MÒN ĐÂY CHANG BẠI TÀNG TỨC KE TỞI KÉ CÚA PỈ NOỌNG CẦN CƠ TU
Thứ tư, 11:19, 16/08/2023 TTMT TTMT
Chang bại mòn đây pjòi cúa pỉ noọng cần Cơ Tu dú pạng tây slảnh Quảng Nam nắm tan mì heng tổng, heng choong, mủa tân tung da dă đai, pỉ noọng nhằng chướng chắp au sle đảy lai tàng tức ke mì tẳm tởi ké. Quá bại tàng tức ke nẩy hết hẩư cần tức vạ chồm hăn hôn hỉ nảo niểt. Ết lẻ tứ bại tàng tức ke nẩy đạ hẩư hăn đảy slim slẩy cáp căn kiu slẳt chang bản cỏn cúa pỉ noọng dân tộc nọi cần dú nẩy.
 

Bại vằn lẹ, vằn nèn lụ bại vằn mì fiểc cải, lẻ bại bản cỏn cúa pỉ noọng cần Cơ Tu dú búng slung bại hoẹn Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang cúa slảnh Quảng Nam nắm sliểu đảy bại tàng tức ke tởi ké thư lai mòn đây pjòi cúa pỉ noọng dú nẩy. Rèo bại cần ké dú nẩy lẩn cạ, chang bại tàng tức ke, bại slao báo chang bản xẹ khay tầu xáu tàng tức ke Ch’ploọng padhiêr (tèo khảu voỏng). Tàng tức ke nẩy lẻ au cái vai nâng mà hết pền quằng mần dá phúc khảu tèo mạy dàu pây. 2 cần lủc slao Cơ Tu dặng dú 2 pạng ăn quằng mần nẩy dá bại lủc báo chang bản xẹ tối căn tèo khảu ăn quằng mần, hết pền rừ sle nắm mẻn tụng vạ nắm hết hẩư ăn quằng mần mẻn lấn lồng tôm.

Rèo pí Bhríu Thị Nem, Chủ tịch Hội pỉ noọng nhình hoẹn Tây Giang hẩư chắc: nắm chử cần hâư tó tèo khảu ăn quằng mần tỉ pây đảy, tọ mái cạ hình lụ slua lẻ cần hâư tó hăn hôn hỉ:

“Cà này bại tàng tức ke pện nẩy nắm nhằng đảy có hết lai. Tan bại vằn lẹ, vằn nèn chắng đảy có hết. Khỏi ngầư bại cần ké bản xẹ tứn hua có hết, slon pang hẩư bại slắm ón chang bại vằn lẹ kin khẩu mấư, khảu lườn Gươl mấư… cúa bản cúa xạ, boong hây pền có hết lầng sle chướng chắp bại mòn đây pjòi cúa dân tộc lầu”.

Mì tàng tức ke nâng máo hù khỏ lẻ tàng tức ke Tăc Pr’chêêng. Chài Pơloong Plênh dú bản Pr’ning, xạ Lăng, hoẹn Tây Giang hẩư chắc, nẩy lẻ tàng tức khe hết tồng cạ pây tức thấu. Noỏc mà, pỉ noọng cần Cơ Tu nhằng lai tàng tức ke cẩn bại cần tức lèo mì rèng, khoái táng vạ chắc cáp slẳt xáu căn chắng hình đảy.

 “Cần Cơ Tu mì lai tàng tức ke chăn đây pện Ch’ploọng Pađhiêr, tăc pr’chêêng, sli tăm khẩu, xẩn mạy, pẩt khen...Tứng tàng tức ke mì lai mòn khỏ vạ ngải táng căn. Mái pện bại tàng tức ke nẩy xày sle pỉ noọng đảy lỉn liểu hôn hỉ vạ căn, pang hẩư pỉ noọng chang bản vằn cảng cáp căn kiu slẳt.”

Sle bại tàng tức ke tởi ké cúa pỉ noọng cần Cơ Tu nhằng mại tứ tởi nẩy thâng tởi lăng lẻ bại cần hết cốc bản chử chăn cẩn diếu, lẻ cần lèo tứn hua có hết, lồng lèng slon hẩư bại lủc lan. Rèo áo Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND hoẹn Tây Giang, slảnh Quảng Nam hẩư chắc, sle có pền tàng dưởng tỏn lẳp khéc thâng lỉn liểu dú Tây Giang, fiểc chướng chắp tỉ kin dú, đông mạy, vạ bại mòn đây pjòi cúa pỉ noọng cần Cơ Tu lẻ chăn cẩn diếu ết lẻ chướng chắp lườn lảng sle tỏn lẳp khéc thâng tổ dú bản, bại tàng tức ke tởi ké vạ nghể slan thoóc, tắm húc phải lài...tỉ lẻ bại mòn xẹ hết hẩư pỉ noọng xẩư quây, ết lẻ khéc dú nặm mường noỏc nắt xa thâng dương chồm pửa thâng lỉn liểu dú búng đông Tây Giang:

“Fiểc có hết bại tàng tức ke khảu slì lẹ, nèn lẻ fiểc hết sle chướng chắp bại mòn đây pjòi cúa dân tộc. Chang tàng dưởng hết kin cúa hoẹn, boong khỏi ngòi tàng dưởng tỏn lẳp khéc thâng lỉn liểu lẻ tàng dưởng nâng chăn cẩn diếu. Boong khỏi ngòi au bại mòn đây pjòi sle có pền tàng dưởng tỏn lẳp khéc vạ au tàng dưởng chồm fuông sle chướng chắp bại mòn đây pjòi cúa dân tộc./.

NÉT ĐỘC ĐÁO TRÒ CHƠI DÂN GIA CƠ TU

Trong kho tàng văn hóa, văn nghệ của người Cơ Tu ở phía tây tỉnh Quảng Nam không chỉ có tiếng trống, tiếng chiêng, điệu múa tân tung da dă..., mà bà con còn lưu giữ khá nhiều trò chơi dân gian mang đậm hơi thở của núi rừng. Thông qua các trò chơi này mang đến tiếng cười sảng khoái cho người xem, thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai của người chơi. Đặc biệt, từ các trò chơi dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây.

Những ngày lễ, Tết, hay sự kiện quan trọng, tại các bản làng Cơ Tu ở vùng cao Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang tỉnh Quảng Nam không thể thiếu những trò chơi dân gian vui nhộn mang đậm những nét văn hóa đặc trưng của người bản địa. Theo các già làng, trong các trò chơi dân gian, nam nữ thanh niên trong làng thường mở đầu với trò chơi Ch’ploọng padhiêr (chơi nhảy vòng). Hình thức của trò chơi này là cột một vòng tròn bằng dây mây lên một thanh cây thẳng đứng. Hai thiếu nữ Cơ Tu đứng giữ hai bên vòng tròn và lần lượt các thanh niên trong làng nhảy lọt vào vòng tròn đó, làm sao không bị vướng và vòng tròn không bị ngã đổ.

Theo chị Bhríu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang: Không phải ai cũng có thể hoàn thành phần nhảy vòng của mình, nhưng dù thắng hay thua mọi người đều vui vẻ:

“Hiện nay các trò chơi dân gian như thế này không còn tổ chức nhiều nữa. Chỉ có dịp lễ, tết mới được tổ chức. Tôi mong muốn các già làng đứng ra tổ chức, hướng dẫn các trò chơi dân gian vào các dịp ăn lúa mới, mừng Gươl mới… của thôn, của xã chúng ta nên tổ chức thường xuyên để bảo lưu trao truyền nét độc đáo của các trò chơi dân gian của dân tộc mình.”

Một trong những trò chơi phổ biến và có độ khó nhất là trò Tăc Pr’chêêng. Anh Pơloong Plênh ở thôn Pr’ning, xã Lăng, huyện miền núi Tây Giang cho biết, đây là trò chơi mô phỏng lại một cuộc đi săn thú rừng. Những chiếc vòng tròn nhỏ bện bằng dây mây được ném qua, ném lại tượng trưng cho con thú trong rừng. Người nào dùng gậy chọc trúng vòng tròn cũng có nghĩa là chọc trúng con thú và sẽ trở thành người thắng cuộc. Ngoài ra, người Cơ Tu còn rất nhiều trò chơi mang tính rèn luyện sức khỏe dẻo dai, sự kiên nhẫn, khéo léo và đặc biệt là tính gắn kết cộng đồng:

“Người Cơ Tu có rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo, như Ch’ploọng Pađhiêr, tăc pr’chêêng, thi giã gạo, kéo co, đẩy gậy, vật tay,… Mỗi trò có một cách chơi và độ khó dễ khác nhau. Tuy nhiên có một điểm chung đó là rèn luyện sức khỏe, tài trí, nhanh nhạy và sự gắn kết cộng đồng, làng bản với nhau bền chặt hơn.”

Để những trò chơi dân gian của người Cơ Tu trường tồn mãi theo thời gian, vai trò của các già làng, trưởng bản là hết sức quan trọng. Chính họ đã đứng ra tổ chức, khôi phục và truyền dạy lại cho thế hệ trẻ ngày nay. Theo ông Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, để phát triển du lịch Tây Giang, yếu tố môi trường rừng, về văn hóa người Cơ Tu rất quan trọng, nhất là du lịch cộng đồng, trong đó các trò chơi dân gian, một số nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm… là những nét đặc trưng cuốn hút bạn bè du khách, nhất là du khách quốc tế khi đặt chân đến đất rừng Tây Giang:

“Việc tổ chức các trò chơi dân gian vào dịp lễ tết, hội hè là một trong những hoạt động để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong chiến lược phát triển kinh tế, chú trọng phát triển du lịch. Chúng tôi xác định lấy văn hóa để phát triển du lịch và lấy du lịch để bảo tồn văn hóa./.”

 

TTMT

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC