Bấc c’moo hay k’ruung Thanh, tỉnh Quảng Nam năc đhị bhrợ têng vàng lết xa nay bấc pa bhlầng, bhrợ đác đoong coh đâu nha nhự, t’căl, căh liêm tước crâng ca coong ngân pa bhlầng. Bấc a đhăh dzăm crêê apêê biêng cọop, zâng lâng đhr’năng bil pât. Cơnh lâng đhr’năng nâu, tỉnh Quảng Nam ơy k’đươi moon bhrơợng k’rơ, pr’hân zư lêy crâng ca noong zr’lụ Sông Thanh lâng ơy leh bấc rau liêm choom. Tước nâu kêi, k’bhuh zư lêy crâng Sông Thanh bơơn t’bhlầng lâng 02 k’bhuh zư lêy crâng cơ động, 04 Trạm k’đhơợng lêy crâng lâng 21 tổ zư lêy crâng lâng lâh 200 hợp đồng chuyên trách zư lêy crâng. Apêê tổ zư lêy crâng năl ghit zập xa nay crêê tước vel đong, năl ghit pazêng zr’lụ bha lầng đoọng vêy cơnh k’đhơợng lêy đâh loon, t’bhlầng bh’rợ cha mêệt lêy crâng. Apêê zư lêy crâng nắc ma nuyh CơTu coh đâu, apêê t’mêê chô tơợ bộ đội, pazêng n’đhơ lâng apêê lalăm hay năc ma nuyh looih biêng cọop a đhăh dzăm lết xa nay. Anoo Zơrâm Chưng – Trạm k’đhơợng zư crâng Khe Vin – Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh moon, cr’noọ bh’rợ zư lêy crâng chuyên trách nâu ơy pa dưr dal bh’nơơn: “Tơợ a zi ơy lêy cha mêệt ting cơnh c’lâng bh’rợ âng đơn vị pa đơp đoọng nắc apêê văl chô cung xay truih cớ lâng đhanuôr đăh đhr’năng gluh moọt ooy crâng, cọl pa hư crâng lâng bơơn pay cr’van crâng năc đoo bh’rợ lết xa nay”.
Ha dợ anoo Huỳnh Đình Hưng – Trạm k’đhơợng zư crâng Khe Vin – Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh đoọng năl: “Đhi noo ta luôn cha mêệt lêy zập c’xêê tơợ 15 tước 20 t’ngay, ta luôn tước zr’lụ buôn đăc biêng năc bhlêh lơi lưch, coh zr’lụ bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh dọo dzợ biêng praih”.
Zr’lụ zư lêy Sông Thanh bơơn ta bhrợ t’vaih c’moo 1997 nâu kêi năc Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh, nâu đoo năc zr’lụ zư lêy ga măc thứ 4 đhị Việt Nam. Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh ặt coh bhlưa bơr chr’hoong Nam Giang lâng Phước Sơn, pa têệt lâng ca noong k’tiếc pr’zơc Lào vêy đhăm bhưah k’nặ 77.000 héc ta. T’cooh Đinh Văn Hồng – Phó Giám đốc k’đhơợng k’bhuh zư lêy Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh đoọng năl: Tơợ zập g’luh cha mêệt lêy, Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh vêy c’bhuh bhơi k’tang, a đhăh dzăm bấc rau pazêng 53 rau ađhăh dzăm, 183 rau a chịm, 44 rau acoon nạ ta tơ, 21 râu acoon nạ 4 dzung…“Coh cr’chăl tơợ c’moo 2000 tước 2015, Quảng Nam zr’lụ vaih đhr’năng pa hư crâng ngân pa bhlầng, bhrợ căh crêê tước bấc rau ặt mamông coh crâng. Tơợ c’moo 2019 tước nâu kêi, tơợ bêl vêy rau pa liêm c’lâng xa nay, chính sách năc vêy rau pa chô cớ bấc rau ặt ma mông coh crâng dưr liêm. Tơợ rau pa zưm bhrợ lâng WWF, dự án VFBC năc bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh bơơn lêy bấc rau chr’năp cơnh chr’gơơng ga măc, chr’gơơng Trường Sơn, a gốt, Boọ dzung bh’luuc, Boọ dzung bhrôông, xoọng croh… đh’rưah lâng bấc bhơi k’tang, n’loong n’kuông chr’năp pr’hăt cơnh zr’lụ tơơm h’rôông, crêệ dzợ liêm”.
T’cooh Nguyễn Đăng Chương – Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, vel đong ơy vêy bấc c’lâng bh’rợ zooi đhanuôr bhrợ cha, têệm ngăn zư lêy crâng: “Apêê xa nay bh’rợ Phi Chính phủ, Dự án tầm nhìn thế giới cung ơy pa zưm bhrợ bhrợ đhị pazêng vel đong ặt coh zr’lụ toor âng Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh, Ban k’đhơợng lêy crâng a bhuy… năc zooi cớ đhanuôr pa dưr pr’ặt tr’mông. Tơợ đêêc năc đhanuôr vêy pr’đơợ tệêm ngăn pr’ặt tr’mông, pa xiêr bh’rợ crêê tước pa hư crâng”.
Bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh bơơn ta bhrợ t’vaih, bh’rợ k’đhơợng lêy, zư lêy crâng ting t’ngay bơơn paghit, cha mêệt lêy ghit liêm. M’jưah lâng đêêc, bấc dự án phi chính phủ ơy chơơih pay bhươn k’tiếc k’ruung Sông Thanh năc đhị k’rong bhrợ pazêng xa nay bh’rợ zư lêy sinh học bấc rau, zư lêy crâng, t’vaih bh’rợ tr’nêng nhâm mâng đoọng ha đhanuôr./.
Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Sông Thanh
Những năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm mục tiêu giữ vững tỷ lệ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng, trồng chăm sóc và bảo vệ rừng, từng bước nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhiều năm trước sông Thanh, tỉnh Quảng Nam là điểm nóng về khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường bị ô nhiễm, làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng. Nhiều loài động vật bị bẫy bắt, nguy cơ tuyệt chủng. Trước thực trạng này, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo quyết liệt, khẩn cấp bảo vệ hệ sinh thái rừng khu bảo tồn Sông Thanh và đã có những chuyển biến rất tích cực. Đến nay lực lượng giữ rừng Sông Thanh được tăng cường đáng kể với 02 Đội bảo vệ rừng cơ động, 04 Trạm quản lý bảo vệ rừng và 21 tổ bảo vệ rừng với hơn 200 hợp đồng chuyên trách bảo vệ rừng. Các tổ bảo vệ rừng nắm chắc thông tin địa bàn, xác định các khu vực trọng điểm nhằm có giải pháp kịp thời ngăn chặn, tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng. Thành viên Tổ bảo vệ rừng là đồng bào Cơ Tu địa phương, bộ đội xuất ngũ, và cả những người trước đây từng tham gia săn bắt thú rừng trái phép. Anh Zơrâm Chưng, Trạm quản lý bảo vệ rừng khe Vin, Vườn quốc gia sông Thanh cho rằng, mô hình giữ rừng chuyên trách này đã phát huy hiệu quả: “Sau khi anh em tuần tra kết thúc theo kế hoạch của đơn vị thì các anh em khi về lại địa phương cũng trao đổi với bà con việc vào rừng, chặt phá khai thác lâm sản trái phép là vi phạm pháp luật, Nhà nước nghiêm cấm”.
Còn anh Huỳnh Đình Hưng, Trạm quản lý bảo vệ rừng khe Vin, Vườn quốc gia Sông Thanh cho biết: “Anh em thường xuyên tuần tra rừng hằng tháng từ 15 đến 20 ngày, thường xuyên đến các vị trí có khả năng đặt bẫy thì tháo gỡ sạch không còn trong khu vực Vườn quốc gia sông Thanh”.
Khu bảo tồn Sông Thanh được thành lập năm 1997 nay là Vườn quốc gia Sông Thanh, đây là khu bảo tồn lớn thứ 4 ở Việt Nam. Vườn quốc gia Sông Thanh nằm trên địa bàn hai huyện Nam Giang và Phước Sơn, giáp biên giới nước bạn Lào rộng gần 77.000 ha. Ông Đinh Văn Hồng – Phó Giám đốc phụ trách BQL Vườn quốc gia Sông Thanh cho biết: Qua các đợt khảo sát, Vườn quốc gia Sông Thanh ghi nhận hệ động vật rừng của khu bảo tồn này cũng rất đa dạng với danh mục gồm 53 loài thú, 183 loài chim, 44 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư... “Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2015 thì Quảng Nam là điểm nóng về phá rừng, tác động rất lớn về đa dạng sinh học. Từ năm 2019 đến nay sau khi có những sửa đổi chủ trương, chính sách thì có sự phục hồi đa dạng sinh học rất lớn. Qua phối hợp với WWF, dự án VFBC thì Vườn quốc gia sông Thanh phát hiện nhiều loài đặc hữu như mang lớn, mang Trường Sơn, gấu, voọc chà vá chân xám, voọc chà vá chân nâu, tê tê… cùng hệ thực vật quý hiếm với nhiều quần thể dỗi, lim còn nguyên vẹn”.
Ông Nguyễn Đăng Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ sinh kế để người dân yên tâm giữ rừng: “ Các chương trình phi Chính phủ, Dự án tầm nhìn thế giới cũng đã lồng ghép triển khai tại các địa phương nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia, Ban Quản lý rừng phòng hộ… để tiếp tục hỗ trợ cho bà con phát triển sinh kế. Từ đó bà con có điều kiện ổn định cuộc sống, giảm tác động đến rừng”.
Vườn quốc gia Sông Thanh được thành lập, công tác quản lý, bảo vệ rừng càng được chú trọng, kiểm soát nghiêm ngặt. Cùng với đó, rất nhiều dự án phi chính phủ đã chọn Vườn quốc gia Sông Thanh làm điểm đầu tư, triển khai các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, tạo sinh kế bền vững cho người dân./.
Ảnh: Báo Quảng Nam
Viết bình luận