CẦN HẾT XÁ MỪA FIỂC KHAI KHÚN PỎN XẸ MẺN FẠT THÂNG 200 TRIỆU MƯN
Thứ hai, 15:24, 26/06/2023 Nông Diệp Nông Diệp
Tằng nặm mường cà này mì lai lườn hết khún pỏn sle khai, khún pỏn lẻ mì lai thình táng căn nhoòng pện ngải mẻn lai cần au khún pỏn chá mà khai chang bại nặm háng. Lăng nẩy boong khỏi xo phác thâng pỉ noọng bại thắn fạt tói xáu bại cần hết xá mừa khai khún pỏn nèm sổ 31 cúa Chính phủ.
 

Nèm slắng cạ dú Nghị định sổ 31 cúa Chính phủ, hạy cạ hết xá mừa fiểc khai khún pỏn xẹ mẻn fạt thâng 200 triệu mưn.

Rọ pện, tói xáu bại cần hết khún pỏn sle khai, Nghị định slắng cạ fạt chèn tứ 5 – 10 triệu mưn tói xáu cần hết xá bại fấn lăng nẩy:

- Nắm mì búng to khún cón vạ lăng pửa toỏng pền pao táng căn.

- Nắm páo hẩư bại pạng hết fiểc mừa fiểc hết khún, khai dự khún khảm nặm mường noỏc lầng ăn pi chang 2 pi liền chặp lụ nắm ết rì páo pửa đảy bại pạng hết fiểc slắng cằm.

- Nắm mì vảng rường hết slứ đảy chỉn nèm ISO 17025 vạ nắm mì chỉa hợp đồng nèm fáp luật.

- Hết khún pỏn khai pửa nắm mì chỉa chỉn đo mọi thình sle hết khún pỏn lẻ mẻn fạt thâng 70 triệu mưn.

Tói xáu fiểc hết xá mừa chỉa chỉn hẩư hết khún pỏn lẻ mẻn fạt nèm bại thắn lăng nẩy:

- Phạt chèn tứ 10 – 15 triệu mưn tói xáu fiểc chỏi táng pây bại fấn đảy mai chang chỉa chỉn hẩư hết khún pỏn sle khai.

- Phạt chèn tứ 20 – 30 triệu mưn tói xáu bại cần nắm nổp chỉa chỉn hẩư hết khún pỏn nèm slắng cạ cúa bại pạng hết fiểc.

 - Phạt chèn tứ 30 – 40 triệu mưn tói xáu bại lườn hết khún pỏn nắm chúng thình khún đạ đảy mai chang chỉa chỉn.

- Phạt chèn tứ 60 – 70 triệu mưn tói xáu bại lườn nắm mì chỉa chỉn hẩư hết khún pỏn lụ mì tọ đạ lẹo slì hạn, lụ đạ mẻn bại pạng hết fiểc slau tẻo nắm nhằng hẩư dủng.

Khai khún pỏn nắm mì đo chỉa mả mẻn fạt 15 triệu mưn

Tói xáu bại cần hết xá mừa fiểc puôn khai khún pỏn, Nghị định slắng cạ mẻn fạt chèn tứ 10 – 15 triệu mưn tói xáu bại cần hết xá lăng nẩy:

- Puôn khai khún pỏn nắm mì chỉa chỉn cạ đảy puôn khai.

 - Puôn khai khún pỏn chang slì mẻn bại pạng hết fiểc slau chỉa chỉn

- Nắm mì đây đo bại dưởng sle puôn khai khún pỏn nèm slắng cạ dú khoản 2 Điều 42 Luật đăm chay pi 2018.

Phạt chèn thâng 60 triệu mưn tói xáu bại cần puôn khai khún pỏn nắm mì chỉa chỉn đảy khai dú Việt Nam lụ khún pỏn mì chỉa chỉn đảy khai dú Việt Nam tọ đạ lẹo hạn. Tói xáu bại cần dủng khún pỏn dự tứ nặm mường noỏc mà tọ dủng nắm chúng nèm đạ mai chang chỉa chỉn hẩư dự khún pỏn tứ nước noỏc lẻ mẻn fạt chèn tứ 10 - 20 triệu mưn.

Thắn fạt nẩy lẻ tói xáu tứng cần. Nhằng tói xáu hỏm nâng hết xá lẻ fạt chèn tập 2. 

 

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÂN BÓN BỊ PHẠT TỚI 200 TRIỆU ĐỒNG

Cả nước hiện có quá nhiều cơ sở, nhà sản xuất phân bón với các sản phẩm khác nhau nên phân bón giả dễ trà trộn vào thị trường tiêu thụ và vượt tầm kiểm soát. Sau đây chúng tôi thông tin đến bà con và các bạn các mức phạt đối với các hành vi vi phạm về sản xuất phân bón theo Nghị định số 31 của Chính phủ.

Theo quy định tại Nghị định số 31 của Chính phủ, hành vi vi phạm hành chính về phân bón bị phạt tới 200 triệu đồng.

Cụ thể, đối với các hành vi vi phạm về sản xuất phân bón, Nghị định quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

- Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm trong 02 năm liên tiếp hoặc không thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Không có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 mà không có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất ra (trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón).

Sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất bị phạt tới 70 triệu đồng

Đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

- Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng loại phân bón, dạng phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

- Phạt tiền từ 60 – 70 triệu đồng đối với hành vi sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã hết hạn hoặc bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.

Bán phân bón không có Giấy phép bị phạt tới 15 triệu đồng

Đối với hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón, Nghị định quy định phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

- Buôn bán phân bón trong thời gian bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

- Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018 trong quá trình hoạt động.

Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với hành vi buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.

Đối với hành vi sử dụng phân bón nhập khẩu không đúng mục đích ghi trong Giấy phép nhập khẩu phân bón bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân./.

Nông Diệp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC