MÒN ĐÂY CÚA FIỂC TỨC TỔNG ĐIN CHANG LẸ XO NGẦƯ FẠ PHÂN CÚA PỈ NOỌNG CẦN CO
Thứ tư, 11:09, 12/07/2023 Báo Dân tộc và Phát triển Báo Dân tộc và Phát triển
Tẳm pửa pày, pỉ noọng cần Co mì lai cỏ lẻ, lai mòn táp tởi chăn đây pjòi đảy có hết chang bại lẹ hội. Chang tỉ mì fiểc hết ăn tổng đin sle hết lẹ xo ngầư fạ phân.
 

 

Hoẹn Bắc Trà My (Quảng Nam) lẻ tỉ mì lai pỉ noọng cần Co hết kin tẳm lai tởi quá mà. Tẳm pửa pày pỉ noọng cần Co đạ chắc đảy bó nặm lẻ mòn chăn cẩn diếu chang tởi slổng ăn vằn vạ chang đăm chay cúa pỉ noọng. Nhoòng pện pi tầư fạ lẹng, pỉ noọng tẻo xày căn hết ăn tổng đin sle hết lẹ xo ngầư fạ phân, xe xo ngầư bại pỏ slấn hẩư nặm fân lồng mà sle tưởi bại co chay vạ sle pỉ noọng mì nặm kin, nặm dủng. Nhoòng pện cón pửa hết lẹ, bại cần ké bản xẹ xa lưởc búng đin phiêng quảng nâng sle tẳt ăn tổng đin vạ có hết pan lẹ.

Ké bản Phạm Lâm (75 pi) dú bản tải ết, xạ Trà Kót hẩư chắc: Ăn pi, thâng bươn 5, bươn 6 lịch hây lăng pửa miều mảu slau củ pjọm lụ đạ đăm chay pjọm mảu mấư lẻ pỉ noọng cần Co xẹ hết lẹ xo ngầư fạ phân.

Pỉ noọng cần Co slứn slim cạ, ăn tổng đin chăn lình, lẹ xo ngầư fạ phân xẹ thư bại cằm ngầư slưởng cúa pỉ noọng chang bản thâng 5 pỏ slấn: lẻ slấn fạ, slấn moóc, slấn phân, slấn đin vạ slấn cần khoái táng hẩư nặm phân tốc lồng mà sle miều mảu đảy pjòi đây, lườn lườn đảy ím đo, on ún.

Ăn tổng đin đảy au tắp ná mác làng ngằm tềnh 5 pác xum tào lồng tôm pây. Mọi xum lẩc vạ quảng quạng cháp mừ nâng mủng tồng cạ ăn phét. Mọi xum quây căn quạng cháp nâng vạ hết pền 2 thỏi, thỏi pạng nả lẻ mì 2 xum, thỏi pạng lăng mì 3 xum.

Nả tổng đảy tẳt lồng tôm pây dá au 4 cái mạy mà toóc lồng sle ăn tổng tặt đảy mắn lăng tỉ au 4 cái mạy them mà đé ăn tổng lồng. Ăn tổng hết đảy cảng khít lẻ heng moòng cảng coỏng sloóng.

Sle lẹ xo ngầư fạ phân đảy hết tồng bại cần ké pửa pày lẻ cần ké bản vạ slấy mo xẹ bàn xáu bại pỉ noọng chang bản sle ết slim lưởc vằn đây vạ ngòi toỏng cóp bại cúa cái lăng lai sle hết lẹ.

Pan lẹ đảy hết khảu pửa sloai. Bại cúa cái sle hết lẹ mì: bôm mjầu nhá, mác làng, khẩu, lẩu, tua cáy tổm nâng, tua cáy phủ nâng vạ tua mển lụ tua chỏn nâng (cà này đạ đảy tối au tua cúa đai đảy pỉ noọng táng liệng mà hết). Pửa tổng choong đảy cọn khửn, cần ké bản xẹ hết lẹ dú chang lườn cón, lăng tỉ chắng hết lẹ dú pạng noỏc. Pửa mì fạ đăng, fạ mjẻp lẻ slấy mo au tua cáy phủ đạ tổm mà xày xáu bại cần ké bản phuối bại cằm xo ngầư phác khửn bại pỏ slấn.

Lăng tứng cằm phác khửn bại pỏ slấn, cần ké bản lụ cần pỏ chài nâng dú chang bản xẹ tức ăn tổng đin bảt nâng.Tói xáu bại ăn tổng đin thẻ nả hẩư bại slấn fạ, slấn moóc, slấn phân lẻ tức 7 bảt, tan ăn tổng thẻ nả hẩư slấn cần lẻ lèo tức 9 bảt. Pỉ noọng cử hết pện nẩy mại thâng pửa mủng phả fạ đăm khảu ái phân lồng lẻ chắng tặng.

Lăng fấn lẹ lẻ fấn hội chăn nảo niểt xáu pày chiềng cọn tổng choong. Bại slao báo nủng slửa khóa dân tộc xẹ xày căn chiềng mủa ka đấu. Vằn lẹ xo ngầư fạ phân tó lẻ vằn hội đoàn kết cúa pỉ noọng cần Co, lẻ vằn sle pỉ noọng đảy chập căn, xam dương căn, pang hẩư pỉ noọng chang bản vằn cảng cáp căn kiu slẳt, xày căn tẳng có bản cỏn vằn cảng hết kin đây mjảc./.

Ý NGHĨA CỦA ĐÁNH TRỐNG ĐẤT TRONG NGHI LỄ CẦU MƯA CỦA NGƯỜI CO

Từ xa xưa, người Co có nhiều phong tục, tập quán dân gian thông qua các lễ hội cộng đồng. Trong đó có hoạt động dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Co là làm trống đất để thực hiện trong Nghi lễ cầu mưa.

Huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Co. Từ xa xưa, người Co cũng đã nhận thức được, nguồn nước có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống hằng ngày, là yếu tố sống còn cho sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng. Người Co theo tín ngưỡng đa thần, năm nào trời hạn hán, đồng bào lại tổ chức làm trống đất và thực hiện Nghi lễ cầu mưa, nhằm cầu nguyện các vị thần mang mưa xuống tưới tắm cho cây cối, mang nguồn nước đến cho con người. Vì vậy, trước khi tiến hành nghi lễ, những già làng có uy tín tìm những thế đất rộng, bằng phẳng để chọn làm nơi đặt trống đất và tổ chức nghi lễ.

Già làng Phạm Lâm (75 tuổi) ở thôn 1, xã Trà Kót cho biết: Hằng năm, vào tháng 5, tháng 6 Âm lịch, sau khi dọn sạch rẫy cũ hoặc khai hoang rẫy mới và việc gieo trồng của mùa vụ trong năm đã xong, người Cor sẽ tổ chức làm trống đất và tiến hành Nghi lễ cầu mưa. 

Người Co tin rằng, trống đất rất linh thiêng, Nghi lễ cầu mưa sẽ mang những lời cầu nguyện của dân làng đến 5 vị thần: Thần Trời, thần Mây, thần Mưa, thần Đất và thần Người, sớm ban mưa cho mọi vật được sinh sôi, xanh tốt, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Trống đất được làm bằng mo cau để trên 5 miệng lỗ đào dưới đất. Mỗi lỗ có bề ngang, bề dài, độ sâu vào khoảng một gang tay (khoảng hơn 20 cm), có dạng hình chum trên một mặt đất phẳng. Mỗi lỗ cách nhau cũng chừng một gang tay và xếp thành hai hàng, hàng trước 2 lỗ, hàng sau 3 lỗ.

Mặt trống được ghim xuống đất bằng 4 que tre, sau đó được ép phẳng kín với mặt đất bằng 4 chiếc nẹp nứa. Âm thanh của trống đất phụ thuộc vào độ kín của mặt trống, cũng như đường kính và chiều rộng, chiều sâu của hố đất. Độ mịn, quánh, dẻo của đất cũng quyết định đến âm thanh của trống.

Để Nghi lễ Cầu mưa diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống, già làng và thầy cúng họp bàn với bà con dân làng, thống nhất việc chọn ngày lành tháng tốt, cùng các khoản đóng góp lễ vật, cách thức tổ chức nghi lễ.

Lễ cúng được tổ chức vào giữa trưa. Lễ vật cúng trong Nghi lễ cầu mưa gồm: mâm trầu cau, rượu, gạo, 1 con gà luộc, 1 con gà trống tơ và sản vật khô là nhím hoặc sóc (hiện nay đã được thay thế bằng con vật nuôi khác). Khi chiêng trống nổi lên, già làng thực hiện nghi lễ cúng trong nhà, sau đó tiến hành cúng ngoài trời. Lúc trời có sấm sét, thầy cúng nâng con gà trống đã luộc chín cùng các già làng ngồi khấn gửi lên các vị thần linh.

Sau mỗi câu khấn cầu mưa xuống, già làng hoặc một người đàn ông của làng sẽ gõ trống đất 1 lần. Đối với các trống đất đại diện cho các vị thần Trời, Mây, Mưa, thì gõ 7 tiếng; riêng trống thần Người phải gõ 9 tiếng. Cứ thế, người Co thực hiện đánh trống đất và thực hiện Nghi lễ cầu mưa cho tới khi trời chuyển dông báo hiệu sắp có mưa thì mới thôi.

Tiếp theo phần lễ là phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt với nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng. Nam nữ thanh niên trong trang phục truyền thống nhịp nhàng trong điệu múa ka đấu. Nghi lễ cầu mưa cũng là ngày hội đoàn kết của cộng đồng người Co, đưa mọi người đến gần nhau hơn, bà con gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỏi thăm sức khỏe để chung sức xây dựng quê hương và phát triển cộng đồng./.

 

Báo Dân tộc và Phát triển

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC