BẠI LẸ LOỌC NGẦƯ AN ỎN, ĐÂY MJẢC CHANG LẨU CHÀ CÚA CẦN KHƠ ME
Thứ tư, 15:06, 29/09/2021
Tói xáu cần Khmer, lẩu chà lẻ lẹ loọc pây nèm xáu dân tộc, cáp liển xáu cỏ lẻ cúa bản cỏn. Nẩy lẻ mòn chăn đây pjòi hẩư hăn đảy pổn slắc cúa cần Khmer

Pan xỉnh lẩu cúa cần Khơ me đảy hết chang 3 vằn. Vằn tải ết lẻ vằn khươi khửn lườn, nhằng đảy cạ lẻ vằn tẳng thiêng sle xỉnh lẩu. Vằn tải 2 lẻ chang lườn sẹ hết lẹ xỉnh lẩu. Tằng nâư, chang lườn hết lẹ pài chựa chòi, pài phật vạ chậư mjầu. Pài đăm lẻ lùa vạ khươi hết lẹ cắt phjôm đảy pỏ Ma ha cần thẻ nả hẩư lườn khươi cắt hẩư. Pỏ Ma ha sẹ căm kẻo cắt hết dưởng dú tềnh hua phua mjề ón, sle tả pây bại mòn bấu đây pửa cón, sle lẳp tởi slổng mấư ỏn an, đây mjảc. Cẳm tỉ, chang lườn sẹ xỉnh bại sư thâng tụng kinh hết lẹ ngầư mòn ỏn an. Lăng pửa phua mjề ón chậư khẩu pjá công rèng pá mé 2 bưởng lẻ thâng 12h chang cừn, pậu sẹ nhọm khẻo hẩư mẻ lùa.

"Nhọm khẻo đăm nẩy lẻ au co nhả mà tăm hết lèo tởi ké. Lẹ loọc nẩy thư pổn slắc táp tởi, dỉ cáp liển xáu cằm toẹn cốc lẩn mừa hoàng tử Thông au công chúa ngù. Pỏn ăn khẻo cúa tua ngù mì nài tậm vạ nhọm khẻo sle nài tậm slán. Nèm cằm toẹn cốc lẩn mừa slấn ngù cúa cần Khmer, nài tậm cúa tua ngù sẹ slán pây vạ tởi slổng sẹ an ỏn. Rèo cần ké lẩn tẻo lẻ pện nẩy".

Vằn tải 3, sẹ đảy hết khảu pửa phạ ái rủng. Lăng pửa khươi hết lẹ pài slấn phạ, lẻ thuổn mọi cần mì nả dú chang pan xỉnh lẩu sẹ phúc mây khảu cò mừ hẩư tôi phua mjề ón. Tốc cón lẻ bại sư, pỏ Ma ha, pá mé, dá bại cần ké chang bản sẹ phúc mây hẩư tôi phua mjề ón, tọ chăn mà nẩy lẻ bại cần ké au phấn cúa cái hẩư, cần 50 xiên, cần pác xiên mì cần nhằng au hẩư tằng chèn kim nâng. Bấu sluốn cạ au hẩư lai lụ nọi, tan cẩn thâng phúc mây khảu cò mừ lẻ mòn chăn đây tói xáu lùa vạ khươi. Lăng tỉ, lèo cằm slon pang tải tàng cúa pỏ Ma ha, lùa vạ khươi sẹ khảu sluổm pây hết lẹ quét phủc.

"Chang lẹ nẩy lẻ pậu au phủc oóc mà, cần thư phủc lèo lẻ cần ké, kin dú đây, mì đo lủc lan. Xam cạ mì cần hâư slưởng dự tẻo phén phủc nẩy bấu, hạy cạ cần hâư dự tẻo lẻ sẹ hết kin đảy đây mjảc mì lủc lan đo xày. Cần dặng oóc mà dự tẻo sẹ lẻ khươi, phén phủc nẩy sẹ đảy pjái sle hẩư lùa, khươi vạ khéc nẳng dú chang sluổm cúa mẻ lùa nẩy".

Chang pan xỉnh lẩu cúa cần Khơ me nhằng mì lẹ nâng them, tỉ lẻ lẹ tó slứt. Pửa lùa vạ khươi nòn tó chang ăn slứt nâng, chang bại cẳm đú pậu lưởc 2 cần ké lẻ mẻ nhình chắc lai mừa tảo lị, phua mjề kin dú đây, mì lủc lan đo xày sle thâng pjái phủc hẩư phua mjề ón. Vạ pậu sẹ slon hẩư phua mjề ón keéc pỏn cuổi vạ au nặm dừa hẩư căn kin. Phuối mừa nhoòng lăng tẻo mì lẹ nẩy? TS Tuấn Linh hẩư chắc them:

"Lẹ nẩy lẻ ngầư hẩư lùa vạ khươi mì tởi slổng đây mjảc, slinh đảy lai lủc. Lăng lẹ pỏn cuổi lẻ 4 cần ké sẹ nòn dú slí cóc slứt cúa phua mjề ón. Sle ngòi tôi phua mjề ón xằng chắc mòn lăng lẻ slon cạ hẩư. Lẹ nẩy đảy hết chang 3 cẳm, tọ cà này nắm nhằng dá".

NHỮNG NGHI THỨC CẦU MAY TRONG ĐÁM CƯỚI

CỦA NGƯỜI KHƠ ME

Đám cưới của người Khơ me diễn ra trong 3 ngày. Ngày thứ nhất được coi là ngày nhập gia, hay còn gọi là ngày dựng rạp.Sau ngày đầu tiên nhập gia thuận thảo, ngày thứ hai gia đình chính thức cử hành hôn lễ. Buổi sáng, gia đình làm lễ cúng ông bà, tổ tiên, cúng phật và ăn trầu đính ước. Buổi chiều, cô dâu, chú rể sẽ làm lễ cắt tóc do ông Ma ha tiến hành. Ông Ma ha sẽ cầm kéo cắt tượng trưng trên đầu của đôi trẻ, hàm ý đoạn tuyệt với những thứ xui xẻo, xấu xa trong quá khứ, để đón nhận một cuộc sống mới với mọi sự tốt lành. Tối hôm ấy, gia đình sẽ mời các sư đến tụng kinh cầu phước. Sau khi đôi trẻ dâng cơm báo hiếu cha mẹ hai bên thì đến 12h đêm, người ta sẽ làm lễ nhuộm răng cho cô dâu.

"Cái nhuộm răng đen này là bằng một thứ cỏ cây tự chế theo truyền thống. Tục lệ này mang ý nghĩa đẹp của truyền thống ngày xưa, vừa gắn với truyền thuyết về hoàng tử Thông lấy công chúa Rắn là Thê ra van thây. Vốn răng rắn có nhiều nọc độc và nhuộm răng cũng là phép khử nọc độc của rắn. Theo truyền thuyết về thần rắn của người Khmer, nọc độc của rắn sẽ hết đi và như thế cuộc sống sẽ yên bình hơn. Các cụ kể lại là như vậy".

Ngày thứ 3, ngày cuối cùng của đám cưới sẽ diễn ra khi trời hửng sáng. Sau nghi thức cúng thiên của chú rể, mọi người có mặt trong đám cưới sẽ tiến hành làm lễ buộc chỉ cổ tay chúc phúc. Đầu tiên là các sư, ông Ma ha, bố mẹ, rồi các cụ già trong phum sóc lần lượt đến cột chỉ cho đôi trẻ, nhưng thực chất là mừng quà. Người năm chục, một trăm, người cả một chỉ vàng. Không quy định quà mừng nhiều hay ít, chỉ cần đến cột chỉ cổ tay là sự cầu phúc lớn cho cô dâu, chú rể. Sau đó, theo sự hướng dẫn của ông Ma ha, cô dâu, chú rể vào phòng làm lễ quét chiếu.

"Trong lễ này thì người ta mang chiếu ra, thì người mang chiếu phải là người già, sống có đức độ, gia đình đông đủ, có nhiều con, nhiều cháu. Hỏi là ai chuộc chiếu này, nếu ai chuộc sẽ giàu có và đông con. Người đứng ra chuộc sẽ là chú rể, chiếc chiếu này sẽ được trải ra cho cô dâu, chú rể và khách ngồi trong phòng tân hôn đó".

Trong đám cưới của người Khơ me còn một tục lệ vô cùng đặc sắc, đó là lễ chung mùng. Khi cô dâu, chú rể ngủ chung mùng trong những đêm đầu tiên, người ta chọn 2 người phụ nữ lớn tuổi giàu kinh nghiệm, vợ chồng hòa thuận, con cái đông đúc để trải chiếu cho đôi tân hôn. Và họ sẽ hướng dẫn cho cô dâu chú rể cách đút chuối và múc nước dừa cho nhau. Mục đích của nghi thức này là gì? TS Tuấn Linh lý giải:

"Nghi lễ này có ý nghĩa cầu mong cho cô dâu, chú rể có một cuộc sống tâm đầu ý hợp và sinh được nhiều con cái. Sau lễ đút chuối thì 4 người già sẽ nằm ở 4 góc mùng của đôi tân hôn. Với quan niệm dò xét, coi vẻ của hai người để xem có những cái gì không để răn dạy, để hai vợ chồng gần gũi nhau hơn. Lễ chung mùng này kéo dài trong 3 đêm. Nhưng bây giờ thì không có nữa rồi".

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC