Zr’lụ hay k’noọ chiến sĩ Gạc Ma – “Đhị liêm chr’năp” p’too pa choom chủ quyền biển đảo
Thứ sáu, 10:17, 11/08/2023 Thu Hoa Thu Hoa
Zr’lụ hay k’noọ chiến sĩ Gạc Ma nắc đhị bh’rợ lịch sử ma bhưy chr’nắp, k’rong pazưm âng loom luônh chắp kiêng k’tiếc k’ruung lâng tinh thần acoon manứih, bơơn bhrợ pa dưr đoọng hay k’noọ râu bhrợ, chêết bil chr’nắp ga mắc âng zâp lang apêê a’conh a’noo lấh c’lâm bil đoọng zư lêy chủ quyền biển đảo ma bhưy chr’nắp âng k’tiếc k’ruung.

 

 

Zr’lụ hay k’noọ chiến sĩ Gạc Ma bơơn bhrợ pa dưr đhị zr’lụ k’tiếc bhứah lấh 25.000 mét vuông, đắh Đông c’lâng Nguyễn Tất Thành, chr’val Cam Hải Đông, chr’hoong Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. Zr’lụ hay k’noọ nâu vêy bấc râu pr’đươi bh’rợ cơnh: Tượng đài, zr’lụ Bảo tàng ngầm, Mộ gió, Quảng trường Hoà bình, tang chóh tơơm n’loong bhứah liêm. Đhị đâu bhrợ ta mooi ting k’rêệm loom cắh mưy râu liêm pr’hay, bhứah tưn taách lêy chô ooy biển, nắc dzợ tu bhrợ pa dưr cớ râu hâng hơnh ooy 64 chiến sĩ lấh chêết bil t’ngay 14/3/1988, đhị đhêl Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, đoọng zư lêy chủ quyền biển đảo ma bhưy chr’nắp âng k’tiếc k’ruung.

Bh’rợ bha lâng âng zr’lụ hay k’noọ nâu nắc Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma ga mắc liêm đh’rứah lâng ta la cờ bhrông dưr păr cóh piing. Tượng đài vêy pr’đợc “Đợ apêê ặt bếch cóh dứp” bhrợ p’cắh c’léh ooy 64 cha nặc grơơ nhool âng k’tiếc k’ruung, bêl k’noọ bil cung dzợ t’bhlâng k’đhơợng ta la cờ k’tiếc k’ruung cóh têy đoọng zêl cha groong, zư lêy chủ quyền đhị đhêl Gạc Ma. Râu chêết bil âng 64 chiến sĩ nâu nắc tất lang váih cơnh bản hùng ca cắh ha mơ choom bil, bhrợ pa dưr râu chắp kiêng k’tiếc k’ruung, biển đảo ma bhưy chr’nắp đoọng ha zâp lang xoọc đâu.

Tơợ Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma lêy đhị zr’lụ bảo tàng ngầm nắc c’léh âng Vòng tròn ma bhưy chr’nắp. 64 bêệ pô bhrợ p’cắh đoọng ha 64 cha nặc ặt k’ọp pay ta la cờ bhrông lâng chi manh rơợc 5 n’năng n’léh cóh mặt đạc. T’coóh Trịnh Xuân Đào, cựu binh ơy ting pấh zư lêy chủ quyền đhị quần đảo Trường Sa c’moo 1988 hay k’noọ cớ: “Acu kiêng rêên, tu đợc c’léh cha nụp nâu bhrợ acu ting hay bêl ahay acu ơy ting pấh zư lêy Trường Sa. Bha nụ tượng đài trung tâm n’léh váih râu cr’noọ t’bhlâng zư lêy chủ quyền biển, đảo. Bha nụ zâp chiến sĩ zư lêy ta la cờ k’tiếc k’ruung n’léh váih râu zr’nắh zr’dô bêl zêl penh zư lêy chủ quyền. Đợ c’léh cha nụp nâu ơy lướt moót ooy lịch sử.”

Zr’lụ Bảo tàng ngầm bhrợ pa dưr dứp k’tiếc, đăn đhị Vòng tròn cắh ha mơ choom chêết bil. Đhị đâu nắc đhị zư lêy đợ pr’đươi pr’dua lịch sử ooy quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lâng zâp chiến sĩ Gạc Ma đhị bêl t’ngay 14/3/1988. Đắh piing Bảo tàng ngầm nắc Mộ gió, zr’lụ ma bhưy chr’nắp bhlâng âng zr’lụ hay k’noọ Gạc Ma. Piing nâu cắh vêy lơi manứih bil, nắc mưy đương đhí âng đơơng r’vai âng zâp apêê anoo chô k’rong ooy đâu nắc ta moon Mộ gió. Đhị piing nâu vêy đợc Bia hay k’noọ, xrặ đh’nớc âng 64 liệt sĩ chêết bil đhị đhêl Gạc Ma. Đợ đh’nớc xrặ ooy Bia hay k’noọ lâng đợ pô laliêm. Zâp bêl vêy đhí, xa nưl đác biển tưn glươi pazưm đh’rứah lâng râu đha hưm âng pô sứ ting bhrợ ha dêêr loom luônh, ma bhưy chr’nắp bhlâng. P’căn Đỗ Thị Hà, k’điêl liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, chêết bil bêl zêl penh đhị Gạc Ma 35 c’moo lăm ahay đoọng năl: “Acu buôn lướt ooy đâu bắt hương đoọng ha k’diịc, cóh loom cu ting hay, kiêng rêên. Tơợ bêl váih zr’lụ hay k’noọ nâu, tước t’ngay bhiệc bhan, giỗ, Tết, acu buôn lướt bắt hương đoọng doọ lấh hay k’noọ cóh loom.”

Zr’lụ tang hay k’noọ chiến sĩ Gạc Ma nâu dzợ vêy Quảng trường Hoà Bình. Đhị đâu nắc đhị đha hư tưn taách, chr’nắp liêm lâng c’léh ooy a’chim bồ câu dưr păr t’mứah ooy biển. Zr’lụ hay k’noọ chiến sĩ Gạc Ma nắc xa nay bh’rợ chr’nắp ma bhưy, bhrợ k’rêệm loom. Râu chr’nắp liêm âng xa nay bh’rợ nâu nắc lêy bhrợ zâp ngai chắp hơnh bêl chô ooy đâu. Ting cơnh t’coóh Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, zr’lụ hay k’noọ nâu nắc vêy bhrợ bhr’lậ đoọng tất lang acoon a’châu ha y chroo năl tước chủ quyền biển đảo k’tiếc k’ruung: “Lấh mơ đợ bh’rợ n’léh váih ga mắc ơy váih cơnh vòng tròn chr’nắp ma bhưy, tượng đài, azi dzợ kiêng nắc bhrợ pa dưr mưy quần đảo Trường Sa k’tứi đhị zr’lụ nâu. ĐoỌng đhanuôr Việt Nam, đợ apêê cắh vêy pr’đơợ lướt chô lưm Trường Sa, bêl chô tước đhị đâu, nắc apêê năl liêm ghit liêm zâp ooy pa zêng zr’lụ quần đảo Trường Sa ma bhưy chr’năp âng k’tiếc k’ruung.”

Zr’lụ hay k’noọ chiến sĩ Gạc Ma xoọc đâu t’viêng liêm bhơi k’tang, pô hi la. A’chim xưl pr’hay ooy đợ tơơm phong ba, tơơm bàng vuông đơơng chô chóh đắh đảo. Tơợ bêl lướt moót đươi bhrợ tước đâu, zr’lụ hay k’noọ chiến sĩ Gạc Ma ơy hơnh déh k’ha riêng c’bhúh ta mooi chô pấh lêy chi ớh lâng k’ực g’lúh ta mooi chô pấh bắt hương. Đhị đâu dưr váih nắc mưy đhị chr’nắp ma bhưy đoọng bhrợ pa dưr râu hâng hơnh ooy acoon manứih lâng bhrợ pa dưr, p’too pa choom loom luônh chắp kiêng k’tiếc k’ruung lâng cr’noọ tr’kiêng ooy biển đảo đoọng ha zâp lang manứih Việt bêl đâu./.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma - “địa chỉ đỏ” giáo dục chủ quyền biển đảo

Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma là công trình lịch sử tâm linh, kết tinh của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, được xây dựng để tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh đã ngã xuống trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nơi đây là điểm đến đầy xúc động và khó quên trong lòng du khách, trên hành trình đến với vùng đất huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma được xây dựng trên khu đất rộng hơn 25.000m2, ở phía Đông Đại lộ Nguyễn Tất Thành, thuộc xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Khu tưởng niệm bao gồm nhiều hạng mục: Phần tượng đài, Khu Bảo tàng ngầm, Mộ gió, Quảng trường Hòa bình, khuôn viên cây xanh. Nơi đây để lại nhiều xúc động cho du khách, không chỉ vì cảnh quan tươi đẹp, không gian rộng lớn, xanh mát hướng ra biển cả mênh mông, mà còn bởi đã gợi lại khúc bi tráng tự hào về 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ngày 14/3/1988, tại đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.    

Công trình trung tâm của Khu tưởng niệm là Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma, sừng sững, hiên ngang cùng lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nền trời xanh thẫm. Tượng đài có tên “Những người nằm lại phía chân trời” khắc họa hình ảnh 64 người con quả cảm của Tổ quốc, trong giây phút cuối cùng, vẫn giữ chặt lá cờ Tổ quốc trên tay để đánh dấu chủ quyền trên đá Gạc Ma. Sự hy sinh kiên cường của 64 chiến sĩ ấy mãi là bản hùng ca bất tử, thắp lên ngọn lửa yêu nước, tình yêu biển đảo thiêng liêng cho các thế hệ hôm nay.

Từ Tượng đài chiến sỹ Gạc Ma nhìn xuống Khu bảo tàng ngầm là biểu tượng Vòng tròn bất tử thiêng liêng. 64 đóa hoa tượng trưng cho 64 người con bất tử cùng ôm lấy lá cờ đỏ và ngôi sao vàng năm cánh nổi trên mặt nước. Ông Trịnh Xuân Đào, cựu binh từng tham gia bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Trường Sa vào năm 1988, nhớ lại: "Tôi thấy rất xúc động vì những hình ảnh này gợi nhớ thời tôi đã tham gia bảo vệ Trường Sa. Cụm tượng đài trung tâm toát lên quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Cụm các chiến sỹ bảo vệ lá cờ Tổ quốc toát lên sự bi tráng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền. Những hình ảnh này đã đi vào lịch sử."

Khu Bảo tàng ngầm được xây dựng dưới mặt đất, bên cạnh Vòng tròn bất tử. Đây là không gian bảo quản, lưu giữ những hiện vật lịch sử về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các chiến sĩ Gạc Ma trong sự kiện ngày 14/3/1988. Bên trên Bảo tảng ngầm là Mộ gió, khu vực tâm linh nhất của Khu tưởng niệm Gạc Ma. Mộ không có hài cốt, chỉ nhờ gió đưa hương hồn các anh hội tụ về đây nên được gọi là Mộ gió. Trước mộ đặt Bia tưởng niệm, ghi danh 64 liệt sĩ hi sinh tại đá Gạc Ma. Những dòng tên được khắc trên Bia tưởng niệm thấp thoáng bên những cành hoa sứ trắng muốt, sum xuê. Mỗi khi gió thổi, tiếng sóng biển rì rào hòa lẫn cùng hương hoa sứ phảng phất càng làm tăng thêm không khí xúc động, linh thiêng. Bà Đỗ Thị Hà, vợ liệt sỹ Đinh Ngọc Doanh, hy sinh trong trận chiến Gạc Ma 35 năm trước, cho biết: "Tôi thường tới đây để thắp hương cho chồng, trong lòng cũng rất nghẹn ngào, xúc động. Từ khi có khu tưởng niệm ở đây, tới ngày Lễ, giỗ, Tết, tôi hay tới thắp hương để vơi bớt nỗi nhớ trong lòng."

Trong khuôn viên Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma còn có Quảng trường Hòa bình. Đây là khoảng không gian khoáng đạt, nổi bật với hình ảnh chim bồ câu tung cánh bay về hướng biển. Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma là công trình mang tính biểu tượng cao, có sức biểu cảm tâm linh và gây xúc động mạnh. Vẻ đẹp của công trình dường như chạm đến trái tim của tất cả những người đến đây.Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Khu tưởng niệm này sẽ tiếp tục được tôn tạo để muôn đời con cháu mai sau biết đến chủ quyền biển đảo quốc gia: "Ngoài những công trình hiện hữu lớn đã có như vòng tròn bất tử, tượng đài, chúng tôi còn mong muốn sẽ tạo nên một quần đảo Trường Sa thu nhỏ ở khu vực này. Để nhân dân Việt Nam, những người không có điều kiện đi thăm Trường Sa, khi đến khu vực này, họ sẽ hình dung một cách đầy đủ về toàn thể khu vực quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc."

Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma giờ đây đã xanh màu cỏ cây, hoa lá. Chim đã hót líu lo trên những cây phong ba, cây bàng vuông được đưa từ đảo về trồng. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma đã đón hàng trăm đoàn người tham quan và hàng triệu lượt khách đến viếng. Nơi đây đã trở thành một địa chỉ hiện hữu để tưởng nhớ các chiến sỹ hy sinh tại đá Gạc Ma, đồng thời là địa chỉ đỏ để khơi dậy niềm tự hào dân tộc và bồi đắp, giáo dục lòng yêu nước và tình yêu biển đảo cho các thế hệ người Việt hôm nay./.

Thu Hoa

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC