BƠR C’KIR K’TIẾC K’RUUNG COH CHÙA TY ĐANH 400 C’MOO ĐHỊ THÁI BÌNH
Thứ ba, 10:52, 20/02/2024 NGUYỄN THÚY - TÙNG LÂM NGUYỄN THÚY - TÙNG LÂM
Hắt vêy c’kir lịch sử, văn hóa n’đoo vêy bấc c’kir k’tiếc k’ruung cơnh chùa Keo (chr’hoong Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Bơr c’kir ơy moon ghit chr’năp văn hóa, mỹ thuật chr’năp la lay âng c’kir k’tiếc k’ruung nâu.

Chùa Keo vêy đh’nơc năc “Thần Quang Tự”, ặt coh toor k’ruung Thái Bình đhị vel Keo nâu kêi năc chr’val Duy Nhất, chr’hoong Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Coh đâu vêy zư đơc c’kir k’tiếc k’ruung Hương án chùa Keo lâng bơr bộ pr’loọng n’loong boọc bhrợ đhang bhi dưa đơơng chr’năp lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, liêm chr’năp.

Đhị chùa Keo, bơr bộ p’loọng n’loong boọc bhrợ đhang bhi dưa Niên đại: Thế kỷ XVII), ta đơc đhị p’loọng bhlầng tam quan nội chùa Keo tỉnh Thái Bình, bơơn xay moon năc c’kir k’tiếc k’ruung c’moo 2017.

Xọoc đâu, đhị c’kir k’tiếc k’ruung chr’năp chùa Keo bơr bộ p’loọng n’loong boọc bhrợ đhang bhi dưa  bơơn apêê g’lăng z’hai bhrợ t’vaih đui cơnh ty đanh a hay. Ha dợ p’loọng bhlầng xoọc ta zư đơc, pa căh đhị m’pâng âng đong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

P’loọng bơơn ta bhrợ tơợ bơr t’clăh bhan hình chữ nhật, zập bêệ pr’loọng ta bhrợ tơợ 4 t’clăh bhan k’tứi. Zập bêệ pr’loọng vêy boọc muy pr’đhang bhi dưa ga măc, muy k’tứi lâng muy pr’đhang nghê.

Pr’đhang bhi dưa đhị đâu bơơn pa căh bơr cơnh năc a đhuốc moon “Lưỡng long chầu nhật” bêl bơr pr’loọng pa zưm. Bơr p’nong bhi dưa pa pa têệt vaih hi la đề, lâng kỹ thuật cooch boọc liêm, t’vaih bấc clang pr’hay.

C’kir k’tiếc k’ruung thứ 2 đhị đong ty k’nặ 400 c’moo chùa Keo năc pa pan bhuốih, đơc đhị bắt hương lâng zập bha nuôih, t’vaih bêl lang bhua Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII, bơơn xay moon năc c’kir k’tiếc k’ruung c’moo 2021.

Đhị c’kir chr’năp bhlầng chùa Keo, pa pan đơc hương bơơn ra pặ đhị tòa ống muống (phụ quốc) pa têệt lâng tòa Hậu cung âng zr’lụ thờ đức Thánh Dương Không Lộ.

Zr’lụ đơc hương hình hộp chữ nhật pr’đhang tơt k’coh, dạ cá, bơơn ta bhrợ 3 c’nặt bha lầng: mặt, a chăc lâng dzung. Nâu đoo năc pr’đươi thủ công, độc bản lâng lâh 1.000 họa tiết bơơn cooch boọc, ta bhrợ ghit liêm.

Coh đêêc, bhi dưa vêy 68 đồ án bơơn ra pặ ting pazêng c’lâng xa nay “long ẩn vân,” “lưỡng long chầu nhật”, “long giáng”,... jưah lâng mơ 550 pô sen, 435 pô cúc, 24 pô dây, hi la, cr’đe, linh thú, mây lửa, ngọc báu…

Đhị đơc hương bơơn apêê lang nghệ nhân lalăm a hay bhrợ têng liêm chr’năp bhlầng, g’lêêh g’lêêng. Nâu năc rau chr’năp  bhlầng âng c’kir k’tiếc k’ruung, lâng bấc đhị cooch boọc k’đhap, ghit liêm, pa căh g’lăng z’hai âng nghệ nhân a hay.

Pa bhlầng, tu zr’lụ đơc hương lalâh ga măc lâng ha lệêng năc đhị dzung dzợ ra lặp pa xoọng c’bhuh pr’đươi lâng 4bánh xe ta bhrợ lâng đhêl, đoọng bêl đươi năc buôn pa tơơi. Cơnh bhrợ liêm choom nâu jưah zư liêm đhị băt hương doọ u hư bêl glặc đơơng pa tơơi, jưah doọ choom dzệêp tơợ dưp k’tiếc./.

Hai bảo vật quốc gia trong ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi ở Thái Bình

Hiếm có di tích lịch sử, văn hóa nào sở hữu nhiều bảo vật quốc gia như chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Hai bảo vật đã khẳng định giá trị văn hóa, mỹ thuật đặc sắc và riêng có của di tích quốc gia đặc biệt này.

Chùa Keo có tên là “Thần Quang Tự”, tọa lạc trên bờ sông Thái Bình tại làng Keo nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nơi đây có lưu giữ bảo vật quốc gia Hương án chùa Keo và hai bộ cánh cửa gỗ chạm khắc hình tượng rồng mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, có hình thức độc đáo.

Tại chùa Keo, hai bộ cánh cửa gỗ chạm khắc hình tượng rồng Niên đại: Thế kỷ XVII), đặt ở cửa chính tam quan nội chùa Keo tỉnh Thái Bình, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017. 

Hiện nay, tại di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo hai bộ cánh cửa gỗ này được các nghệ nhân phục dựng lại giống như nguyên bản. Còn bộ cánh cửa chính gốc đang được bảo quản, trưng bày trang trọng ngay tòa chính giữa của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bộ cánh cửa được tạo từ hai cánh hình chữ nhật, mỗi cánh cửa được ghép bằng 4 miếng gỗ nhỏ. Mỗi cánh chạm một hình rồng lớn, một hình rồng nhỏ và một hình nghê. Đôi rồng lớn trong thế vươn mình hướng lên chầu vào giữa.

Hình tượng rồng ở đây được thể hiện qua bố cục đăng đối “Lưỡng long chầu nhật” khi hai cánh cửa hợp lại. Thế uốn cong của đôi rồng kết hợp tạo thành hình lá đề, cùng với kỹ thuật chạm lộng điêu luyện, tạo thành nhiều lớp không gian có chiều sâu.

Bảo vật quốc gia thứ 2 tại ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi chùa Keo là hương án (còn gọi là nhang án, bàn thờ) là đồ dùng thờ cúng, dùng để bát hương và bày đồ thờ, tạo tác thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021.

Tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, hương án được đặt trang trọng tại tòa ống muống (phụ quốc) tiếp giáp với tòa Hậu cung của khu thờ đức Thánh Dương Không Lộ.

Hương án hình hộp chữ nhật dạng chân quỳ, dạ cá, được kết cấu 3 phần chính: mặt, thân và chân. Đây là sản phẩm thủ công, độc bản với trên 1.000 họa tiết được chạm khắc điêu luyện, bố cục chặt chẽ.

Trong đó, hình tượng rồng có 68 đồ án được bố cục theo những đề tài “long ẩn vân,” “lưỡng long chầu nhật”, “long giáng”,... cùng với khoảng 550 hoa sen, 435 hoa cúc, 24 hoa dây, lá, trúc, linh thú, mây lửa, ngọc báu…

Thân hương án được các nghệ nhân xưa dày công tuyệt tác với trình độ hoàn hảo, công phu. Đây là phần trung tâm của bảo vật quốc gia, với rất nhiều chi tiết chạm khắc phức tạp, tỉ mỉ nhưng hài hòa, đối xứng như phô diễn tài năng điêu khắc của nghệ nhân xưa.

Đặc biệt, do kích thước của hương án lớn và nặng nên dưới phần chân còn được lắp dàn thanh ngang, trục dọc dạng khóa mộng với 4 bánh xe bằng đá, để khi cần có thể đẩy di chuyển. Sự sáng tạo này vừa bảo vệ hương án không chịu tác động xấu do quá trình khiêng vác gây ra, vừa tránh được việc hơi nước ẩm từ nền đất ngấm lên./.

 

NGUYỄN THÚY - TÙNG LÂM

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC