Đhị đâu, apêê nghệ nhân bhrợ bêệ lip chr’năp liêm bấc ngai kiêng. C’moo 2024, Bộ Văn hóa Thể thao lâng Du lịch ơy đơơng bh’rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia, chr’val Cát Tường, chr’hoong Phù Cát, tỉnh Bình Định moọt ooy t’nooi c’kir văn hóa phi vật thể k’tiếc k’ruung. Rau đâu nắc ơy moon ghit chr’năp đanh mâng lâng c’rơ ha dưr âng bh’rợ nâu.
Vel bhrợ lip a xêêh Phú Gia, chr’val Cát Tường, chr’hoong Phù Cát ch’ngai trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định mơ 35km.
X’rịa hân noo ha pruốt, ploon đhị t’ngay p’răng liêm, đhanuôr bhrợ lip vel Phú Gia pa gluh hi la bhrợ lip ar. Hi la kè nắc muy coh pazêng rau đơ bhlầng bhrợ lip Phú Gia. Rau hi la muy đhị chr’hoong Vân Canh, cơnh vel bhrợ líp a xêêh Phú Gia đanh k’zệt cây số. Đoọng vêy bơơn hi la kè bhrợ líp, đhanuôr vel Phú Gia nắc zươc câl căh cợ moọt bơơn tơợ crâng nắc vêy bơơn hi la nâu.
Pr’căn Hoàng Thị Năm c’moo đâu ơy 60 c’moo nắc ơy vêy lâh 40 c’moo bhrợ líp a xêêh Phú Gia. Pr’căn Năm moon, hi la kè bhrợ lip năc oọ lâh griing căh cợ lalâh nhuum, đơơng ar pa gooh, ar đh’luuc đoọng hila jưah gooh, ,jưah nhuum mơ buôn bhrợ: “Hi la kè bêl câl chô lơi n’gruông xang nắc dông ar pa gooh. Bêl hi la gooh nắc đơơng sấy cớ. Sấy xang nắc glụ pa tih hi la. Glụ pa tih xang nắc ra pặ hi la ooy lip. Kiêng liêm nắc câl hi la chô ar, hi la bhooc, k’bhlit. Năc muy hi la kè vêy choom bhrợ lip a xêêh Phú Gia”.
Ting cơnh ma nuyh bhrợ lip đhị vel bhrợ líp a xêêh Phú Gia, lip vêy đh’nơc a xêêh tu lip vêy chr’năp liêm đoọng ha pêê tớt a xêêh. Lalăm a hay, pazêng nghệ nhân coh đâu bhrợ lip nâu năc đoọng ha pêê bhua, quân lính bêl tớt coh hoọng a xêêh pơng. Pa bhlầng nắc moọt lang bhua Quang Trung, líp a xêêh Phú Gia ơy pa têệt lâng k’bhuh quân Tây Sơn.
Apêê pa chăm đhị líp a xêêh nâu cung lalay, mơ mơ lâng chr’năp bh’rợ âng ma nuyh pơng. Coh t’tun đâu, apêê lý trưởng, chánh tổng tớt coh hoọng a xêêh, pơng p’nơng nâu coh zập c’lâng p’rang nắc ơy vaih rau căh choom ha vil đhị zập vel bhươl Bình Định lalăm pazêng c’moo 1945.
Zập t’ngay, đhị zr’lụ bhrợ a xêêh Đỗ Văn Lan đhị vel Phú Gia, chr’val Cát Tường, chr’hoong Phù Cát vêy 10 cha nắc đh’rưah bhrợ lip. Tết nâu, t’cooh Đỗ Văn Lan ruh 76 c’moo ha dợ t’cooh nắc pa zay bhrợ líp a xêêh Phú Gia. Pr’loọng t’cooh Lan nắc ơy 5 lang bhrợ lip a xêêh, cơnh lâng t’cooh ơy vêy 61 c’moo bhrợ têng bh’rợ nâu.
T’cooh Đỗ Văn Lan đoọng năl, líp a xêêh Phú Gia nắc vêy cơnh bhrợ lalay lâng liêm mâng bhlầng. Lip bơơn bhrợ 10 clang, bhrợ lâng hi la kè chặt vaih coh crâng ca coong Bình Định. Lip a xêêh vêy 2 rau, muy rau nắc đoọng ha pân jưih pơng lâng muy rau nắc đoọng ha pân đil pơng. Lip âng pân đil pơng nắc bhưah 42cm dal 16cm; lip pân jưih bhưah 46cm, dal 20cm. Ma nuyh bhrợ lip nắc pa ghit zêng đhị 10 c’nặt bh’rợ, pazêng: t’vaih sườn mê; ghim sườn, pa mâng nan sườn, bhrợ vành, ih pa chăm, lơi n’gruông hi la; ghim sấy, bhrợ pa mâng đhị tu lip; ih lip. T’cooh Đỗ Văn Lan đoọng năl, đoọng bhrợ xang muy bêệ lip a xêh nắc đanh 3 t’ngay, bấc nắc cung 7 tước 10 t’ngay, vêy đoo lip bhrợ cơnh chr’năp liêm lâh nắc đanh tước m’pâng c’xêê vêy xang: “Bh’rợ bhrợ lip a xêêh nắc bh’rợ chr’năp lalay. Ma nuyh bhrợ nắc choom lêy rau đơ tih liêm âng lip oọ tâm beo. Ngai bhrợ choom bhlầng nắc apêê bhrợ doọ choom moọt đác. Ađoo choom bhrợ muy bêệ lip liêm mâng bhlầng nắc ma nuyh lưch loom lâng bh’rợ tr’nêng lâng z’hai bhlầng”.
Xoọc đâu, vel bhrợ líp a xêêh Phú Gia nắc lêy bhrợ 2 rau đơ bhlầng lâng chr’năp pa câl lalay mơ. Líp a xêêh cơnh c’xu coh piing lip nắc vêy t’crô chỉ 5 rau pr’họom căh cợ pô. Lip a xêêh chr’năp lâh nắc coh m’pâng lip t’boọ đồi mồi căh cợ chụp đồng, chụp bạc vêy ta boọc coọch liêm cra. Pô pa chăm coh lip a xêêh nắc đợ rau đơơng chr’năp văn hóa ma nuyh Việt cơnh: bhi dưa – bhrư – a cọp – triing, pô sen, pô mai, chai a lắc, bh’nụ đh’luuc… Zập bêệ lip a xêêh ha dang bhrợ zập c’nặt nắc đươi dua lip nâu đanh bhlầng tước 150 - 200 c’moo. Xoọc đâu lip a xêêh âng 200 c’moo hay dzợ zư đơc đhị vel Phú Gia.
Nâu kêi, vel bhrợ líp a xêêh Phú Gia vêy mơ 110 pr’loọng bhrợ lâng 300 cha nắc, zập c’moo bhrợ lâh 3.300 bêệ. Cục sở hữu trí tuệ, Bộ khoa học lâng Công nghệ ơy pay bha ar đọong quyền đươi dua chứng nhận “líp a xêêh Phú Gia” đoọng ha pr’đươi lip bơơn ta bhrợ đhị vel Phú Gia, chr’val Cát Tường, chr’hoong Phù Cát moọt c’moo 2016.
Bhiệc Bộ Văn hóa Thể thao lâng Du lịch xay moon, đươi xơợng bh’rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia, chr’val Cát Tường nắc c’kir văn hóa phi vật thể k’tiếc k’ruung chroi k’rong pa dưr dal chr’năp văn hóa tơợ c’kir văn hóa phi vật thể nâu. T’cooh Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND chr’hoong Phù Cát, tỉnh Bình Định moon, li a xêêh Phú Gia nắc muy coh pazêng pr’đươi đơơng chr’năp lịch sử lâng văn hóa đanh đươnh âng coon ma nuyh. “Vel bh’rợ nâu pa tước nâu kêi nắc t’mooi bha lang k’tiếc apêê cung k’rang tước. Cơnh lâng t’mooi du lịch bha lang k’tiếc, pa bhlầng nắc t’mooi Châu Âu, Châu Á cung vêy, tơợ Nhật Bản, Hàn Quốc. N’đhơ cơnh đêêc, năc đhr’niêng bh’rợ công đơơng râu mr’cơnh. Đha nuôr coh vel bh’rợ apêê đoo công pa bhlâng bhui har tu năc bơơn bhrợ pa dưr bh’rợ âng lang aconh abhươp n’jưah chô đơơng bh’nơơn bơơn zên”.
Bh’rợ bhrợ lip axêêh Phú Gia năc c’kir văn hóa phi vật thể k’tiêc k’ruung g’luh 5 âng tỉnh Bình Định bơơn xay moon, xang Võ ty Bình Định, Hát bội Bình Định, Nghệ thuật Bài chòi Bình Định, Bhiêc bhan Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn ( chr’val Phước Quang, chr’hoong Tuy Phước). T’cooh Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đoọng năl, coh c'lâng xa nay pa dưr bh;rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia, tỉnh Bình ĐỊnh k'đươi chr'hoong Phù Cát quy hoạch pa zêng, quy liêm liêm ghit vel bh'rợ ty đanh, coh đêêc p'ghit tươc apêê bh'rợ tơợ đanh a hay lâng zr'lụ đươi dua lip a xêêh đoọng bhrợ t'vaih apêê dịch vụ ha du lịch: "Bhrợ pa dưr râu liêm pr'hay văn hóa âng vel bh'rợ. Bhrợ t'mông cớ pa zêng râu liêm pr'hay lâng chr'năp âng muy c'kir văn hóa phi vật thể cấp k'tiêc k'ruung. Bhrợ k'rơ bh'rợ p;têêt pa zum lâng công ty đơơng âng t'mooi, apêê đơn vị bhrợ têng, dịch vụ, du lịch đoọng bhrợ t'vaih tour, tuyến, bhrợ têng ha cr'noọ ting la lêy cha ơh âng t'mooi, pa chăp tươc cr'noọ xa nay đơơng âng du lịch vel bh'rợ lip a xêêh Phú Gia vaih bh'nơơn du lịch liêm la lay âng vel đong".
C’moo t’mêê 2025, đhanuôr đhị vel bhrợ lip a xêêh Phú Gia rơơm bh’rợ ha dưr lâh mơ dzợ:
“C’moo t’mêê, a zi roơm đhanuôr bhrợ đoọng ha vel nâu ha dưr lâh mơ. Đhanuôr bơơn zư lêy chr’n ăp liêm đăh văn hóa âng lip a xêêh lâng zư liêm c’kir đanh đươnh đoọng ha lang t’tun”
“Đoọng vel bh’rợ nâu ting ha dưr lâh mơ, nắc a cu rơơm lip a xêêh Phú Gia tr’haanh lâh căh muy đhị k’tiếc k’ruung hêê nắc dzợ prang bha lang k’tiếc.”
“Azi cung rơơm, tơợp c’moo 2025, bấc tỉnh thành coh k’tiếc k’ruung lâng t’mooi bha lang k’tiếc tước lưm lêy, chấc năl vel bh’rợ lâng câl lip nâu.”
Tết tước ha pruốt chô, vel bhrợ lip a xêêh Phú Gia nắc đhị văl chô âng apêê ặt ch’ngai đong, apêê chô ặt za zưm pahay chr’năo ty đanh âng vel lâng pa zay bhrợ lip a xêêh Phú Gia cơnh zư lêy c’kir./.
TỪ LÀNG NGHỀ NÓN NGỰA PHÚ GIA ĐẾN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
Làng nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm. Tại đây, các nghệ nhân làm ra nhữngchiếc nón độc đáo, được nhiều người ưa thích. Năm 2024, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đưa nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này đã khẳng định giá trị bền vững và sức sống mãnh liệt của làng nghề này.
Làng nón ngựa Phú Gia, thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 35km.
Cuối Đông, tranh thủ những ngày nắng, người làm nón trong thôn Phú Gia đưa lá kè ra phơi. Lá kè là một trong những nguyên liệu chính để làm ra chiếc nón ngựa Phú Gia. Loại lá này chỉ có ở vùng núi huyện Vân Canh, cách làng làm nón ngựa Phú Gia hàng chục cây số. Để có được lá kè làm nón, người dân thôn Phú Gia phải đặt mua hoặc vào trong rừng mới kiếm được loại lá này.
Bà Hoàng Thị Năm năm nay 60 tuổi đã có hơn 40 năm làm nón ngựa Phú Gia. Bà Năm nói rằng, lá kè làm nón không được quá già hoặc quá non, đem phơi nắng, phơi sương để lá vừa khô, vừa có được độ mềm dẻo cần thiết: “Cái lá kè khi mình mua về tước sóng rồi mới treo lên phơi khô. Khi lá kè khô rồi tiếp tục đem vào sấy. Sấy xong rồi mới kéo lá. Kéo lá xong mình rọc lá và lộp lên thành một chiếc nón. Muốn đẹp, tinh xảo thì mình phải mua lá về phơi, lá phải trắng, kéo lá nó trơn vừa bóng. Chỉ có lá kè mới làm được nón ngựa Phú Gia”.
Theo người làm nón ở làng nón ngựa Phú Gia, nón có tên nón ngựa vì chiếc nón có sự dẻo dai, bền bỉ, thích hợp cho người đội khi cưỡi ngựa. Ngày xưa, những nghệ nhân nơi đây làm chiếc nón này chủ yếu phục vụ cho vua, quân lính khi ngồi trên lưng ngựa. Đặc biệt vào thời vua Quang Trung, nón ngựa Phú Gia đã gắn liền với đội quân thần tốc Tây Sơn.
Các họa tiết thêu trên nón ngựa cũng khác nhau, tương ứng với chức vụ, phẩm hàm của từng người đội. Sau này, hình ảnh các lý trưởng, chánh tổng ngồi trên lưng ngựa, đội nón ngựa đi trên các nẻo đường làng đã trở thành ký ức ở các làng quê Bình Định trước những năm 1945.
Mỗi ngày, tại cơ sở làm nón ngựa Đỗ Văn Lan ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát có 10 người cùng làm nón. Tết này, ông Đỗ Văn Lan đã bước qua tuổi 76 nhưng ông vẫn miệt mài với nghề làm nón ngựa Phú Gia. Gia đình ông Lan có 5 đời làm nghề nón ngựa, riêng ông đã có 61 năm sướng khổ cùng nghề này.
Ông Đỗ Văn Lan cho biết, nón ngựa Phú Gia có kết cấu rất đặc biệt và bền chắc. Nón được kết thành 10 lớp, nguyên liệu làm nón là lá kè mọc tự nhiên trong rừng núi Bình Định. Nón ngựa có 2 loại, một loại dành cho nam và loại dành cho nữ. Chiếc nón của nữ có đường kính 42cm, chiều cao 16cm; nón của nam có đường kính 46cm, chiều cao 20cm. Người làm nón phải thật tỉ mỉ cả 10 công đoạn gồm: Tạo sườn mê; ghim sườn; thắt nansườn; làm vành; thêu hoa văn; rọc lá kè; ghim sấy; lợp trên chóp đầu; lợp chân nón; chằm nón. Ông Đỗ Văn Lan cho biết thêm, để hoàn thành một chiếc nón ngựa phải mất ít nhất 3 ngày, nhiều thì cũng phải 7 tới 10 ngày, có những chiếc nón ngựa cao cấp phải mất đến nửa tháng mới xong: “Nghề chằm nón ngựa là nghề rất đặc trưng. Người thợ chằm làm sao thấy chiếc nón một mặt phẳng, thẳng, không có một cạnh nào vểnh lên. Một thợ khéo không bao giờ để lọt nước ở bên trong được. Người thợ làm ra được một chiếc nón rất tinh xảo thì người thợ đó phải tâm huyết, yêu nghề, phải khéo tay.”
Hiện nay, làng nón ngựa Phú Gia chủ yếu làm 2 loại nón với nhiều mức giá khác nhau. Chiếc nón ngựa bình thường chóp để trần, trên đỉnh đính một chùm chỉ ngũ sắc như bông hoa. Chiếc nón ngựa giá trị hơn thì trên đỉnh có gắn đồi mồi hoặc chụp đồng, chụp bạc được chạm trổ tinh xảo. Hoa văn trên nón ngựa đa số được người làm nón thêu lên là các hình ảnh mang đậm bản sắc văn hoá người Việt như: Long - Lân - Quy - Phụng, hoa sen, hoa mai, bầu rượu, đám mây... Mỗi chiếc nón ngựa nếu làm đủ các công đoạn sẽ có độ bền sử dụng 150 năm đến 200 năm. Hiện nhiều chiếc nón ngựa của 200 năm trước vẫn còn lưu giữ tại thôn Phú Gia.
Bây giờ, làng nghề nón ngựa Phú Gia có khoảng 110 hộ sản xuất với hơn 300 lao động, mỗi năm làm ra hơn 3.300 sản phẩm. Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Nón ngựa Phú Gia” cho các sản phẩm nón được sản xuất tại thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát vào năm 2016.
Việc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận, ghi danh nghề chằm nón ngựa Phú gia, xã Cát Tường là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần nâng cao giá trị văn hóa từ loại hình di sản văn hóa phi vật thể này. Ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cho rằng, nón ngựa Phú Gia là một sản phẩm chứa đựng giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời của người dân. “Làng nghề này cho đến bây giờ du khách quốc tế họ cũng rất quan tâm. Đối với khách du lịch quốc tế, nhất là khách châu Âu, châu Á cũng có, từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Dù sao thì cái phong tục, tập quán, văn hóa cũng mang tính tương đồng. Bà con trong làng nghề họ cũng rất là phấn khởi vì tiếp tục duy trì được truyền thống của cha ông vừa mang lại thu nhập”.
Nghề Chằm nón ngựa Phú Gia là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 5 của tỉnh Bình Định được ghi danh, tiếp sau Võ cổ truyền Bình Định, Hát bội Bình Định, Nghệ thuật Bài chòi Bình Định, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước). Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, trong định hướng phát triển làng nghề nón ngựa Phú Gia, tỉnh Bình Định yêu cầu huyện Phù Cát quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống, trong đó lưu ý đến các thiết chế truyền thống và không gian sử dụng nón ngựa để hình thành các dịch vụ phục vụ du lịch. “Đánh thức tinh hoa văn hóa của làng nghề. Làm sống dậy đầy đủ vẻ đẹp và giá trị của một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đẩy mạnh kết nối với công ty lữ hành, các đơn vị kinh doanh, dịch vụ du lịch để xây dựng tour, tuyến, phục vụ cho nhu cầu tham quan của du khách trong nước và quốc tế, hướng tới mục tiêu đưa du lịch làng nghề nón ngựa Phú Gia thành sản phẩm du lịch đặc trưng”.
Năm mới 2025, người dân ở làng nón ngựa Phú Gia kỳ vọng làng nghề phát triển hơn nữa:
“Năm mới, tôi mong muốn người dân làm cho làng nghề phát triển nhiều hơn. Bà con giữ được nét đẹp văn hóa của chiếc nón và gìn giữ được di sản lâu đời để lưu truyền cho con cháu”.
“Để làng nghề ngày càng phát triển thì tôi mong sản phẩm nón ngựa Phú Gia được nổi tiếng không chỉ trong nước mà ra cả thế giới.
“Chúng tôi cũng mong rằng, đầu năm 2025 nhiều tỉnh thành trong nước và khách quốc tế đến đây để thăm, trải nghiệm làng nghề và mua sắm nón ngựa mới lạ nhất”.
Tết đến xuân về, làng nghề nón ngựa Phú Gia là nơi trở về của bao người con xa quê, họ quây quần bên nhau nhắc nhớ về truyền thống của làng và ra sức giữ nghề chằm nón ngựa Phú Gia như một cách gìn giữ di sản./.
Viết bình luận