T’cooh Bling Mia-Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, k’tiếc k’bunh crêê tươc k’rơ pa bhlầng tước zập bh’rợ kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng âng apêê vel đong. “Apêê vel đong da ding ca coong vêy chr’năp lalay bấc rau bấc cơnh, tu cơnh đêêc nắc lêy vêy quy định ghit liêm coh Luật. Ha dang căh choom quy định ghit coh luật, năc tơợ bêl Luật xay moon, apêê Nghị định, Thông tư pa choom lêy pa ghit quy định đhị zập rau k’tiếc, pa chăp tước đhr’năng zr’lụ chr’hoong coh pr’đơợ luật liêm choom”.
Cung ting cơnh t’cooh Bhling Mia, da ding ca coong vêy pazêng chr’năp lalay cơnh, k’đhap đoọng t’đang bhrợ têng, t’bhưah k’tiếc ặt bhrợ cơnh zr’lụ đồng bằng, tu cơnh đêêc bơr pêê quy định crêê tước đhăm ặt t’mêê năc cung lalay, lêy bhrợ coh đanh đươnh. Cơnh lâng apêê đơn vị k’đhơợng lêy, pay đoọng chứng nhận quyền đươi dua k’tiếc, năc bhrợ muy xa nay lalay, pa xoọng biên chế đoọng ha zập vel đong, tu đhr’năng lalua bh’rợ tr’nêng âng apêê đơn vị nâu bấc, vêy đhị lalâh bấc căh mặ bhrợ lưch bh’rợ tr’nên.
Đăh bh’rợ pa chô k’tiếc, t’cooh A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang xay moon: “Lêy ting bhrợ năc tơợ bêl bhrợ xang quyết định ta đoọng bhrợ đhăm ặt t’mêê lâng bhiệc pa đớp k’tiếc đoọng ha đhanuôr căh lah 12 c’xêê”. Lâng quy định ghit cr’chăl nâu, bhiệc xay bhrợ dự án k’rong bhrợ công năc tệêm ngăn đăh cr’chăl, bh’ar bha tơ bhrợ têng đoọng pa dưr pr’ặt tr’mông âng đhanuôr vel đong.
Ting cơnh t’cooh Phương, đhị Điều 128 Dự thảo Luật k’tiếc k’bunh quy định bhiệc đươi dua k’tiếc đoọng bhrợ têng apêê Dự án k’rong bhrợ âng doanh nghiệp năc lêy tơợ bhiệc gr’hoọt moon đăh quyền đươi dua k’tiếc (gr’hoọt moon đăh cloih pa chô), ha dợ căh moon ghit cr’chăl bhrợ vaih đhr’năng đhị ooy năc đhanuôr k’dua bấc 3, 4 chu chr’năp thị trường, vaih k’đhap ha Dự án. T’cooh A Vô Tô Phương k’đươi moon: “Lêy tr’pác rau liêm choom crêê xa nay bhlưa đong k’rong bhrợ lâng đhanuôr, ha dợ bhiệc bhrợ têng năc vêy cr’chăl đanh ha mơ, dâng tơợ 2,5-3 chu đoọng t’vaih pr’đơợ t’pâh apêê chô k’rong bhrợ têng. Ha dang coh luật căh quy định, apêê bha ar dưp luật, tu cơnh đêêc nắc cr’chăl nâu đoọng xay bhrợ, vêy ta moon ha mơ đoọng ghit”.
Chroi k’rong boop p’rá ooy xa nay âng Dự thảo, t’cooh Nguyễn Đăng Chương-Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang năc k’đươi moon pa xoọng ooy khoản 3, Điều 9 Dự thảo Luật k’tiếc k’bunh xa nay k’tiếc t’mêê prươh bhrợ đoọng đươi dua năc “bơơn cơ quan k’đhơợng lêy nhà nước đăh k’tiếc k’bunh đoọng phép”. Bhiệc pa xoọng nâu, ting cơnh t’cooh Chương năc đoọng bhrợ xa nay t’pâh âng Nhà nước đăh prươh a ruih, pa xiêr đhr’năng bhrợ ha rêê, k’xịa k’tiếc crâng, bhrợ lêt xa nay luật buôn dưr vaih đhị da ding ca coong. Jưah lâng đêêc, đhị Điều 80, Chương 6 Dự thảo Luật k’tiếc k’bunh quy định bhiệc pa chô k’tiếc tu bhrợ lêt xa nay luật đăh k’tiếc k’bunh, đhị điểm h vêy moon “K’tiếc bhrợ ha rêê đhuôch căh choom đươi dua đanh coh cr’chăl 36 c’xêê ta luôn, năc crêê ta toọm lâng căh đoọng đươi dua”.
Coh đêêc đhị apêê chr’hoong da ding ca coong, leh vaih tơợ đhr’năng pleng k’tiếc, pr’đơợ bhrợ têng, đhị ặt, đhanuôr tơợ lâh 4-5 c’moo năc vêy rách pa bhrợ cớ đhị ha rêê ty, ha dang đươi quy định nâu, đhanuôr da ding ca coong năc lưm bấc rau căh liêm. T’cooh Nguyễn Đăng Chương đoọng năl “Đhanuôr da ding ca coong k’đươi moon năc pa đanh cr’chăl coh khoản nâu, ghit năc tơợ 36 c’xêê dzoóc 60 c’xêê đoọng vel đong ta luôn xay moon, t’pâh đhanuôr pa dưr dal bh’nơơn đươi dua k’tiếc k’bunh liêm choom cơnh lâng j’niêng bhrợ cha âng đhanuôr”./.
Góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Xem xét quy định phù hợp với vùng, miền
Xem xét một số quy định để phù hợp tập tục sản xuất, văn hóa của đồng bào vùng cao, nhiều đại biểu ở các huyện miền núi Quảng Nam cho rằng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nên chi tiết hóa một số quy định để hài hòa lợi ích, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Ông Bhling Mia - Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, đất đai có tác động rất lớn đến các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của các địa phương. “Các địa bàn miền núi có tính đặc thù rất cao, do đó cần có quy định chi tiết, cụ thể hơn trong Luật. Nếu không thể quy định chi tiết trong luật, thì sau khi Luật thông qua, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn phải chú trọng quy định phạm vi từng loại đất, tính tới yếu tố vùng miền trên cơ sở luật cho phù hợp”.
Cũng theo ông Bhling Mia, miền núi có những tính chất khác, khó kêu gọi khai thác quỹ đất như vùng đồng bằng, nên một số quy định liên quan đến tái định cư phải khác biệt, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài. Đối với các đơn vị quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải nâng lên thành một ban riêng, bổ sung biên chế cho mỗi địa phương, vì thực tế công việc của các đơn vị này rất nhiều, có nơi quá tải.
Về vấn đề thu hồi đất, ông A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang nêu ý kiến: “Chỉ thực hiện sau khi hoàn thành quyết định phê duyệt phương án tái định cư và việc giao đất cho người dân không quá 12 tháng”. Với quy định cụ thể thời hạn này, việc triển khai dự án đầu tư công sẽ đảm bảo về thời gian, thủ tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo ông Phương, tại Điều 128 dự thảo Luật Đất đai quy định việc sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp phải thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất (thỏa thuận về bồi thường), song không nêu rõ hạn mức dẫn đến có nơi người dân yêu cầu thỏa thuận gấp 3, 4 lần giá thị trường, nảy sinh vướng mắc cho dự án. Ông A Vô Tô Phương để xuất: “Phải chia sẻ lợi ích hợp pháp giữa nhà đầu tư và người dân, nhưng việc thực hiện phải có giới hạn mức độ tối đa cho phép, khoảng từ 2,5 đến 3 lần để tạo điều kiện thu hút đầu tư. Nếu trong luật không quy định, các văn bản dưới luật nên có hạn mức này để triển khai thực hiện, có định khung giới hạn cụ thể”
Góp ý vào các nội dung của dự thảo, ông Nguyễn Đăng Chương - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang đề nghị bổ sung vào khoản 3, Điều 9 dự thảo Luật Đất đai nội dung khai hoang, khôi phục, phục hồi đất bị thoái hóa, lấn biển, đưa diện tích mặt nước hoang vào sử dụng phải “được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép”. Việc bổ sung này, theo ông Chương là nhằm thực hiện chủ trương khuyến khích của Nhà nước về khai hoang, hạn chế tình trạng phát nương làm rẫy, lấn chiếm đất rừng, vi phạm luật thường xảy ra ở miền núi. Bên cạnh đó, tại Điều 80, Chương 6 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, tại điểm h có nêu “đất sản xuất nông nghiệp không được sử dụng trong thời hạn 36 tháng liên tục thì bị xử phạt và không đưa vào sử dụng”.
Trong khi ở các huyện miền núi cao, xuất phát từ thời tiết, điều kiện canh tác, tập quán sản xuất, có nơi, người dân sau 4 - 5 năm mới quay lại rẫy cũ để canh tác, nếu áp vào quy định này, người dân miền núi sẽ bị ảnh hưởng. Ông Nguyễn Đăng Chương cho biết: “Cử tri miền núi đề nghị kéo dài thời hạn trong khoản này, cụ thể là từ 36 tháng lên 60 tháng để địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, phù hợp tập quán địa phương./."
Viết bình luận