C’moo 2018, anoo Bhơ Nướch Văn Trực, ắt coh cr’noon Ra Nuối, chr’val Zơ Ngây, chr’hoong Đông Giang câl 6 p’nong xoọng cr’đe lâng đợ chr’năp mơ 4 ức đồng chô băn lêy. Coh cr’chăl tr’nơớp tơớp băn tu căh ơy vêy kinh nghiệm, pazêng xoọng cr’đe âng anoo Trực vaih zih, muy bơr p’nong crêê chêệt. Doọ tu cơnh đêêc năc căh dzợ kiêng băn, anoo Trực t’bhlâng chêêc lêy n’năl coh mạng internet lâng chêêc lêy n’năl bh’rợ băn xoọng cr’đe âng apêê n’lơơng coh vel đông đoọng pa chô kinh nghiệm. Tơợ 6 p’nong xoọng cr’đe coh tr’nơớp, tước nâu cơy pazêng xoọng cr’đe âng ađoo Trực năc ơy rưah lâh 100 p’nong, anoo bơơn pay pa chô nhâm mâng tơợ 5-8 ức đồng coh muy c’xêê xang bêl pa câl. Anoo Bhơ Nướch Văn Trực xay moon: Băn xoọng cr’đe doọ lâh bil t’ngay c’xêê lâng g’lêêh c’rơ. Bh’năn đoọng ha xoọng cr’đe công buôn ng’chêêc lêy, bấc bhlâng năc ng’bơơn tơợ crâng, cơnh: atâng, atao, arong, cr’đe, bhơi voi… C’rol vêy ta bhrợ doọ lâh bấc cơnh, l’thai ch’ngaách coh hân noo ch’noọng lâng ngăn céch coh hân noo ha ọt. Ha dzợ c’rol băn xoọng cr’đe ma coon năc choom đươi gạch bhrợ cum đong ga măc 50x50cm bhrợ ting bha nụ t’tứi. Xoọng cr’đe ng’băn đanh tơợ 8-10 c’xêê năc choom ng’đươi pa câl:“Coh vel đong chr’val Zơ Ngây muy acu a năm bhrợ bh’rợ băn xoọng cr’đe. Coh cr’chăl ahay acông bhrợ t’bhưah zr’lụ băn. Bấc ngai ta mooh băn doọ lâh k’đhap, acu moon tuỳ a năm tr’nơơp tơớp băn công zr’năh k’đhap năc đoo bêl ơy ng’băn năc công ba buôn. Xoọng cr’đe n’nâu doọ lâh kiêng cha bấc cơnh, hân noo p’răng puýh cơnh đâu năc đoọng cha bấc a tâng lâng atao đoọng p’xoọng đác. Coh cr’chăl ha y năc t’bhlâng bhrợ t’bhưah zr’lụ băn, câm m’am t’mêê đoọng xoọng cr’đe vaih bấc lâh mơ, g’đech đhr’năng mr’đoo aham, xoọng cr’đe căh đâh u pậ.”
Công cơnh anoo Bhơ Nướch Văn Trực, c’moo 2019, anoo A Lăng Dói, ắt coh cr’noon Ra Nuối, chr’val Zơ Ngây, chr’hoong Đông Giang ơy bhrợ bh’rợ băn bé lâng mơ 5 p’nong acoon m’ma. Coh tr’nơớp, anoo băn p’loh coh crâng k’coong năc bé chêệt bấc. Xang bêl vêy Cán bộ y tế pa choom, c’moo 2020 anoo A Lăng Dói vặ zên 30 ức đông tơợ zên pa dưr bh’rợ pa bhrợ âng Hội Nông dân chr’hoong bhrợ têng zr’lụ c’rol, đong ắt bhưah lâh 3.500 m2 đh’rưah lâng choh bấc râu bhơi. Zr’lụ băn bé vêy ta groong lâng g’roong B40. Xoọc đâu, coh zr’lụ băn bé âng anoo Dói vêy lâh 50 p’nong bé. Anoo A Lăng Dói xay moon: băn bé doọ lấh vaih pr’luh, c’rơ pa bhlâng, bh’năn u bấc, năc bh’rợ băn công ba buôn lâh mơ lâng băn t’rí, c’roóc. Chr’nắp bhlâng bé đâh u ruah, băn k’dâng 10 p’nong a căn muy ruuh rứah k’dâng 15 p’nong acoon bé, muy c’moo rưah 2 ruuh. Anoo A Lăng Dói xay moon, tơợ bh’rợ băn bé zập c’moo ađoo bơơn pay pa chô lâh 50 ức đồng zên pa câl bé lêệ lâng bé m’ma. Tơợ zên n’nâu năc ađoo choh lâh 1 héc ta keo, choh tơơm prí, pih bhung, băn a ọc lâng pếch a bọc băn axiu:“Kinh nghiệm bêl băn năc đoo bêl acoon bé ga măc năc choom pay băn la lay, đoọng ắt la lay, căh cậ pa câl, ha dang căh năc phối cớ lâng crêê mr’đoo aham, k’coon t’tun năc dưr khúch, căh cậ căh choom pậ. Tu cơnh đêêc, đoọng vêy m’ma liêm năc ng’câl conh la lay chô đơơng băn đoọng nhâm mâng m’ma acoon lâng râu a yêm âng lêệ bé. Coh cr’chăl ha y acu t’bhlâng bhrợ t’bhưah zr’lụ băn, lâng t’bấc cr’năn bé, đoọng toong t’ngay dưr vaih bấc lâh mơ.”
Ting cơnh amoó Nguyễn Thị Bích Liên, Bí thư Huyện Đoàn Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, coh cr’chăl ahay bh’rợ tơớp bhrợ cha âng apêê đoàn viên đhị chr’hoong ơy vêy bấc râu liêm choom. Tơợ đêêc, bhrợ t’vaih đợ bh’rợ kinh tế vêy bấc râu liêm choom coh pr’ắ tr’mông, zooi apêê pr’zớc t’bhlâng t’bil ha ul, pa xiêr đharựt lâng bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ. Lướt đh’rưah lâng ta đhâm c’mor, Huyện Đoàn Đông Giang ơy đoọng lâh 20 p’nong m’ma a ọc, lâh 2 r’bhâu m’ma tơơm n’loong ha apêê đoàn viên, ta đhâm c’mor tôn giáo coh chr’val Cà Dăng… Lâh n’năc, Huyện Đoàn công pazum đh’rưah lâng pazêng Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp đhị chr’hoong zooi apêê pr’zớc bơơn vặ zên lâng lâh 28 tỷ đồng đoọng pa dưr pr’ắt tr’mông. Ting n’nắc, đơn vị công pazum đh’rưah lâng Phòng Nông nghiệp chr’hoong, Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp đoọng pa choom apêê đoo ooy bh’rợ ch’choh, b’băn đoọng ha ta đhâm c’mor vêy bh’rợ kinh tế nông nghiệp. Amoó Nguyễn Thị Bích Liên, Bí thư Huyện Đoàn Đông Giang xay moon:“Lâng apêê đoàn viên, ta đhâm c’mor kieng pa dưr kinh tế năc vêy cr’noỌ kiêng vêy ngai zooi đoọng năc choom ta đang moon ooy Huyện Đoàn, tơợ đêếc Huyện Đoàn năc pazêng c’rơ đoọng choom zooi đoọng ha đoo p’zớc đoàn viên ta đhâm c’mor n’năc pa dưr kinh tế, bh’rợ tơợp bhrợ cha âng đay. Ting n’năc Huyện Đoàn t’bhlâng pazum đh’rưah lâng pazêng Ban, ngành đoọng t’bhlâng nhăn tơơm chr’noh, acoon bh’năn crêê cơnh đoọng ng’zooi apêê đoàn viên, ta đhâm c’mor pa dưr kinh tế.”./.
Thanh niên Cơ Tu khởi nghiệp trên quê hương
Được sự hỗ trợ, đồng hành của các tổ chức Đoàn, Hội, nhiều thanh niên Cơ Tu ở huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã lập thân, lập nghiệp làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Qua đó, góp phần xoá đói, giảm nghèo trong lớp trẻ.
Năm 2018, anh Bhơ Nướch Văn Trực, ơ thôn Ra Nuối, xã Zơ Ngây, huyện Đông Giang mua 6 con dúi với giá 4 triệu đồng về nuôi thử nghiệm. Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, đàn dúi của anh Trực phát triển chậm, một số con bị chết. Không nản, anh Trực mày mò tìm hiểu trên mạng internet và tham quan các mô hình nuôi dúi trên địa bàn để tích lũy kinh nghiệm. Từ 6 con dúi ban đầu, đến nay đàn dúi của gia đình anh Trực đã phát triển hơn 100 con, cho anh thu nhập ổn định từ 5-8 triệu đồng/tháng sau mỗi lần xuất bán. Anh Bhơ Nướch Văn Trực chia sẻ: Nuôi dúi không mất nhiều thời gian và công sức. Thức ăn cho dúi cũng dễ kiếm, chủ yếu lấy từ tự nhiên, như: đót, mía, sắn, tre, bắp, cỏ voi... Chuồng trại xây đơn giản, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Còn chuồng nuôi dúi sinh sản có thể dùng gạch lát nền loại 50x50cm dựng thành từng ô. Dúi nuôi từ 8- 10 tháng là có thể xuất chuồng:“Trên địa bàn xã Zơ Ngây có mình tôi thực hiện mô hình nuôi dúi này. Thời gian qua tôi cũng đã mở rộng dần điện tích nuôi. Nhiều người hỏi tôi nuôi có khó không, tôi bảo tuỳ thôi mới đầu nuôi thì hơi khó nhưng nuôi rồi thì đơn giản. Con dúi này không phải là loài kén ăn, mùa nắng nóng như này là cho ăn nhiều cây đót và cây mía để bổ sung nước. Thời gian tới tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi, đầu tư mua con giống mới để con dúi phát triển nhiều hơn nữa, tránh tình trạng trùng huyết, con dúi kém phát triển.”
Cũng như anh Bhơ Nướch Văn Trực, năm 2019, anh A Lăng Dói, ở thôn Ra Nuối, xã Zơ Ngây, huyện Đông Giang đầu tư mô hình nuôi dê với 5 con dê giống. Lúc đầu, anh chăn thả tự nhiên nên dê chết nhiều. Sau khi được cán bộ Thú y hướng dẫn, năm 2020 anh A Lăng Dói mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ vốn phát triển sản xuất của Hội Nông dân huyện đầu tư xây dựng khu chuồng trại nuôi dê rộng hơn 3.500 m2 kết hợp trồng cỏ voi và cỏ xả. Khu chăn nuôi được rào bằng lưới B40. Hiện nay, ở khu nuôi dê của anh Dói có hơn 50 con dê. Anh A Lăng Dói cho biết: nuôi dê ít bị dịch bệnh, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn ở tự nhiên dồi dào, nên việc nuôi dê có phần dễ hơn nuôi trâu, bò. Đặc biệt, dê sinh sản nhanh, nuôi khoảng 10 con dê cái mỗi lứa đẻ được hơn 15 con dê con, mỗi năm 2 lứa. Anh A Lăng Dói khoe, từ mô hình nuôi dê mỗi năm anh A Lăng Dói thu về hơn 50 triệu đồng tiền bán dê thịt và dê giống. Từ số tiền này, anh tiếp tục đầu tư trồng hơn 1 héc ta keo, trồng cây chuối, bưởi da xanh, nuôi heo và đào ao thả cá:“Kinh nghiệm nuôi là khi dê con lớn thì nên tách ra khỏi dê mẹ, tách đàn, bán tỉa, nếu không sẽ phối lại và đồng huyết, con sau sẽ bị dị tật, hoặc là không phát triển được. Cho nên để duy trì giống thì nên mua con đực ở dòng khác về nuôi để đảm bảo con giống và chất lượng thịt của con dê. Trong thời gian đến tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi, và tăng số lượng đàn dê, để ngày càng phát triển hơn.”
Theo chị Nguyễn Thị Bích Liên, Bí thư Huyện Đoàn Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, thời gian qua công tác khởi nghiệp của đoàn viên trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực. Qua đó, hình thành những mô hình kinh tế cho hiệu quả kinh tế, giúp các bạn trẻ vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Đồng hành cùng thanh niên, Huyện Đoàn Đông Giang đã hỗ trợ hơn 20 con heo giống, hơn 2 ngàn giống cây gió vàng cho đoàn viên, thanh niên tôn giáo ở xã Cà Dăng… Ngoài ra, Huyện Đoàn còn phối hợp các Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn huyện giúp các bạn trẻ tiếp cận nguồn vốn vay hơn 28 tỷ để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, đơn vị cũng phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện, Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp để hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các đoàn viên thanh niên có mô hình kinh tế nông nghiệp. Chị Nguyễn Thị Bích Liên, Bí thư Huyện Đoàn Đông Giang cho biết:“Đối với đoàn viên, thanh niên muốn phát triển kinh tế mà có nhu cầu về việc hỗ trợ thì có thể liên hệ đến Huyện đoàn, qua đó Huyện Đoàn sẽ tìm tất cả các nguồn lực để có thể hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên đó có thể phát triển về kinh tế, về mô hình khởi nghiệp của mình. Đồng thời Huyện Đoàn tiếp tục phối hợp với các Ban, Ngành để tiếp tục xin cây con, giống vật nuôi phù hợp để hỗ trợ cho các bạn đoàn viên, thanh niên phát triên kinh tế.”./.
Viết bình luận