C’xêê 7 Quảng Trị đui cơnh jôông oih.
Amoó Phạm Thị Phượng, 38 c’moo ặt đhị thị trấn Hồ Xá, chr’hoong Vĩnh Linh, dưr tơợ t’rưp, ra pặ bha nuôih đơơng ooy ping xal Liệt sĩ chr’hoong Vĩnh Linh t’pâh apêê cựu chiến binh tước bắt hương apêê anh hùng liệt sĩ. Amoó ra văng bha nuôih pazêng hương, p’lêê p’coo, pô, loa đài đoọng ha pêê tước bắt hương đươi. Bêl t’mooi tước, amoó pa choom bắt hương đhị lễ đài lâng đhị zập bêệ ping.
Apêê k’bhuh t’mooi nâu chô, pa loon cha cha, amoó năc t’pâh cớ apêê k’bhuh t’mooi lơơng. Amoó Phượng đoọng năl, đăn t’ngay thương binh liệt sĩ 27/7, ma nuyh đong, cựu chiến binh zập đăh tước băt hương. Amoó gluh t’rưp, chô k’năm tước ping xal lâh t’ngay c’xu. Đhị amoó zư lêy vêy tước 5.600 liệt sĩ. Amoó Phượng moon: “Bh’rợ âng cu coh đâu năc zư lêy, k’rang zập bêệ ping liệt sĩ, ra văng zập bh’rợ đoọng k’bhuh ha pêê đhanuôr, lâng manuyh đong coh tỉnh lâng tỉnh lơơng tước bắt hương, xang năc t’ơơi pa chô thư chêêc lêy ping xal liệt sĩ, pa choom đoọng ha ma nuyh đong apêê bh’rợ bha ar xrặ cơnh lâng apêê manuyh kiêng đơơng chô liệt sĩ chô ooy vel đong.”
Lâh c’moo 1983, ca căn âng Phượng năc pơ căn Trần Thị Nguyệt chô đăh bộ đội, pa bhrợ đhị ping xal nâu. Pơ căn Nguyệt bơơn k’diic, n’niên 2 p’nong coon n’đil. Bêl amoó Phượng căh ơy đhiệp 2 c’moo năc aconh căn tr’lơi. Muy ca căn băn 2 p’nong coon k’tứi, k’đhap k’ra zập rau. Pơ căn đơơng ca coon tước ping xal đoọng buôn k’rang zư, jưah pa liêm pa sạch ping xal. Lang p’niên ting ca căn tước piing xal, zooi ca căn pih crih, zih bhơi coh ping xal liệt sĩ, bh’rợ nâu ơy loih cơnh lâng a moó Phượng.
Dâng 13 c’moo hay, pơ căn Trần Thị Nguyệt đhêy hưu, amoó Phượng cung t’mêê tốt nghiệp trung cấp hành chính văn thư lâng xrặ bha ar moọt bhrợ xăl ca căn. Cr’chăl nâu, ping xal năc vêy 2 cha năc k’rang lêy. Tơợ bêl đhêy hưu lêy bấc bh’rợ, pơ căn Nguyệt tình nguyện bhrợ bh’rợ k’rang zư lêy ping xal căh ha dợ căh vêy pay zên lương jưah bhrợ lâng coon n’đil. Ađoo kiêng ting chroi k’rong c’rơ lâng pa choom pa xoọng đoọng ha coon n’đil coh zập bh’rợ.
Amoó Phượng prá xay, lang c’mor âng a mế ơy pa têệt g’bọ coh đâu, amoó rơơm a đay c’rơ liêm, bhrợ liêm choom bh’rợ ơy pa đơp đoọng, đoọng r’vai apêê anh hùng liệt sĩ ta luôn xơợng tệêm ngăn. C’moo 2018, muy chanăc bh’rợ đh’rưah đhêy hưu, chô bhrợ bảo vệ hợp đồng đhị ping xal liệt sĩ nâu năc muy amoó Phượng dzợ k’rang zư lêy ping xal, k’rang zập bh’rợ coh đâu. Dâng 2 c’moo hay, vêy pa xoọng ma nuih bhrợ đh’rưah lâng amoó. Anoo Hoàng Công Thịnh, ma nuyh zư lêy ping xal Vĩnh Linh đoọng năl, acoon căn amoó Phượng năc pr’đơợ đoọng ha noo pa zay ting bhrợ liêm choom lâh mơ bh’rợ k’rang lêy ping xal liệt sĩ đhị đâu. “Đhơ ơy chô hưu ha dợ k’căn âng amoó Phượng dzợ ặt bhrợ đhị ping xal chr’hoong Vĩnh Linh đoọng zooi bh’rợ k’rang zư lêy ping xal âng apêê liệt sĩ. Bơr acoon căn amoó Phượng ta luôn pa bhrợ lưch loom, lưch c’rơ đay đoọng k’rang zư liêm ping xal apêê anh hùng liệt sĩ”.
Bấc ma nuyh đong tước bắt hương liệt sĩ, buôn tước đhị ặt cha âng manuyh zư lêy ping xal đoọng zươc rao p’lêê p’coo, vặ pr’đươi đơc p’lêê p’coo, bha nuôih. Vêy ngai ặt coh ch’ngai, đươi vêy amoó Phượng đơc bha nuôih lalăm đoọng apêê vêy cr’chăl đanh lâh tước bắt hương ping xal liệt sĩ. Mơ chu vêy ngai tước bắt hương, amoó Phượng pa choom ghit, đơơng tước zập bêệ ping, căh cợ chêêc lêy đoọng bha ar xrặ a chắc zooi chêêc lêy ping liệt sĩ.
T’cooh Nguyễn Ái Tân, Trưởng phòng Lao động, Thương binh lâng Xã hội chr’hoong Vĩnh Linh đoọng năl: Ping xal liệt sĩ bhưah, bấc ping liêm sạch ta luôn, năc zêng đươi rau bhrợ têng lưch loom âng anhi acoon căn amoó Phượng. "Angăh Phượng k’đhơợng lêy prang zr’lụ ping xal liệt sĩ âng chr’hoong k’nặ 6 hecta, lâng 6 r’bhầu bêệ ping liệt sĩ, pa bhrợ lưch loom, lưch trách nhiệm cơnh lâng bh’rợ pa đớp đoọng, anhi bhrợ lưch bh’rợ năc căh lưch giờ. Bh’cộ chr’hoong, tỉnh tước ping xal nâu zập ngai zêng yêm loom cơnh lâng bh’rợ âng amoó Phượng.”
Rơơm kiêng âng acoon căn amoó Phượng năc bhrợ cơnh ooy đoọng ping xal căh muy têệm ngăn, liêm sạch năc dzợ dưr vaih muy zr’lụ aih t’viêng, bấc n’loong, pô chơh. C’xêê 7, pazêng t’nooi ma nuyh zập tơợ chô bắt hương đhị ping xal liệt sĩ Vĩnh Linh đoọng ha ma nuyh đong âng đay lâng apêê anh hùng liệt sĩ xơợng ngăn loom lâh bêl vêy pazêng manuyh k’rang zư ping xal cơnh đâu./.
Chuyện về 2 phụ nữ quản trang ở Quảng Trị
Ai đã từng đến thăm Nghĩa trang liệt sĩ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ gặp 2 phụ nữ làm công việc quản trang hàng chục năm nay. Người mẹ là Trần Thị Nguyệt và con gái là Phạm Thị Phượng. Dù trời nắng hay mưa, họ vẫn cần mẫn khói hương, chăm sóc mộ phần cho hương linh anh hùng liệt sĩ.
Tháng Bảy nắng Quảng Trị như đổ lửa.
Chị Phạm Thị Phượng, 38 tuổi, ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh thức dậy sớm hơn mọi ngày, sửa soạn lễ vật rồi đến Nghĩa trang liệt sĩ huyện Vĩnh Linh đón các đoàn cựu chiến binh đến viếng các anh hùng liệt sĩ. Chị chuẩn bị lễ cúng tươm tất gồm hương, hoa quả, vòng hoa, loa đài phục vụ đoàn dâng hương. Khi khách đến, chị hướng dẫn thắp hương tại lễ đài và các phần mộ.
Tiễn đoàn xong, tranh thủ ăn sáng vội, chị lại tiếp tục đón khách. Chị Phượng cho biết, gần ngày thương binh liệt sĩ 27/7, thân nhân, cựu chiến binh khắp nơi đến thăm viếng. Chị phải đến nghĩa trang sớm hơn thường nhật và tối muộn mới về nhà. Công việc quản trang tại nghĩa trang chị đang đảm nhận là nơi yên nghỉ của hơn 5.600 liệt sĩ. Chị Phượng nói: “Công việc của em ở đây là bảo vệ rồi chăm sóc, hương khói cho các phần mộ liệt sĩ, phục vụ cho các đoàn thể, nhân dân, rồi các thân nhân ở trong tỉnh và ngoài tỉnh đến thăm viếng, rồi trả lời đơn thư tìm mộ liệt sĩ, rồi hướng dẫn cho gia đình thân nhân các thủ tục nếu như gia đình thân nhân có nguyện vọng đưa thân nhân của mình về quê”.
Sau năm 1983, mẹ của chị Phượng là bà Trần Thị Nguyệt xuất ngũ trở về địa phương, làm việc tại nghĩa trang này. Bà Nguyệt lập gia đình, sinh được 2 người con gái. Khi chị Phượng chưa tròn 2 tuổi thì cha mẹ chia tay. Mẹ chị một mình nuôi 2 con nhỏ, khó khăn đủ bề. Bà đem chị theo đến nghĩa trang, vừa tiện chăm con, vừa dọn dẹp, coi sóc nghĩa trang. Tuổi thơ theo mẹ ra nghĩa trang, phụ mẹ quét dọn lá, nhặt cỏ, trên phần mộ các liệt sĩ, công việc như thấm sâu vào chị Phượng, thành một thói quen.
Cách đây 13 năm, bà Trần Thị Nguyệt nghỉ hưu, chị Phượng cũng vừa tốt nghiệp trung cấp hành chính văn thư và làm đơn xin vào làm công việc thay mẹ. Thời điểm này, nghĩa trang chỉ có hai quản trang. Từ lúc nghỉ hưu, thấy công việc nhiều, bà Nguyệt tình nguyện làm quản trang không lương cùng con gái. Bà vẫn muốn góp chút sức và hướng dẫn thêm cho con trong công việc.
Chị Phượng tâm sự, thanh xuân của mẹ đã gắn trọn với nơi này, chị cũng chỉ mong mình có thật nhiều sức khỏe, làm tròn trọng trách được giao, để hương hồn anh hùng liệt sĩ luôn thấy ấm áp. Năm 2018, một đồng nghiệp nghỉ hưu, chuyển sang làm bảo vệ hợp đồng tại nghĩa trang nên chỉ còn chị Phượng là quản trang, quán xuyến tất cả. Cách đây 2 năm, chị có thêm đồng nghiệp. Anh Hoàng Công Thịnh, quản trang tại nghĩa trang Vĩnh Linh cho biết, mẹ con chị Phượng là nguồn động viên để anh tiếp bước trong công tác chăm sóc các phần mộ liệt sĩ tại đây. “Mặc dù đã về hưu nhưng mà mẹ chị Phượng vẫn ở lại nghĩa trang huyện Vĩnh Linh để tiếp tục công tác chăm sóc các phần mộ của của liệt sĩ. Hai mẹ con chị Phượng luôn luôn làm việc một cách tận tâm, tận tụy, hết mình với công việc để chăm sóc tốt nhất cho các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang”.
Một số thân nhân nhiều lần đến viếng mộ liệt sĩ, thường ghé nơi ăn nghỉ của quản trang rửa nhờ hoa quả, mượn dĩa và mâm đựng lễ vật. Có thân nhân ở xa, nhờ chị Phượng đặt lễ trước để có nhiều thời gian hơn thăm viếng mộ liệt sĩ. Mỗi lần có người đến thăm viếng mộ, chị Phượng hướng dẫn cặn kẽ, chỉ tận nơi ngôi mộ, hoặc dò danh sách giúp tìm kiếm mộ liệt sĩ.
Ông Nguyễn Ái Tân, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Linh cho hay: Nghĩa trang liệt sĩ rất rộng, nhiều mộ liệt sĩ nhưng luôn sạch sẽ, ngăn nắp là nhờ sự cần mẫn, chu toàn của hai mẹ con chị Phượng. “Cô Phượng phụ trách cả khu vực nghĩa trang liệt sĩ của huyện gần 6 hecta, với 6 nghìn mộ liệt sĩ, là làm việc rất tích cực, rất cá trách nhiệm đối với công việc, làm hết việc chứ không phải làm hết giờ. Khách quan mà đánh giá đây là một con người của công việc nhiệt tình, năng nỗ và đầy trách nhiệm được lãnh đạo huyện tỉnh thăm viếng nghĩa trang rất bằng lòng với việc làm của đồng chí Phượng”.
Ước nguyện của mẹ con chị Phượng là làm thế nào nghĩa trang không chỉ ấm cúng, sạch đẹp mà còn trở thành như một không gian xanh mát, đầy cây xanh, hoa thắm. Tháng 7, những dòng người từ khắp nơi về thắp hương ở nghĩa trang liệt sĩ Vĩnh Linh cho thân nhân của mình và các anh hùng liệt sĩ cảm thấy ấm lòng hơn khi có những quản trang như thế./.
Viết bình luận