’lụ toor crâng pa dưr apêê cr’noọ bh’rợ liêm choom năc đhr’năng pa hư crâng ơy xiêr k’rơ bhlầng. “Tơợ zên âng apêê cr’noọ bh’rợ âng Trung ương, tỉnh, chr’hoong, a zi năc ơy bhrợ pa dưr đề án bhrợ têng cha đoọng ha đhanuôr, pa bhlầng năc đhanuôr ặt ma mông coh zr’lụ toor crâng, đoọng ha pêê vêy pr’ặt tr’mông ta clơ lâh, ha dưr lâh, tơợ đêêc choom pa xiêr pa hư crâng. Muy coh pazêng đề án xoọc xay bhrợ vêy pa chô bh’nơơn năc đoo Đề án choh crâng pay bha lầng ga măc.”
Xọoc đâu, 11 Ban k’đhơợng lêy crâng đhị tỉnh Quảng Nam ơy t’vaih m’ma choh cơnh: H’rôông pay cr’liêng, quế, ch’tang… đoọng ha đhanuôr zr’lụ toor crâng choh, pay bha lầng ga măc. Tỉnh Quảng Nam cung xoọc xay bhrợ đh’rưah bhiệc choh za nươu đhị 9 chr’hoong da ding ca coong, zooi đhanuôr r’dợ z’lâh đha rựt, pa dưr ca van. Lâh mơ zên tơợ zư lêy crâng, tỉnh Quảng Nam dzợ p’loon tơợ zên âng apêe dự án đoọng t’vaih bhiệc bhrợ cha tệêm ngăn đoọng ha đhanuôr zr’lụ toor crâng. T’cooh Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đoọng năl, vel đong xay bhrợ bấc bh’rợ ghit, k’rong zư pa liêm crâng a bhuy. Ting cơnh t’cooh Lê Trí Thanh, xăl tu căh đoọng đhanuôr moọt pay n’loong tơợ crâng năc t’vaih bh’rợ bhrợ cha đanh mâng, zooi đhanuôr z’lâh đha rựt tơợ crâng. “Tỉnh Quảng Nam ơy pa zay xăl cr’noọ bh’rợ đoọng bhrợ têng, k’đhơợng zư lêy crâng. Jưah pa dưr c’rơ trách nhiệm, đh’rưah năc t’vaih k’bhuh zư lêy crâng ta luôn âng apêê Ban k’đhơợng zư lêy crâng. Acu lêy lâng cơnh bhrợ têng lliêm ta nih năc đoo năc k’nặ tước đâu, t’bhlầng đươi dua công nghệ thông tin k’rơ lâh mơ dzợ, tước đêêc bhiệc k’đhơợng zư lêy crâng đhị vel đong năc liêm choom lâh mơ”./.
Quảng Nam mở hướng sinh kế bền vững dựa vào rừng
Tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn trên cả nước. Sau khi sắp xếp, tổ chức lại lực lượng bảo vệ rừng, tỉnh này tập trung các giải pháp phát triển kinh tế bền vững dựa vào rừng, hỗ trợ người dân tại 197 xã có rừng ổn định cuộc sống. Việc tạo sinh kế cho người dân vùng đệm không chỉ giúp hàng vạn hộ dân hưởng lợi từ rừng mà còn góp phần hạn chế tình trạng xâm hại rừng.
Vườn Quốc gia sông Thanh nằm trên địa phận 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Gần 300 nhân viên bảo vệ rừng ở đây thường xuyên tuần tra bảo vệ gần 80 ngàn héc ta rừng nguyên sinh. Hầu hết những người tham gia bảo vệ rừng tại đây là người dân tại 12 xã vùng đệm của Vườn Quốc gia thuộc 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn. Tỉnh Quảng Nam có chính sách ưu tiên tuyển dụng người địa phương vào lực lượng bảo vệ rừng, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con. Ngoài những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, nhiều người từng sống bằng nghề khai thác gỗ trái phép cũng được tuyển dụng, đào tạo thành nhân viên giữ rừng.
Ông Blúp Chương, người Cơ Tu ở huyện Nam Giang làm nhân viên bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Sông Thanh cho rằng, người dân bản địa nắm rõ địa hình, thông thuộc từng đường mòn, lối mở trong rừng nên thuận lợi hơn cho công việc giữ rừng: “Bảo vệ rừng là trả nợ lại cho rừng. Trước đây nhiều bà con chưa hiểu, họ vì cái lợi trước mắt, nghe theo kẻ xấu vào rừng tàn phá, chặt hạ cây cối. Sau một thời gian tham gia bảo vệ rừng mới thấy được ý nghĩa.”
Tỉnh Quảng Nam có hơn nửa triệu héc ta rừng tự nhiên. Đa số những cánh rừng đã có chủ và được quản lý chặt chẽ. Người dân vùng đệm các khu bảo tồn và vườn quốc gia đã đồng loạt bán trâu kéo gỗ. Thay vì đi kéo gỗ thuê một ngày được 200 ngàn đồng như trước đây, chính quyền tỉnh Quảng Nam hỗ trợ hàng vạn hộ dân vùng đệm phát triển kinh tế.
Huyện Nam Giang, địa phương có diện tích rừng lớn đã nhân rộng các mô hình kinh tế như: Trồng dược liệu tại vườn nhà, chăn nuôi heo bản địa, dệt thổ cẩm, nuôi ong…Những mô hình này phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao, giúp cuộc sống người dân miền núi có nhiều đổi thay. Ông Alăng Rươi, ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang khẳng định, khi được hưởng lợi từ rừng, nhiều người dân không còn xâm hại rừng mà xem giữ rừng như giữ gìn nguồn sống của mình. “Chừ nuôi trâu đẻ thôi để bán thịt. Trâu kéo thì không còn sử dụng nữa. Hiện cuộc sống người dân địa phương bám vào nương rẫy, trồng lúa, keo, đậu…”
Từ thực tế nhiều vụ phá rừng quy mô lớn từng xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã bộc lộ những lỗ hổng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ông Nguyễn Đăng Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, thực tế tại địa phương cho thấy khi Nhà nước hỗ trợ người dân vùng đệm phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả thì tình trạng phá rừng đã giảm đáng kể: “Từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu từ Trung ương, tỉnh, huyện chúng tôi xây dựng đề án phát triển sản xuất cho người dân, nhất là người dân, cộng đồng dân cư sống ở khu vực bìa rừng để đời sống người dân nâng cao lên từ đó giảm tác động vào rừng. Một trong số những đề án đang triển khai rất hiệu quả là Đề án trồng rừng gỗ lớn.”
Hiện nay, 11 Ban Quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã ươm các loài cây giống như: Dổi ăn hạt, quế, xoan… cấp phát cho người dân vùng đệm trồng rừng gỗ lớn. Tỉnh Quảng Nam cũng đang triển khai đồng loạt chương trình phát triển dược liệu tại 9 huyện miền núi, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ngoài nguồn kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng, tỉnh Quảng Nam còn tranh thủ nguồn lực của các dự án để tạo sinh kế ổn định cho người dân vùng đệm. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương triển khai nhiều giải pháp cụ thể, tập trung giữ cho bằng được diện tích rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên. Theo ông Lê Trí Thanh, thay vì chặn đường người dân vào rừng lấy gỗ trái phép thì tỉnh đã mở hướng sinh kế bền vững dựa vào rừng, giúp bà con thoát nghèo từ các mô hình kinh tế rừng. “Tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực, tích cực chuyển đổi mô hình, thay đổi phương thức quản lý, bảo vệ rừng. Vừa tăng cường trách nhiệm của cộng đồng đồng thời hình thành lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các Ban Quản lý rừng. Tôi tin rằng với các làm quyết liệt đó cùng với sắp tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn thì chắc chắn rằng công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn sẽ tiếp tục chuyển biến tích cực”./.
Viết bình luận