Ting cơnh đhanuôr, ha dang bhrợ poong zi lấh c’lâng 9 đoọng g’đách c’lâng lướt đấh Cam Lộ-Vạn Ninh zi lấh chr’val Cam Hiếu, chr’hoong Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nắc bhrợ cắh liêm crêê tước pr’loọng đhanuôr ắt ma mung truíh c’lâng nâu. Zêng lêy đhanuôr cóh đâu cắh vêy k’tiếc đoọng bhrợ bhươn tược cắh c băn chóh thuỷ sản, tu cơnh đêếc, pr’ắt tr’mung đhanuôr mưy lêy đương pa câl tạp hoá lâng ôộm cha. Ha dợ ooy đâu, poong nâu xang bêl bhrợ nắc bhrợ ta cắt, cha groong c’lâng lướt vốch đhị zr’lụ đâu. T’coóh Lê Công, cóh vel Nam Hiếu, chr’val Cam Hiếu, chr’hoong Cam Lộ đoọng năl: Đhanuôr ắt ma mung têêm ngăn tơợ ahay ha dang bhrợ poong c’lâng 9 zi lấh c’lâng lướt đấh nắc bh’rợ đương pa câl âng đhanuôr cắh liêm crêê, đhanuôr cắh vêy bhiệc bhrợ. Lấh mơ, đhị zr’lụ clung đệ, bhiệc bhrợ poong nắc cơnh mưy c’lâng chr’hooi đác cha groong, bhrợ cắh liêm crêê c’lâng đác hooi lâng bhrợ chô t’vir đhị 2 đắh poong, pr’ắt tr’mung âng đhanuôr zr’lụ nâu cắh têêm ngăn:“Nhà nước ơy bhrợ c’lâng lướt đấh nắc đhanuôr đoọng, đhanuôr k’đươi moon đoọng c’lâng lướt đấh nâu zi lấh đhị đhanuôr, oó bhrợ cắh liêm crêê tước đhanuôr, đhanuôr ơy moon bấc chu ha dợ cắh ơy lêy bhrợ.”
Đắh bhiệc nâu, t’coóh Trần Hoà Linh, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Cam Lộ đoọng năl: Bêl ahay, bêl lêy cha mêết c’lâng lướt đấh Cam Lộ-Vạn Ninh zi lấh đhị chr’val Cam Hiếu, c’la đay bơơn lêy bấc râu cắh liêm crêê lêy k’đươi moon bhrợ tr’xăl bơr pêê râu ooy đắh thiết kế. Ooy đâu, vêy k’đươi moon tr’xăl tơợ bhrợ pa dưr poong lướt zi lấh c’lâng 9 g’đách c’lâng lướt đấh tước poong zi lấh c’lâng lướt đấh g’đách c’lâng 9.
Xang nặc, UBND chr’hoong Cam Lộ bấc chu vêy bha ar pa tơ pa gơi ooy Sở Giao thông-Vận tải, UBND tỉnh Quảng Trị đoọng t’bhlâng k’đươi zâp Bộ, ngành crêê tước hân đhơ cơnh đêếc, tước đâu cung cắh ơy lêy bhrợ pa liêm.
Ting cơnh bha ar pa tơ âng UBND chr’hoong Cam Lộ, đắh a’đai c’lâng lướt đấh t’mêê ta thiết kế tước a’bóc Trọt Đâu, tơợ đenh ơy váih bấc c’lâng đhanuôr bhrợ cha, pay đác cung cơnh âng đơơng bh’nơơn pr’đươi hàng hoá xang bêl bhrợ. Bêl c’lâng lướt đấh bhrợ đhị đâu nắc bhrợ ta cắt, cha groong zâp đhị c’nắt c’lâng nâu. Tu cơnh đêếc, lêy bhrợ c’lâng 2 đắh đoọng p’têết zâp đhị c’lâng tr’mung ha đhanuôr, t’bhlâng lêy bhrợ pa liêm đoọng đhanuôr bhrợ cha đhị zr’lụ đâu. Lâh mơ, tu ắt đhị zr’lụ clung đệ lâng bấc toọm k’ruung, 2 vel Vĩnh An lâng Nam Hiếu, chr’val Cam Hiếu, chr’hoong Cam Lộ buôn nong lít đhộ. Bêl c’lâng lướt đấh zi lấh lâng poong đhị c’lâng 9 g’đách c’lâng lướt đấh bhrợ pa dưr nắc bhrợ váih đợ c’lâng chr’hooi cha groong đác đhị đông đhanuôr, bhrợ k’rang k’pân tước pr’ắt tr’mung, pr’đươi cr’van đhanuôr. T’coóh Trần Hoài Linh, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Cam Lộ moon:“Chr’hoong cung ơy vêy bấc bha ar pa tơ k’đươi moon cr’chăl bhrợ thiết kế lâng cung ơy zư đợc râu prá xay nâu, k’đươi moon lêy cha mêết cớ poong zi lấh c’lâng 9 nắc đhanuôr ắt ma mung liêm buôn. Bha ar pa tơ âng Bộ giao thông nắc poong zi lấh c’lâng lướt đấh, zi lấh c’lâng 9 nắc zên bhrợ bấc bhlâng, k’dâng 900 tỷ nắc đhr’năng lêy bhrợ zr’nắh bhlâng.”
Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Quảng Trị cung ơy bấc chu pa gơi bha ar pa tơ xay moon đợ râu k’đươi moon âng chính quyền lâng đhanuôr chr’hoong Cam Lộ tước Bộ Giao thông-Vận Tải. Hân đhơ cơnh đêếc, bhiệc bhrợ poong zi lấh c’lâng lướt đấh, g’đách c’lâng 9 cơnh cr’noọ cr’niêng âng đhanuôr nắc zên bhrợ nâu bấc lấh 10 chu lâng bhrợ poong zi lấh c’lâng 9 g’đách c’lâng lướt đấh. T’coóh Trần Văn Sơn, Phó Gíam đốc Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Quảng Trị, Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo bhrợ pa liêm k’tiếc c’lâng lướt đấh Cam Lộ-Vạn Ninh đoọng năl, bhiệc bhrợ pa dưr c’lâng ha đhanuôr đhị đâu lêy cha mêết liêm ghít lấh mơ đoọng doọ bhrợ cắh liêm crêê tước đhanuôr ắt ma mung zr’lụ dự án lướt zi lấh:“Xoọc đâu, zr’lụ 2 đắh poong, pa zêng c’lâng zêng vêy ta cắt k’tứi nắc lêy k’đươi moon lêy bhrợ pa dưr zâp đhị c’nắt ta cắt nâu bhứah lấh, tơợ 7-9m. Lấh mơ, k’đươi moon chr’hoong pazưm lâng zâp ban, vêy cơnh lêy cha mêết zâp cơ chế chính sách đoọng zooi đhanuôr zr’lụ 2 đắh toor c’lâng nâu đoọng đhanuôr ắt ma mung têêm ngăn, đenh đươnh./.”
Quảng Trị: Vì sao người dân kiến nghị không xây cầu vượt Quốc lộ 9 tránh cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ?
Dự án đường cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh đang được tích cực giải phóng mặt bằng. Bộ Giao thông - Vận tải vừa có quyết định phê duyệt phương án xây dựng cầu Quốc lộ 9 vượt cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị với chiều dài khoảng 700 mét. Người dân vùng dự án lo lắng, phương án xây cầu này khiến chục hộ dân sống hai bên Quốc lộ 9 gặp nhiều khó khăn về sinh kế, nguy cơ gây ngập lụt cục bộ.
Theo người dân nếu xây cầu vượt Quốc lộ 9 tránh cao tốc Cam Lộ -Vạn Ninh qua xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị sẽ ảnh hưởng đến 68 hộ dân dọc tuyến đường này. Hầu hết bà con ở đây không có đất để phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp hay nuôi trồng thủy sản, vì vậy sinh sống chủ yếu bằng buôn bán tạp hóa và dịch vụ ăn, uống. Trong khi đó, cầu vượt này sau khi hình thành sẽ gây chia cắt, phong tỏa đi lại qua khu vực. Ông Lê Công, ở thôn Nam Hiếu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ cho biết: Người dân sống ổn định từ bao đời nay nếu xây cầu đường 9 vượt cao tốc thì hoạt động buôn bán của người dân chắc chắn sẽ bị ngưng trệ, người dân không có việc làm. Ngoài ra, đây là vùng thấp trũng, việc xây cây cầu sẽ như một con đê chắn nước, làm lệch dòng chảy và tạo xoáy nước ở 2 đầu cầu, cuộc sống của bà con khu vực này không bảo đảm an toàn:“Nhà nước đã mần đường cao tốc thì dân thống nhất, dân yêu cầu cho đường cao tốc vượt khỏi ảnh hưởng dân đó, dân có đề xuất lên mấy lần rồi mà trên chưa giải quyết.”
Về vấn đề này, ông Trần Hoài Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho biết: trước đây ngay khi tham gia kiểm tra hướng tuyến cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh qua địa phận xã Cam Hiếu, bản thân ông đã thấy điều bất cập nên kiến nghị thay đổi một số chi tiết trong thiết kế. Trong đó, có kiến nghị thay đổi từ xây dựng cầu vượt Quốc lộ 9 tránh cao tốc sang cầu vượt cao tốc tránh Quốc lộ 9.
Sau đó, UBND huyện Cam Lộ nhiều lần có văn bản gửi Sở Giao thông - Vận tải, UBND tỉnh Quảng Trị để tiếp tục kiến nghị các Bộ, ngành liên quan nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Theo văn bản của UBND huyện Cam Lộ, phía bên trái cao tốc vừa được thiết kế đến hồ Trọt Đâu, từ lâu đã hình thành nhiều tuyến đường dân sinh phục vụ việc lấy nước cũng như vận chuyển sản phẩm hàng hóa sau khai thác. Khi cao tốc đi qua sẽ gây chia cắt, phong tỏa các tuyến đường này. Vì vậy, cần thiết phải bố trí đường gom 2 bên để nối các tuyến đường dân sinh, tiếp tục phục vụ cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng. Đặc biệt, do ở vùng thấp trũng và hạ lưu nhiều con sông, 2 thôn Vĩnh An và Nam Hiếu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ thường bị ngập lụt nặng. Khi cao tốc đi qua và cầu vượt Quốc lộ 9 tránh cao tốc hình thành sẽ tạo thành những con đê chắn nước ở ngay trước những nhà dân, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân. Ông Trần Hoài Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ nói:“Huyện cũng đã có nhiều văn bản đề nghị quá trình thiết kế và cũng đã bảo lưu ý kiến này, đề nghị là tư vấn xem xét lại và nên tính toán cầu cao tốc vượt quốc lộ 9 thì bà con sinh hoạt thuận lợi hơn. Văn bản của Bộ giao thông thì cầu vượt cao tốc, vượt quốc lộ 9 thì chi phí rất là lớn, vấn đề này khoảng 900 tỷ nên khả năng đầu tư là rất khó khăn.”
Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Trị cũng đã nhiều lần gửi văn bản chuyển tải các kiến nghị của chính quyền và người dân huyện Cam Lộ đến Bộ Giao thông - Vận tải. Tuy nhiên, việc xây dựng cầu vượt cao tốc tránh Quốc lộ 9 như mong muốn của người dân thì mức kinh phí đối với hạng mục này sẽ tăng lên hơn 10 lần so với xây dựng cầu vượt Quốc lộ 9 tránh cao tốc. Ông Trần Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Trị, Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ-Vạn Ninh cho biết, việc xây dựng đường gom dân sinh ở đây cần được nghiên cứu thấu đáo hơn nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa cho người dân vùng dự án đi qua:“Hiện nay, xung quanh hai bên cầu vượt, hệ thống đường gom có mặt cắt tương đối nhỏ thì đề nghị phải nâng cấp các mặt cắt các đường gom nên rộng hơn, từ 7 đến 9m. Ngoài ra, đề nghị huyện cũng phối hợp các ban,có nghiên cứu các cơ chế chính sách để hỗ trợ cho bà con xung quanh hai bên đường gom đó nhằm giảm thiểu khả năng sinh hoạt trước mắt và lâu dài của người dân”./.
Viết bình luận