BẠI LẸ LOỌC CHANG PAN LẨU CHÀ CÚA CẦN GIÁY DÚ LÀO CAI
Thứ tư, 14:16, 06/10/2021

Tó tồng lai dân tộc đai, fiểc au phua, au mjề lẻ mòn chăn cẩn diếu tói xáu pỉ noọng cần Giáy sle mì cần tem táp tởi lăng. Chang fiểc au căn, cần Giáy nắm tỉnh cạ lườn khỏ rụ ngải, tan cẩn cạ sloong bưởng kin dú đây, chắc tảo lỵ. Xỉnh pỉ noọng xày tỉnh quá bài fiểt lăng nẩy cúa phóng viên Lê Phương.

Tẳm pửa, fiểc au phua, au mjề cúa cúa cần Giáy lẻ đảy cần ké xa hẩư. Nhoòng pện pỉ noọng cần Giáy nắm chử au cần dú chang bản đai, tó nhằng au dú bại bản xẩư xảng, tỉ mì pằng dạu, pỉ noọng rụ chắc căn tẳm cón. Poóc lẩu nâng cúa cần Giáy đảy hết đo bại lẹ loọc lẻ lèo mì bại phấn pện: Tẳt mjầu (xam dà, xam pấu), xam háp (cun cơ lý), xỉnh lẩu (cun láu). Lùng Sần Cháng, dú bản Tả Van Giáy, hoẹn Sapa, slảnh Lào Cai, hẩư chắc:

“Hạy cạ sloong lườn chắc căn cón dá lẻ fiểc ngòi nả nắm cẩn. Pện tọ xằng chắc căn lẻ mì fấn “ngòi nả, ngòi lườn”. Tói xáu lườn chài lẻ ngòi nả chăn cẩn diếu, nhằng lườn nhình tẻo nắt chắc ngòi lườn pạng bưởng hết kin vạ kin dú pền rừ. Hạy cạ đạ hăn ngám slim lẻ lườn nhình chắng au slư mỉnh hẩư lườn chài sle pây ngòi ngám căn rụ bấu. Hạy cạ sloong cần ngám căn lẻ lườn chài sẹ au mà tôi cáy nâng sle cạ vằn xam háp”.

Chang vằn xam háp, lườn chài lèo au thâng lườn nhình tôi pết, cáy nâng, tua mu nâng quạng slí nạo. Vằn xam háp lẻ vằn sle pạng lườn nhình cạ bại mòn lèo au chang vằn xỉnh lẩu. Rèo cỏ lẻ cúa cần Giáy, mì slam thắn sle au chang vằn lẩu: tải ết lẻ au lẩu, nựa sle xỉnh khéc chang vằn lẩu; tải sloong lẻ au cúa cái mì mjằm, kiềm cò, slửa khóa mấư hẩư lủc nhình thư mừa lườn khươi; tải slam lẻ au khẩu hẩư pá mé cúa lườn nhình nhoòng đạ mì công rèng cháo chượng. Cần Giáy slứn cạ cảng tỏi lai cúa cái, cảng hôn hỉ lẻ tôi phua mjề ón cảng điếp căn, hết kin vạ căn vận tởi. Nhoòng pện, pan lẩu chà cúa cần Giáy xường slì đảy xỉnh khảu quạng tứ bươn 10 thâng bươn 2 lịch hây, pửa tỉ nắm cẩn fiểc rẩy nà, thuổn mọi cần sẹ mà pjọm nả chang vằn lẩu.

Lẹ rẳp lùa cúa cần Giáy mì lai phấn. Bại cần pây rẳp lùa lèo mì 2 pú, 2 dả mì lủc lan đo xày, hết kin đây mjảc vạ ết lẻ lèo kin phuối xảm. Lùng Sần Cháng cạ, pây rẳp lùa lẻ mì khươi pậu nâng, 2 mẻ lủc slao, noọng báo nâng chung mạ hẩư pỉ lùa vạ bại cần ham háp cúa cái pây thâng lườn lùa.

Pửa thâng lườn lùa lẻ khươi mấư vạ khươi pậu lèo hết lẹ pài lạy pú chỏ. Nhằng pửa lùa lồng lảng lẻ tằng khươi mấư, lùa mấư vạ khươi pậu xày mẻn pài lạy tó nả thản rèo cằm slon cúa cần ké. Sle rẳp đảy lùa mấư oóc tu, lườn khươi nắm tan mẻn kin thuổn bại chẻn lẩu đạ dìn oóc mà slặn, tẻo nhằng mẻn lảc mẻ lùa mấư oóc khảm mừ bại cần chang họ cúa pạng lườn lùa.

Chang vằn lẩu, slửa khóa cúa khươi mấư vạ lùa mấư tó nủng tồng ăn vằn, nắm mì mòn lăng táng lai. Dả Vàng Thị Nòn, cần Giáy dú hoẹn Sa Pa hẩư chắc:

"Pửa mừa lườn khươi lẻ thư pây nèm ăn khủy nâng sle to slửa khóa, slứt fà. Slửa khóa lẻ nủng tồng ăn vằn, hổm khân, slai phúc phjôm lẻ đeng. Khân chuôn hua tó đeng. Pửa pây lẻ nủng bâư slửa kheo, tôi hài nâng. Thâng lườn khươi lẻ nủng slửa đăm. Tôi hài pây tàng lẻ nắm hẩư mẻ dả hăn. Pửa thâng lườn khươi lẻ bại dả slống bưởng lùa vậy hài pây, thư thất tẻo mừa lườn pỏ mẻ oóc”.

Pửa mừa lườn khươi lẻ mẻ lùa mấư lèo hảng ăn cương nâng dú tỏ nả ấc, mì ỉ hua xung, hua sluốn nâng, bại muối fằn vạ hóp pây nèm tua cáy nâng. Ăn cương lẻ sle cạ cần lục slao nẩy cón pửa thâng lườn khươi lẻ vận xằng mì mòn lăng, kin dú ngày, tải sloong lẻ sle tẻp phj rại. Hua xung, hua sluốn, muối fằn lẻ sle pjẻ pjoòng. Tua cáy thư pây nèm lèo lẻ tua cáy sleng, nhoòng cần Giáy slứn cạ nẩy lẻ tua cúa slỉnh slạc tải ết, tẻp đảy phj rại, nhoòng pện thư tua cáy pây nèm sle tải tàng.

Tói xáu cần Giáy, ngòi giờ sle mẻ lùa mấư khảu lườn tó chăn cẩn diếu, tỉ lẻ tối quá tởi cần mấư. Nhoòng pện, ăn lẹ rẳp lủc lùa khảu lườn lẻ nắm sliểu đảy. Lùng Hoàng Văn Ngan, dú hoẹn Bát Xát, slảnh Lào Cai, hẩư chắc:

“Dú nẩy xường slì rẳp lùa khảu tằng cừn. Pỉ noọng xường slì lưởc khảu pửa xằng rủng, tan mì nọi lườn lưởc thâng rủng, xảm lặm lẻ khảu pửa nhằng lạp là. Dú pác tu, lẻ hết ăn đuây nâng mì slam khoắc páng phén phải đeng khửn pây, sloong phua mjề ón chung khen căn dám khửn đuây sle khảu lườn. Nẩy roọng cạ cái đuây pưn quá tu”.

Lăng pửa dám khảu pác tu lườn khươi, khươi mấư và lùa mấư pây thâng tó nả thản slớ, khủy lồng pài lạy cúng chỏ, xo đảy pền lục lan chang lườn. Thâng pửa tầư hết pjọm lẹ mẻ dả chắng đảy oóc mà sle chung khen lủc lùa khảu sluổm pú dả vạ bại sluổm đai chang lườn sle mẻ lùa mấư chắc cạ nẩy lẻ pú dả vạ pỉ noọng lườn khươi./.

 

PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI GIÁY Ở LÀO CAI

 

Cũng như nhiều dân tộc khác, người Giáy coi trọng chuyện hôn nhân, coi trọng sự nối dõi dòng tộc. Trong hôn nhân, người Giáy ít quan tâm đến giàu hay nghèo, chủ yếu chú ý đến phẩm chất đạo đức và nền nếp gia phong hai bên. Mời bà con và các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết của phóng viên Lê Phương.

Trước đây, chuyện hôn nhân của người Giáy đều là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Việc dựng vợ gả chồng của đồng bào Giáy không chỉ diễn ra trong làng mà còn sang các làng lân cận, nơi có bạn bè, họ hàng hoặc quen biết nhau. Một đám cưới của người Giáy được tổ chức theo đúng nghi lễ phải qua các bước như: dạm hỏi (xam dà, xam pấu), lễ ăn hỏi (cun cơ lý), đám cưới (cun láu). Ông Sần Cháng, ở bản Tả Van Giáy, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, cho biết:

“Nếu biết nhau rồi thì chuyện xem mặt, xem nhà là ko cần thiết. Nhưng nếu chưa biết nhau thì có tục "xem mặt, xem nhà". Với người con trai, việc xem mặt là quan trọng. Còn người con gái lại có nhu cầu xem nhà. Xem mình đi làm dâu ở nhà đó, có phải là gia đình gia giáo, gia phong như thế nào, hoàn cảnh ra sao. Nếu đồng ý, gia đình cô gái mới trao lá số, mà người Giáy gọi là thư mệnh, cho nhà trai. Lá số này nhà trai sẽ mang đến nhà một ông thầy cùng với lá số của chàng trai để xem có xung khắc không. Nếu lá số hai người hợp nhau thì nhà trai sẽ đưa một đôi gà đến để chính thức đặt vấn đề ăn hỏi”.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải mang lễ vật đến nhà gái là một cặp gà và vịt, một con lợn khoảng 40kg. Lễ ăn hỏi cũng chính là hôm để gia đình nhà gái thách cưới. Theo tục lệ của người Giáy, có 3 mức thách cưới: một là, thách rượu thịt để mời khách trong lễ cưới; hai là thách của hồi môn là vòng bạc, quần áo mới cho người con gái mang về nhà chồng; ba là thách thóc gạo cho bố mẹ cô gái vì đã có công dưỡng dục.Đồng bào Giáy quan niệm rằng đám cưới càng lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trẻ càng thiêng liêng, bền chặt. Do vậy đám cưới thường được tổ chức trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch, là lúc không bận việc đồng áng, nên mọi người có thể tham gia lễ cưới đông đủ.

Lễ đón dâu của người Giáy gồm nhiều nghi lễ, tục lệ. Đoàn đi đón dâu phải có đủ các thành phần: 2 ông, 2 bà là bậc cao niên, có gia đình yên ấm và quan trong nhất là phải có tài ăn nói. Ông Sần Cháng cho biết trong đón dâu có một phù rể, hai cô gái chưa lập gia đình, một cậu em dắt ngựa cho chị dâu và có một đoàn người gồng gánh lễ vật.

Khi vào nhà gái đón dâu chú rể, phù rể phải làm lễ quỳ lạy trước bàn tổ tiên. Còn khi đưa dâu ra khỏi nhà gái thì cả chú rể, phù rể và cô dâu đều phải lạy tạ trước bàn thờ theo hướng dẫn của người già. Để đưa được cô dâu ra khỏi nhà gái những người bên nhà trai không những phải uống hết những khay rượu do nhà gái nấu ra mà còn phải giằng được cô dâu khỏi tay những người họ hàng nhà gái.

Trong lễ cưới, trang phục cưới của cô dâu, chú rể không khác nhiều so với ngày thường. Bà Vàng Thị Nòn, người Giáy ở Sapa, cho biết:

"Lúc đi mang theo một cái vali, đựng quần áo, chăn màn. Mặc đồ của người Giáy, cũng chỉ áo viền, đội khăn, dây buộc tóc đỏ. Khăn trùm đầu trong đám cưới màu đỏ. Lúc đi mặc áo màu xanh, một đôi giày đi đường. Lúc đến nhà chồng lễ gia tiên thì mặc màu đen. Đôi giày đi đường không để cho mẹ chồng thấy. Lúc đưa đến nhà chồng thì các bà bên nhà gái giấu giày đi, mang về nhà bố mẹ đẻ”.

Trước khi về nhà chồng, cô dâu phải đeo một cái gương ở trước ngực, một ít hành, tỏi, hạt giống và ôm theo một con gà. Chiếc gương có nghĩa là người con gái khi từ nhà đi là trong trắng như gương, ý nghĩa thứ 2 là để xua đuổi tà ma. Củ hành, củ tỏi, hạt giống tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Còn con gà phải là gà trống, vì người Giáy quan niệm đó là con vật thính nhất, tinh nhất để trừ tà ma, nên mang theo con gà để dẫn đường.

Với người Giáy, việc chọn giờ để cô dâu mới bước vào ngưỡng cửa rất quan trọng, có ý nghĩa là bước sang một cuộc đời mới. Do đó, nghi lễ đón con dâu vào nhà là điều không thể thiếu. Ông Hoàng Văn Ngan, ở Bát Xát, Lào Cai, cho biết:

“Ở đây thường đón dâu vào ban đêm. Người ta thường chọn giờ sớm, chỉ có ít nhà trời sáng nhập gia, tối thiểu nhất là lúc tờ mờ sáng. Ở ngoài cửa, người ta làm một cái thang 3 bậc phủ vải đỏ lên, hai vợ chồng dắt tay nhau bước vào nhà để nhập gia. Gọi là bắc thang trèo qua cửa”.

Sau khi bước qua ngưỡng cửa nhà chồng, cô dâu chú rể đi thẳng tới bàn thờ, quỳ xuống lễ gia tiên, xin phép được trở thành con cháu trong nhà. Chỉ khi làm lễ xong mẹ chồng mới được xuất hiện để đắt tay con dâu vào buồng bố mẹ chồng và các gian buồng khác trong nhà để cô dâu nhận đây là bố mẹ chồng, gia đình nhà chồng./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC