LẨU PẢNG- “ LẨU BÂN” CÚA CẦN TÀ ÔI
Thứ tư, 11:15, 05/01/2022

   Pỉ noọng cần Tà Ôi mì lai dú hoẹn búng slung, piên chái A Lưới, slảnh Thừa Thiên Huế. Xáu pỉ noọng dú nẩy, pửa bản cỏn khảu slì lẹ hội lụ mì khéc thâng lỉn liểu, noỏc bại thình cúa đây kin pện: Khẩu lam, nựa pỉnh boóc mạy, pẻng A quát… lẩu lẻ thình nâng nắm sliểu đảy. Chang tỉ lẩu Pảng lẻ thình lẩu mì lai mòn đây pjòi cúa pỉ noọng cần Tà Ôi dú hoẹn A Lưới, slảnh Thừa Thiên Huế.     

Pỉ noọng cần Tà Ôi xường slì roọng lẩu Pảng lẻ lẩu Bân. Pỉ noọng roọng pện nẩy nhoòng nẩy lẻ thình lẩu nắm dủng mác men xáu khẩu, nắm cẩn sliêu, thình lẩu nẩy đảy pỉ noọng hết tứ co pảng dú chang đông luông.

Áo K’Rieng Đôn, dú bản Bình Sơn, xạ A Ngo, hoẹn A Lưới, lẻ cần chắc lai mừa fiểc hết lẩu Pảng lẩn cạ: cần Tà Ôi nắm chắc lẩu pảng mì tẳm pửa tầư. Tan chắc cạ tẳm tởi ké đạ mì thình lẩu nẩy vạ đảy táp au sle thâng cà này. Sle mì lẩu Pảng dủng chang slì lẹ hội, cón tỉ bươn nâng, cần Tà Ôi lèo khảm khuổi khảu đông luông pây sle xa co Pảng. Pửa hăn bại co pảng slung cải pậu au pjạ mà vắn khảu co Pảng pây rù nâng, au khỏ mạy phấy eng pắc khảu sle nặm luây oóc mà dá au can mà tó. Slèo áo K’Rieng Đôn, co Pảng đảy 4-5 pi lẻ đạ mì lai nặm, mì co ăn vằn tó đảy tứ 5-6 lít. Co Pảng cảng ké lẻ lẩu cảng đây kin:

“Co pảng eng cụng hết lẩu đảy tọ nắm slải đảy lai, ăn vằn tan au đảy quạng chai eng nâng. Nhằng co cải đạ lồng lừa lẻ đảy lai, co tầư mì thâng 3 lừa lẻ au đảy quạng 30 lít. Co nâng lầu au lẩu tứ 3-4 bươn chắng lẹo. Pỉ noọng dân tộc nọi cần dú nẩy chăn nắt lẩu pảng nhoòng thình lẩu nẩy kin ngải vạ hom”.

Cụng tồng bại thình lẩu đai, mác menlẻ mòn nắm sliểu đảy chang pửa hết lẩu Pảng. Mái pện thình mác men nẩy nắm chử pỉ noọng táng hết, mác mensle hết lẩu Pảng lẻ đảy au pước co mạy Chuồn mà hết, thình mạy nẩy mì lai dú đông luông Trường Sơn. Chang pửa tó nặm tứ co Pảng, pỉ noọng cần Tà Ôi au pước co Chuồn đạ thác khấư khảu can pây sle thâng pửa am đo vằn lẻ lẩu kin hăn nườm vạ hom. Áo Hồ Văn Sĩ, dú bản Pâr Nghi, xạ A Ngo hẩư chắc: lẩu Pảng hết ngải, tọ sle mì đảy can lẩu Pảng hom vạ đây kin lẻ cần hết lẩu cụng lèo mì tin mừ chắc hết chắng đảy:

“Sle hết lẩu pảng lẻ tan cẩn au nặm dú co Pảng vạ au pước co mạy Chuồn khảu am. Ngòi khảu tứng can 5 lít lụ 10 lít lẻ au kỉ lai pước mạy chuồn khảu ngám hạp. Ngải pện nẩy tọ sle hết đảy lẩu Pảng hom vạ đây kin cụng lèo chắc hết chắng đảy. Cẩn diếu tải ết lẻ fiểc au pước mạy Chuồn khảu am xáu nặm co Pảng lèo ngám hảp. Dú xạ A Ngo, lẩu Pảng hết pền nắm đo khai, nhoòng pỉ noọng nắt kin thình lẩu nẩy.”

Lẩu pảng mủng moong pện nặm lầy khẩu, hom pước mạy Chuồn, pửa kin lẻ hăn lường vạ van pác. Nhoòng đảy hết tứ thình mạy chang đông, nhoòng pện thình lẩu nẩy kin nắm mẻn hua tót tồng bại thình lẩu đai. Dú búng pỉ noọng cần Tà Ôi- Pa cô, tằng chài vạ nhình xày kin đảy thình lẩu nẩy. Bại vằn chang bản dám khảu slì lẹ hội, lẩu Pảng lẻ thình lẩu nắm sliểu đảy sle pỉ noọng chậư căn. Lụ pửa mì khéc thâng lỉn liểu, cần Tà Ôi sẹ au chẻn lẩu hom van nẩy mà chậư kheéc. Ché Lê Thị Thêm, cần hết cốc Phòng Văn hóa vạ Thông tin hoẹn A Lưới, slảnh Thừa Thiên Huế hẩư chắc: Pỉ noọng cần Tà Ôi mì lai thình cúa chăn đây kin, chang tỉ mì lẩu Pảng đảy hết tứ bại thình mì dú chang khau phja:

Dú hoẹn A Lưới,bại thình cúa kin cúa pỉ noọng cần Tà Ôi mì lai vạ chăn đây kin, ết lẻ lẩu pảng. Chang tởi slổng cúa pỉ noọng, ết lẻ pửa bản mì lẹ hội lẻ lèo mì lẩu Pảng. Cà này, chang tàng dưởng chồm fuông, lẩu Pảng lẻ thình cúa kin đảy chăn lai khéc xẩư quây nắt kin vạ xa dự. Dú bại lườn tổ Hương Danh, A Ka A Chi lụ A Hưa, pửa khéc thâng lỉn liểu dương chồm sẹ đảy hết lẩu Pảng xày xáu pỉ noọng. Nẩy lẻ fiểc hết chăn đây sle pỉ noọng xẩư quây chắc đảy bại mòn đây pjòi mừa cúa kin cúa pỉ noọng bại dân tộc nọi cần dú A Lưới, chang tỉ mì lẩu Pảng cúa cần Tà Ôi”

Sle hết lẩu Pảng đảy ngải, cà này pỉ noọng cần Tà Ôi đạ au co Pảng dú chang đông luông mà chay dú chang sluôn cúa lườn lầu. Co Pảng nâng hạy cạ ngòi chướng đảy đây lẻ au lẩu đảy tứ 5 thâng 7 pi, mì co nhằng đảy thâng 10 pi. Nẩy lẻ dưởng chăn đây sle hoẹn búng slung A Lưới slảnh Thừa Thiên Huế mì lai cần thâng lỉn liểu vạ chắc đảy bại mòn đây pjòi cúa bại pỉ noọng dân tộc nọi cần dú búng slung, búng piên chái nẩy./.

 

RƯỢU ĐOÁC- “RƯỢU TRỜI” CỦA NGƯỜI TÀ ÔI

  Đồng bào Tà Ôi sống tập trung ở huyện vùng cao, biên giới A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với bà con nơi đây, khi bản làng vào mùa lễ hội hay có khách quý đến nhà, ngoài các món ăn truyền thống như cơm lam, thịt nướng ống, bánh A quát... thì rượu là thức uống không thể thiếu. Trong đó, rượu Đoác là một loại thức uống mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Tà Ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.       

Đồng bào Tà Ôi thường gọi rượu Đoác là “Rượu trời”. Gọi như vậy là bởi lẽ, đây là loại rượu không dùng men với gạo, không cần chưng cất mà được lấy từ cây đoác ở tận rừng sâu.

Ông K’Rieng Đôn, ở thôn Bình Sơn, xã A Ngo, huyện A Lưới, người có nhiều kinh nghiệm chế biến rượu Đoác kể: người Tà Ôi không biết rượu Đoác có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, đời ông, đời cha đã có loại rượu này và được lưu truyền cho đến ngày nay. Để có món rượu Đoác dùng trong mùa lễ hội, trước đó một tháng, người đàn ông Tà Ôi phải băng rừng, lội suối vào tận rừng sâu tìm cây Đoác. Khi thấy những cây đoác cao to, họ dùng dao đục một lỗ trên thân cây, rồi lấy ống cây tre lồ ô chọc vào để dẫn nước vào can hoặc chai. Theo ông K’Rieng Đôn, cây Đoác từ 4 đến 5 năm tuổi là đã có thể cho nước, có những cây mỗi ngày hứng được từ 5 đến 6 lít.  Cây Đoác càng già thì rượu càng ngon:

Cây đoác nhỏ cũng lấy rượu được nhưng không lợi, mỗi ngày chỉ lấy được khoảng 1 chai nhỏ. Còn loại to, đã ra buồng rất lợi, có khi một cây có 3 buồng có thể lấy được 30 lítMỗi cây mình có thể lấy rượu từ 3 đến 4 tháng mới hết. Người dân tộc thiểu số ở đây rất thích rượu đoác vì rượu này dễ uống, thơm ngon.”

Cũng như các loại rượu khác, men không thể thiếu trong quá trình chế biến rượu Đoác. Tuy nhiên, loại men này không phải do con người làm ra mà được lấy từ vỏ cây Chuồn, một loại cây mọc nhiều ở đại ngàn Trường Sơn. Trong khi hứng nước từ cây Đoác, người Tà Ôi bỏ vỏ Chuồn đã phơi khô vào can và dựa vào kinh nghiệm của mình để điều chỉnh liều lượng sao cho can rượu ủ xong đảm bảo vừa thơm vừa nồng. Ông Hồ Văn Sĩ, ở thôn Pâr Nghi, xã A Ngo cho biết: Các công đoạn chế biến rượu Đoác rất đơn giản. Tuy nhiên, để có can rượu Đoác thơm, ngon, người chế biến cũng cần có những hiểu biết và kinh nghiệm cơ bản:

“Để chế biến rượu Đoác thì chỉ cần khai thác nước trên cây Đoác và bỏ vỏ chuồn vào để cho rượu lên men. Tùy lượng nước can 5 lít hay 10 lít mà bỏ vỏ chuồn cho vừa. Đơn giản vậy thôi nhưng để chế biến được rượu Đoác thơm, ngon cũng phải có kinh nghiệm. Quan trọng nhất là việc bỏ vỏ chuồn vào nước đoác phải đúng liều lượng dựa theo kinh nghiêm của mình. Ở xã A Ngo, rượu Đoác làm ra không đủ bán, vì bà con ở đây rất thích uống loại rượu này.”

Rượu Đoác có màu trắng đục như sữa đậu nành, thơm mùi men đặc trưng, uống vào nghe mát rượi và vị ngọt đọng nơi đầu lưỡi. Vì được chế biến hoàn toàn tự nhiên nên rượu Đoác không gây đau đầu, chóng mặt và khó chịu sau khi uống như nhiều loại rượu khác. Ở vùng đồng bào Tà Ôi-Pa Cô, cả đàn ông và phụ nữ đều uống được loại rượu này. Những ngày bản làng vào mùa lễ hội, rượu Đoác là thức uống không thể thiếu để bà con chúc tụng nhau. Hay khi nhà có khách quý, người Tà Ôi sẽ mời những ly rượu Đoác thơm nồng. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Đồng bào Tà Ôi ở huyện vùng cao A Lưới có kho tàng văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú với nhiều món ăn và thức uống mang hương vị núi rừng. Trong đó, rượu Đoác là loại rượu có nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên:

“Tại huyện A Lưới, ẩm thực của người Tà Ôi rất phong phú và độc đáo, đặc biệt là món rượu Đoác. Trong đời sống của bà con, đặc biệt là khi bản làng có lễ hội thì phải có rượu Đoác. Hiện nay, để phục vụ các hoạt động du lịch thì rượu Đoác là món ẩm thực được giới thiệu và rất nhiều du khách thích thú với loại rượu này. Tại các Homsetay Hương Danh, A Ka A Chi hay A Hưa, khi khách du lịch đến thì sẽ được trực tiếp lên cây Đoác để trải nghiệm cách lấy nước và chế biến rượu Đoác. Đây là trải nghiệm thú vị về văn hóa, về ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở A Lưới, trong đó có rượu Đoác của người Tà Ôi.”

Để thuận tiện cho việc khai thác và chế biến rượu Đoác, ngày nay, đồng bào Tà Ôi đã đưa giống cây Đoác từ rừng sâu về trồng trong vườn nhà. Mỗi cây Đoác nếu chăm sóc tốt có thể khai thác rượu từ 5 đến 7 năm, có những cây hơn 10 năm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thu hút khách du lịch đến trải nghiệm và khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao, biên giới này./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC