BẠI MÒN TAN MÌ CÚA CẦN PU PÉO
Thứ tư, 09:33, 15/09/2021
Cần Pu Péo lẻ dân tộc nọi cần slinh slổng dú búng khau phja slảnh Hà Giang. Chang 54 dân tộc Việt Nam, cần Pu Péo mì bại mòn pèng quỷ, bại tảo lỵ, bại lẹ loọc chăn táng xáu bại dân tộc đai chang thuổn thảy bại dân tộc dú Việt Nam. Xỉnh pỉ noọng xày tỉnh mừa bại mòn tan mì cúa cần Pu Péo quá bài fiểt cúa phóng viên Đài cằm phuối Việt Nam.

 

# Cần Pu Péo lẻ dân tộc nâng slinh slổng hâng tải ết dú búng khau phja slung pạng Bắc, slảnh Hà Giang. Cà này, cần Pu Péo mì quạng xiên cần, phấn lai dú bại xạ Phố Là; Thị trấn Phó Bảng, hoẹn Đồng Văn, dú xạ Sủng Tráng vạ Phú Lũng, hoẹn Yên Minh vạ phấn nọi nâng dú hoẹn Bắc Mê, slảnh Hà Giang.

Cần Pu Péo phuối xảm tiểng Mông, Quan Hỏa. Pỉ xáu bại dân tộc pỉ noọng đai xày hết kin dú búng khau phja nẩy, cần Pu Péo lẻ dân tộc nâng chắc kẻ ké nà rẩy tầu đú dú búng phja hin pạng Bắc.

Cần Pu Péo nắm tẳng lườn dú tềnh bại pàn phja slung, pỉ noọng tẳng lườn tem căn dú bại lủng quảng cúa búng phja hin Đồng văn, sle đăm chay, chượng chảo đảy ngải. Cần Pu Péo xường slì tẳng lườn pạng lăng lẻ bại pàn pù, ngoảy nả mừa pạng Nam vạ Đông Nam, tó nả lườn lẻ bại rẩư nà rụ sluôn phjắc. Lườn cúa cần Pu Péo lẻ lườn lẻ mạy, pha đảy pản tôm na quạng 2 cháp thâng 2 cháp puốn, pài mùng ngọa chào rụ tắp cà. Lùng Lưu Sầm Vạn, cần nâng chang hỏm xa thắp, chướng củ bại mòn pèng quỷ cúa bại dân tộc slảnh Hà Giang, hẩư chắc:

"Cần Pu Péo mì cằm phuối tan mì cúa dân tộc lầu, mì bại lẹ loọc thư lai mòn pèng quỷ cúa cần Pu Péo. Cần Pu Péo tẳm pửa đú thâng cà này vận kin dú, đăm chay, chượng chảo tồng tởi ké. Bài tàng lượn, bại lẹ mo pài cúng chỏ, pài slấn Đông, lẹ lồng tổng, lẩu chà vận đảy cần Pu Péo chướng chắp au sle đảy”.

Cần Pu Péo thư 2 thình họ. Thình họ nâng roọng nèm slư Hác rèo kéc toọc cúa pỉ noọng dú nẩy pện: Họ Củng, Tráng, Phù... đảy dủng sle fiểt chang bại thình chỉa mả. Nhằng thình họ nâng them lẻ mì tẳm tởi ké roọng pền tôi pện: Kacung - Kacăm, Karảm - Kachâm, Karu - Karựa, Ka bu - Ka bởng…. Tứng họ cúa cần Pu Péo mì ten pây nèm tan mì sle tặt ten hẩư bại pan slắm tem căn. Chang lẩu chà, lườn khươi au mjề hẩư lục, lăng poóc lẩu  lẻ lùa mấư mừa lườn khươi. Lục thư họ pá vạ pỏ pá, pỏ phua lẻ cần chẩu lườn.

Tó tồng bại dân tộc pỉ noọng đai dú búng khau phja pạng Bắc, cần Pu Péo slứn cạ mì lai pỏ slấn táng căn. Cần Pu Péo slớ slấn khuổi, slấn tả, slấn phja, slấn đông vạ slấn co mạy cải... Chang tỉ, lẹ pài slấn đông lẻ lẹ hội cải mì bại mòn pèng quỷ cúa cần Pu Péo.

Nắm mì lai slắc đeng đáo tồng kỉ dân tộc đai, slửa khóa cúa cần Pu Péo tó mì bại dưởng táng. Pỉ noọng nhình cần Pu Péo xường slì nủng slửa rì đăm, pạng noọc mì bâư pì cồn, slửa khóa đảy nhặp tứ lai piếng phải lai slắc táng căn, phjôm cuổn chảu mì mạc vy nếp dú tềnh hua, pạng noọc lẻ pao cái khân mì lai lài bjoóc. Pỉ noọng nhình Pu Péo nhằng mì bâư slửn rì đăm, kha quảng, đảy nhặp them bại piếng phải lai slắc, chảo pền bại dưởng pện ăn hon cáy, ăn tha vằn. Pả Củng Thị Xuân, cần Pu Péo, hẩư chắc:

"Bại slắc cúa bâư slửa khóa vạ bại lài bjoóc lẻ mì slắc đeng vạ slắc kheo. Slắc đeng lẻ cần pỏ chài. Sle hẩư hăn đảy cần mẻ nhình Pu péo ngòi cần pỏ chài lẻ chẩu lườn, dau lai fiểc cải. Slắc đeng lẻ đảy dủng lai hơn bại slắc đai vạ pửa nhặp lẻ pửa tầư tó đảy nhặp cón. Slắc kheo lẻ cần mẻ nhình chang lườn. Hết bâư slửn đeo tó thuổn quạng 2 bươn chăng pền”.

Chang tởi slổng ăn vằn, pỉ noọng cần Pu Péo kin dú đây đuổi căn, chắc điếp căn, pao chực đông phja. Pỉ noọng cần Pu Péo ngòi đông lẻ tởi slổng cúa lầu, nhoòng pện fiểc pao chực đông đạ đảy pỉ noọng slắng cạ căn hết đây tứ chang lườn thâng bản cỏn. Tứng búng đông căm đảy pỉ noọng xày căn pao chực, ngòi chướng nắm tan lẻ mòn đây cúa bản cỏn, tó nhằng sle cọp phấn chướng chắp tỉ kin, tỉ dú slâư đây./.

 

NHỮNG BẢN SẮC RIÊNG CỦA NGƯỜI PU PÉO

 

Pu Péo là một dân tộc ít người sinh sống ở  miền núi  tỉnh Hà Giang. Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt nam, người Pu Péo có  những nét văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, đóng góp nhiều di sản văn hoá quý báu  vào kho tàng văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Mời bà con và các bạn tìm hiểu về dân tộc Pu Péo với những bản sắc riêng trong cộng đồng các dân tộc qua bài viết của phóng viên Đài TNVN.

Pu Péo là một trong những cư dân lâu đời nhất sinh sống ở vùng núi cực bắc, tỉnh Hà Giang. Hiện nay, dân tộc Pu Péo với gần 1.000 người, tập trung chủ yếu tại xã Phố Là; Thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, ở xã Sủng Tráng và Phú Lũng, huyện Yên Minh và một số ít còn lại sống ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.

Người Pu Péo nói giỏi tiếng Mông, Quan hoả. So với lịch sử phát triển của các dân tộc anh em sinh sống tại vùng núi này, người Pu Péo là một trong những cư dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng cực bắc.

Người Pu Péo không sống ở trên núi cao mà quần tụ ở các thung lũng của Cao nguyên đá Đồng Văn, thuận tiện cho việc trồng lúa, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người Pu Péo thường dựng nhà dựa lưng vào đồi núi, có mặt tiền hướng về phía Nam và Đông Nam,  phía trước nhà nhìn ra ruộng vườn. Nhà ở của người Pu Péo là nhà trình tường, được dựng bằng khung gỗ và tường được làm bằng đất nện, dày khoảng 40-50 cm, mái lợp ngói máng hoặc cỏ gianh dày. đây một kiểu nhà chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ông Lưu Sần Vạn, Thành viên tổ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang, cho biết:

"Dân tộc Pu Péo có tiếng nói riêng, phong tục tập quán riêng mang nét đặc trưng của dân tộc mình. Dân tộc Pu Péo từ xưa đến nay vẫn duy trì được trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất. Những bài dân ca, các lễ cúng gia tiên, cúng Thần Rừng, lễ ra đồng, cưới hỏi vẫn được người dân Pu Péo lưu giữ".

Trong quan hệ đời sống cộng đồng, người Pu Péo tồn tại song song hai loại dòng họ. Một loại gọi theo tên bằng chữ Hán, đọc theo cách phiên âm của địa phương như:  Họ Củng, Tráng, Phù... được sử dụng chính thức trong các giấy tờ. Một loại họ khác cổ hơn, thể hiện mối dây liên lạc máu mủ giữa các thành viên của dòng họ, mỗi dòng họ như thế thường gồm một cặp như Kacung - Kacăm, Karảm - Kachâm, Karu - Karựa, Ka bu - Ka bởng…. Mỗi dòng họ của người Pu Péo có hệ thống tên đệm riêng dùng đặt tên lần lượt cho các thế hệ kế tiếp nhau. Trong hôn nhân, nhà trai cưới vợ cho con, sau lễ cưới con gái về nhà chồng. Con cái lấy họ theo cha và người cha, người chồng là chủ nhà.

Cũng giống như một số dân tộc anh em sống ở vùng núi phía Bắc, nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Pu Péo gắn với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Người Pu Péo  thờ: thần suối, thần sông, thần núi, thần rừng, thần cây...Trong đó lễ hội cúng thần rừng là lễ hội chính mang nhiều sắc thái văn hóa riêng của tộc người Pu Péo.

Không mang màu sắc sặc sỡ như một số dân tộc khác, trang phục dân tộc của người Pu Péo rất đơn giản và bình dị. Phụ nữ Pu Péo thường mặc áo dài đen, bên ngoài có yếm, trang trí trên y phục chủ yếu bằng cách ghép các miếng vải màu lại với nhau, tóc vấn được gài bằng chiếc lược gỗ bên ngoài quấn khăn vuông kẻ ô hoặc trang trí hoa văn. Phụ nữ Pu Péo có trang phục váy dài hình ống màu đen có gấu xòe rộng, được trang trí bằng các miếng vải nhiều màu sắc, được chắp ghép tỉ mỉ, khéo léo, tạo nên các họa tiết hình mào gà, hình mặt trời, thể hiện những ý niệm chung về tín ngưỡng của dân tộc. Bà Củng Thị Xuân, dân tộc Pu Péo, cho biết: 

  "Màu chủ đạo của trang phục và hoa văn là màu đỏ, xanh. Màu đỏ tượng trưng cho đàn ông. Tượng trưng cho sự tôn trọng của người phụ nữ Pu Péo dành cho đàn ông, người trụ cột trong gia đình. Màu đỏ lúc nào cũng được ưu tiên và mỗi khi khâu thì bao giờ cũng khâu màu đỏ trước. Màu xanh tượng trưng cho người phụ nữ trong gia đình. Bắt đầu khâu và làm thì mất khoảng 2 tháng sẽ xong một bộ váy áo".

Trong cuộc sống, cộng đồng người Pu Péo  sống gần gũi, hoà đồng, tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên. Đông bào coi rừng là cuộc sống, nên việc bảo vệ rừng đã trở thành ý thức chung của cộng đồng người Pu Péo, được thể hiện ở từng gia đình, làng bản. Mỗi khu rừng thiêng được người dân bảo vệ chăm sóc không những mang lại giá trị vật chất, tinh thần cho cộng đồng làng bản, mà còn góp phần bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái chung./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC