Pazêng c’moo hay, apêê t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp đhị da ding ca coong tỉnh Khánh Hoà pa zay xay moon, t’pâh đhanuôr vel đong oọ pa câl k’tiếc: Zư k’tiếc đoọng bhrợ cha, pa dưr kinh tế, z’lâh đha rựt đanh mâng.
Chr’hoong da ding ca coong Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa nắc zr’lụ liêm buôn, ch’ngai tơợ thành phố Nha Trang lâh 30km. Đhị chr’hoong nâu, vêy c’lâng bhlầng 27C, c’lâng lướt đâh Bắc – Nam z’lâh, hạ tầng c’lâng p’rang r’dợ bơơn bhrợ pa xang. Tước nâu kêi, bấc đhanuôr tơợ lơơng ơy tước Khánh Vĩnh câl k’tiếc bhrợ bhươn, bhrợ đong. Coh cr’chăl căh mơ đanh, chr’năp k’tiếc đhị da ding ca coong dưr dzooc dal.
Tu cơnh đêêc, bhiệc t’pâh đhanuôr acoon coh zư k’tiếc oọ pa câl nắc vaih bh’rợ k’rơ đhị zập vel bhươl. Nâu cung nắc bh’rợ ta luôn âng apêê t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp bhrợ. T’cooh bhươl Cao Dáng ặt đhị vel A Xây, chr’val Khánh Nam, chr’hoong Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đoọng năl: “Ha dang đay căh zư k’tiếc, pr’ặt tr’mông âng đay coh da ding ca coong nâu nắc hau năl chấc bhrợ dzợ, tơợ k’tiếc nắc bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ, pa dưr pr’ặt tr’mông, căh vêy k’tiếc hau năl cơnh bhrợ cha, băn t’mông. Acu xay lâng đhanuôr, năc oọ pa cala k’tiếc đhơ pa câl bấc zên ha dợ zên cung căh ặt đanh lâng đay, xay cơnh đêêc đoọng ha pêê xơợng. 100 ức đồng t’moọt ooy chr’đhung đay xang nắc coh t’tun cung chô ooy chr’đhung pân lơơng”.
Zư k’tiếc, zư vel nắc chr’năp âng đhanuôr coh đhị tỉnh Khánh Hòa ơy bhrợ tơợ a hay. Căh muy xay moon, k’đươi t’pâh, t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp đhị chr’hoong Khánh Vĩnh dzợ pa ghit năl zập đhr’năng âng pr’loọng đhanuôr, đâh k’đhơợng lêy cơnh lâng ngai pa câl k’tiếc k’bunh. P’căn Trần Thị Việt, 69 c’moo, Bí thư Chi bộ vel Hòn Dù, chr’val Khánh Nam, chr’hoong Khánh Vĩnh đoọng năl, coh vel ngai lưm k’đhap k’ra nắc zooi apêê z’lâh k’đhap năc đoo oọ đoọng pa câl k’tiếc. Bấc ngai ơy pa câl k’tiếc ha dợ bơơn đhanuôr k’đhơợng, xang nắc pa choom apêê cơnh bhrợ cha đhị đhăm k’tiếc nắc đoo đoọng z’lâh đha rựt. P’căn Việt moon: “Pazêng pr’loọng đong đăn đâu năc doọ dzợ pa câl k’tiếc, a cu moon nâu kêi oọ pa câl k’tiếc, pa câl k’tiếc nắc a hêê lưm k’đhap zr’năh lâh mơ dzợ. Oọ đương g’nưm tơợ nhà nước, apêê muy đoọng a đay cha 1 chu, 1 c’xêê căh mặ băn a đay tất lang. Tu cơnh đêêc oọ pa câl k’tiếc, đơc k’tiếc ahêê bhrợ cha. Lêy apêê pr’loọng ơy pa câl, đớp pay zên, a cu tước moon, oọ pa câl, ma nuyh câl nắc cung pa chô zên đươi cơnh đêêc nắc dzợ k’tiếc”.
Bhrợ têng xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung đăh pa dưr kinh tế - xã hội zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding ca coong cr’chăl 2021 – 2030, tỉnh Khánh Hòa ơy bhrợ liêm choom coh c’moo 2024, bhrợ têng liêm đhr’năng căh zập k’tiếc ắt, k’tiếc bhrợ cha đoọng ha đhanuôr đha rựt zr’lụ acoon coh lâng da ding ca coong. Ting đêêc, chr’hoong Khánh Vĩnh ơy ra pặ lâh 39,3 tỷ đồng đoọng bhrợ k’nặ 500 đong ặt đoọng ha pêê acoon coh lưm tr’mung k’đhap đha rựt. Vêy k’tiếc đoọng bhrợ đong ặt, đhanuôr têệm ngăn pr’ặt tr’mông nắc đoo bh’nơơn tơợ bấc c’moo t’pâh đhanuôr zư k’tiếc. Coh đêêc, vêy rau c’rơ chro k ‘rong âng apêê t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp. T’cooh Mấu Văn Phi, Bí thư Huyện ủy Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đoọng năl, lâh 90% đhanuôr da ding ca coong vêy pr’ặt tr’mông nắc g’nưm tơợ bhrợ têng ha rêê. Cr’van cr’bhộ chr’năp bhlầng âng đhanuôr nắc k’tiếc, đong n’đoo bấc k’tiếc, pa zay bhrợ têng cha nắc doọ k’rang ha ul, đha rựt. “T’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp ặt tr’đăn lâng đhanuôr vel bhươl, apêê năl cr’noọ pr’chăp âng đhanuôr acoon coh. Tu cơnh đêêc, apêê xay lâng đhanuôr nắc đhanuôr đâh ting xơợng bhrợ. Bhiệc zư lêy k’tiếc nắc zư pr’đươi bhrợ cha, nâu nắc bh’rợ apêê t’cooh bhươl ơy năl ghit, ha dang căh vêy k’tiếc nắc pr’ặt tr’mông lưm k’đhap k’ra pa bhlầng. Apêê t’cooh bhươl xay moon rau chr’năp liêm âng k’tiếc, zư k’tiếc, xay lâng đhanuôr nắc oọ tu rau pr’lêy xoọc tr’nơợp nắc pa câl k’tiếc âng đong đay, coh t’tun nâu nắc lang acoon a châu lưm k’đhap đha rựt bhlầng”.
Coh pazêng c’moo hay, zr’lụ da ding ca coong tỉnh Khánh Hòa ơy xăl c’lâng bhrợ têng ha rêê đoọng choh zập tơơm vêy chr’năp kinh tế dal bhlầng. Đhị zr’lụ da ding ca coong tỉnh Khánh Hòa, leh bấc cr’noọ bh’rợ choh sầu riêng pa chô lâh 1 tỷ đồng/1ha. Vêy k’tiếc bhrợ cha, năl cơnh bhrợ têng đh’rưah lâng rau zooi âng nhà nước nắc ơy chroi k’rong pa dưr dal thu nhập đoọng ha đhanuôr. Pa xiêr đha rựt nắc rau c’leh liêm âng tỉnh Khánh Hòa bêl tước lưch c’moo 2024, mị 2 chr’hoong da ding ca coong Khánh Sơn, Khánh Vĩnh nắc ơy z’lâh đha rựt. T’cooh Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa k’đươi moon apêê vel đong k’rang tước pa dưr bhrợ ha rêê, pa dưr dal chr’năp đoọng z’lâh đha rựt đanh mâng ha zr’lụ da ding ca coong:“Apêê vel đong ơy lâng xoọc xăl bhrợ crêê c’lâng xa nay, apêê đồng chí ơy xay moon, t’pâh lalua ta nih, bấc đồng chí bh’cộ ơy tơợp xăl tơơm chr’noh vêy pa chô bh’nơơn dal. Xoọc đâu, chr’năp bh’nơơn bhrợ ha rêê căh ơy vêy tơơm n’đoo mặ z’lâh tơơm sầu riêng. Bh’rợ tước đâu nắc pa dzooc chr’năp coh đhăm k’tiếc, z’lâh đha rựt đanh mâng”./.
GIÀ LÀNG TUYÊN TRUYỀN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIỮ ĐẤT, LÀM GIÀU
Những già làng, người có uy tín tại miền núi tỉnh Khánh Hòa luôn gương mẫu, đi đầu và có tiếng nói quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, các già làng, người có uy tín tại miền núi tỉnh Khánh Hòa tích cực tuyên truyền, vận động người dân địa phương không bán đất; Giữ đất để canh tác, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa có vị trí địa lý thuận lợi, chỉ cách thành phố Nha Trang hơn 30km. Trên địa bàn huyện này có Quốc lộ 27C, cao tốc Bắc- Nam đi qua, hạ tầng giao thông dần được hoàn thiện. Đến nay, nhiều người từ nơi khác đã đến Khánh Vĩnh mua đất lập vườn, làm nhà. Trong thời gian ngắn, giá đất tại miền núi tăng nhanh.
Vì vậy, việc vận động bà con trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số giữ đất không bán trở thành vấn đề nóng tại các thôn, xóm. Đây cũng là việc làm thường xuyên của các già làng, người có uy tín. Già làng Cao Dáng, ở thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Nếu mình không giữ đất, cuộc sống của mình ở trên núi này sẽ làm gì, từ đất sẽ làm ra của cải, phục vụ cho cuộc sống, không có đất làm sao mà sống. Mình cứ nói với bà con, bà con bán được nhiều tiền cũng không ở với mình, mình cứ nói như thế thôi. 100 triệu bỏ vào túi mình nó đâu có ở với mình, một thời gian nó đi qua túi người khác liền”.
Giữ đất, giữ làng là truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Khánh Hòa. Không chỉ tuyên truyền, vận động, các già làng, người có uy tín ở huyện Khánh Vĩnh còn chủ động nắm bắt hoàn cảnh từng gia đình, ngăn chặn kịp thời các giao dịch đất đai. Bà Trần Thị Việt, 69 tuổi, Bí thư Chi bộ thôn Hòn Dù, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh cho biết, trong làng, ai khó khăn thì bà giúp đỡ họ vượt khó để bà con khỏi bán đất. Nhiều trường hợp bán đất đã được bà kịp thời ngăn chặn, sau đó, hướng dẫn bà con canh tác để thoát nghèo. Bà Việt nói: “Những gia đình gần đây là không bao giờ bán đất, tôi nói, bây giờ đừng bán đất, bán đất rồi khổ cực. Đừng trông chờ, dựa vào nhà nước, người ta chỉ cho 1 bữa, 1 tháng, không nuôi cả đời được. Cho nên không bán đất, đất để làm. Thấy mấy hộ bán đất, đã nhận tiền, tôi đến ngăn chặn ngay, không bán, người mua đất lấy lại tiền nên đất vẫn còn đó”.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu trong năm 2024, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở cho hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Theo đó, huyện Khánh Vĩnh đã bố trí hơn 39,3 tỷ đồng để xây dựng gần 500 căn nhà cho các hộ dân tộc thiểu số hoàn cảnh khó khăn. Có đất để làm nhà, bà con được an cư chính là thành quả sau nhiều năm vận động đồng bào giữ đất. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các già làng, người có uy tín. Ông Mấu Văn Phi, Bí thư Huyện ủy Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, hơn 90% đồng bào miền núi có cuộc sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Tài sản lớn nhất của nông dân là đất, nhà nào nhiều đất, chăm chỉ làm việc thì chẳng bao giờ lo đói ăn. “Gìa làng, người có uy tín gắn bó với buôn làng, họ hiểu được ngôn ngữ, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con dân tộc thiểu số. Vì vậy, họ nói với bà con có tính thuyết phục, có niềm tin hơn. Việc giữ gìn đất là giữ gìn tư liệu sản xuất, đây là vấn đề các già làng nhận thức rất rõ nếu không cuộc sống sẽ khó khăn. Các già làng tuyên truyền tác dụng việc có đất, giữ đất lại bà con, đừng vì những lợi ích trước mắt, bán đất của mình, sau này sẽ rất khổ cho con cháu”.
Trong những năm qua, miền núi tỉnh Khánh Hòa đã chuyển hướng canh tác nông nghiệp sang các loài cây có giá trị kinh tế cao. Tại khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa, xuất hiện nhiều mô hình trồng sầu riêng doanh thu hơn 1 tỷ đồng/ 1 héc ta. Có đất sản xuất, biết cách canh tác cùng sự trợ giúp của nhà nước đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Giảm nghèo tiếp tục là điểm sáng của tỉnh Khánh Hòa khi hết năm 2024, cả 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã cơ bản thoát nghèo. Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị để thoát nghèo bền vững cho vùng cao: “Các địa phương đã và đang chuyển dịch đúng định hướng, các đồng chí đã tuyên truyền, vận động thực chất, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã đi đầu trong chuyển đổi cây trồng sang các loại cây có hiệu quả cao, rất cao. Hiện nay, tính hiệu quả trong nông nghiệp chưa có cây nào qua cây sầu riêng. Mục tiêu là gia tăng giá trị trên diện tích đất, thoát nghèo bền vững”./.
Viết bình luận