NẮC ĐHI C’NĂL CHR’NẮP LIÊM BHRỢ P’CẮH C’LÉH BH’RỢ CHR’NẮP ÂNG APÊÊ A’DUÔN CÓH BUÔN MA THUỘT
Thứ năm, 16:05, 25/04/2024 H'Xíu H'Xíu
Bơơn bhrợ pa dưr tơợ c’moo 1982 đhị thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, k’cir lịch sử k’tiếc k’ruung Đình Lạc Giao nắc đhr’nông đình vêy đơơng bấc c’léh văn hoá apêê a’duôn bêl chô ặt bhrợ cha cóh Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

 

 

Đợ t’ngay nâu, k’cir lịch sử k’tiếc k’ruung Đình Lạc Giao cóh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk r’rộ r’răm manứih moót glúh, ngai cung ra văng hương đèn, pr’đươi pr’dua đoọng bhrợ bhiệc bhan. Liêm ta níh dzoọng bắt hương đhị pa pan bhuốih, t’coóh Đỗ Văn Vệ, Chánh tế đhị k’cir lịch sử Đình Lạc Giao xay moon, đh’rứah lâng bhuốih zâp bhua Hùng, cóh đình dzợ bhuốih Khai quốc Công thần Đào Duy Từ lâng t’coóh Phan Hộ, manứih vêy c’rơ g’lêếh bhrợ pa dưr vel Lạc Giao: “Đình nâu tơợ bêl t’coóh Phan Hộ lướt ooy đâu bhrợ pa dưr vel đhị đâu. Xang nặc zâp apêê đhanuôr lướt ooy đâu zước râu pr’đoọng liêm crêê, bhrợ cha liêm choom. Zâp c’moo đhị đình nâu ta bhrợ 4 bhiệc bhan, pa zêng tế xuân, tế thu, giỗ Tổ lâng hay k’noọ zâp chiến sĩ Nam tiến. Acu ặt pa zưm cóh vel nâu tơợ p’niên tước đâu. Na noo cu cung nắc chánh tế cóh đâu, acu p’têết lêy bhrợ váih chánh tế âng vel đông tước đâu cung k’noọ 20 c’moo”.

Ting cơnh zâp tài liệu lịch sử, đợ c’moo 1920, t’coóh Phan Hộ lâng zâp đhi noo âng t’coóh tơợ vel Đại Cát, chr’val Ninh Phụng, chr’hoong Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà ơy lướt đhị zr’lụ k’tiếc Ban Mê Thuột - nắc thành phố Buôn Ma Thuột xoọc đâu bhrợ cha, pa dưr vel bhươl lâng bhrợ pa dưr Đình Lạc Giao. Tr’nơợp đình nâu bhrợ pa dưr lâng cram cr’đêê, hi la, tước c’moo 1932 nắc bhrợ pa dưr nhâm mâng lâng gạch, cha tốp ngói bhrông lâng bơơn bhua Bảo Đại sắc phong Khai quốc Công thần Đào Duy Từ váih Thần hoàng. Đhị bêl Cách mạng c’xêê 8 c’moo 1945, Đình Lạc Giao nắc đhị buôn họp lâng pa glúh p’cắh âng Ủy ban Cách mạng Lâm thời thị xã Buôn Ma Thuột. Lấh mơ, t’ngay 18/3/1975, đhị đâu ơy ta pa glúh p’cắh Ủy ban Quân quản Thị xã Buôn Ma Thuột âng Đại tá Y Blôk Êban bhrợ Chủ tịch. C’moo 1990, Đình Lạc Giao vêy ta ra pặ k’cir lịch sử cấp k’tiếc k’ruung lâng vêy bhrợ bhr’lậ pa liêm zư đợc cơnh ahay.

T’coóh Nguyễn Văn Bảy, Phó Ban k’đhơợng zư zâp bh’rợ văn hoá k’cir lịch sử Đình Lạc Giao, manứih ơy ắt lấh m’pâng thế kỷ lâng đhr’nông đình nâu đoọng năl, hân đhơ crêê chiến tranh bhrợ pa hư nắc đhr’nông đình dzợ bơơn đhanuôr zư lêy, bhr’lậ lâng pa liêm nhâm mâng, dưr váih mưy c’léh bh’rợ đắh râu n’léh váih âng đợ apêê cóh đồng bằng lướt ooy Tây Nguyên bhrợ cha: “Lấh mơ chô ooy đâu đoọng bắt hương nắc dzợ vêy trách nhiệm xay moon đoọng zâp ngai năl ooy Đình. Tu 5 tỉnh Tây Nguyên nắc vêy Buôn Ma Thuộ vêy mưy đình âng đhanuôr apêê a’duôn lướt bhrợ pa dưr. Nâu đoo nắc mưy râu chr’nắp liêm nắc cắh choom cắh ặt pa zưm. Lấh mơ bhiệc k’đhơợng zư đình nắc dzợ p’cắh lịch sử âng đình làng đoọng đhanuôr chô ooy đâu pấh bhiệc bhan năl ghít lấh lâng choom p’cắh bhiệc nâu đoọng k’coon cha châu apêê”.

K’cir lịch sử Đình Lạc Giao ặt đhị pa lêếh 4 c’lâng Phan Bội Châu lâng c’lâng Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ting cơnh t’coóh Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch Đắk Lắk, Đình xoọc âng Bảo tàng Đắk Lắk k’đhơợng zư, nắc đhị sinh hoạt văn hoá ma bhưy chr’nắp lâng đhị pấh lêy chi ớh chr’nắp p’too pa choom lịch sử âng tỉnh: “Tơợ râu chr’nắp lịch sử ga mắc lâng đợ râu chr’nắp văn hoá cơnh đêếc nắc Đình Lạc Giao xoọc nắc đhị pấh lêy chi ớh lâng p’too pa choom râu ty chr’nắp âng zâp lang p’niên. Nâu đoo cung nặc mưy ooy đợ đhị âng ta mooi pấh chi ớh zâp bêl chô ooy thành phố Buôn Ma Thuột, nắc đhị pấh lêy chi ớh đắh truyền thống, lịch sử lâng râu chr’nắp liêm văn hoá âng manứih Việt Nam đhị cao nguyên Đắk Lắk”.

Lướt zi lấh k’noọ 100 c’moo ặt váih cóh zr’lụ k’tiếc Tây Nguyên, Đình Lạc Giao ơy bhrợ bấc cr’chăl lịch sử cóh cr’chăl pa dưr pa xớc âng tỉnh Đắk Lắk, nắc đhị c’năl chr’nắp liêm đắh bh’rợ du lịch văn hoá lâng p’too pa choom truyền thống đoọng ha đhanuôr đhị vel đông, lấh mơ nắc lang p’niên./.

ĐÌNH LẠC GIAO – ĐỊA CHỈ ĐỎ GHI DẤU ẤN CỦA NGƯỜI KINH Ở BUÔN MA THUỘT, ĐẮK LẮK

Được xây dựng từ năm 1928 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Di tích Lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao là ngôi đình mang dấu ấn văn hóa người Kinh khi đến lập nghiệp ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1930-1945, là nơi ra mắt Ủy ban Quân quản Thị xã Buôn Ma Thuột vào ngày 18 tháng 3 năm 1975.

Những ngày này, Di tích Lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhộn nhịp người ra vào, ai nấy đều nô nức chuẩn bị nhang đèn, vật phẩm cho chính lễ. Trang trọng thắp nén nhang lên bàn thờ, cụ Đỗ Văn Vệ, Chánh tế tại Di tích lịch sử Đình Lạc Giao giới thiệu, cùng với thờ các Vua Hùng, trong đình còn thờ Khai quốc Công thần Đào Duy Từ và cụ Phan Hộ, người có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao: “Đình này từ khi ông Phan Hộ lên ông lập làng tại đây. Rồi tất cả người dân đến đây cầu an khương, hạnh phúc, làm ăn thành đạt mọi công việc. Mỗi năm tại đình diễn ra 4 lễ, gồm tế xuân, tế thu, giỗ Tổ và tưởng niệm các chiến sĩ Nam tiến. Tôi gắn bó với làng từ nhỏ cho đến bây giờ. Anh ruột tôi cũng từng là chánh tế đây, tôi nối dòng trở thành chánh tế của làng đến nay cũng được gần 20 năm”.

Theo các tài liệu lịch sử, vào những năm 1920, ông Phan Hộ và các anh em của mình từ làng Đại Cát, xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã lên vùng đất hoàng thổ Ban Mê Thuột – tức thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay, làm ăn buôn bán, lập làng và xây dựng nên Đình Lạc Giao. Ban đầu đình được dựng từ tranh tre nứa lá, đến năm 1932 thì xây dựng kiên cố bằng gạch, lợp ngói đỏ và được vua Bảo Đại sắc phong Khai quốc Công thần Đào Duy Từ trở thành Thần hoàng. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đình Lạc Giao là nơi hội họp và ra mắt của Ủy ban Cách mạng Lâm thời thị xã Buôn Ma Thuột. Đặc biệt, vào ngày 18/3/1975, tại đây đã diễn ra lễ ra mắt Ủy ban Quân quản Thị xã Buôn Ma Thuột do Đại tá Y Blôk Êban làm Chủ tịch. Năm 1990, Đình Lạc Giao được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào và được trùng tu, tôn tạo theo thiết kế nguyên bản.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Ban quản lý các hoạt động văn hóa Di tích lịch sử Đình Lạc Giao, người đã gắn bó ¼ thế kỷ với ngôi đình này cho biết, dù từng bị chiến tranh tàn phá nhưng ngôi đình vẫn được người dân bảo vệ, tu sửa và trùng tu kiên cố, trở thành một dấu ấn về sự xuất hiện của những người từ miền xuôi lên Tây Nguyên lập nghiệp: “Ngoài về đây để thắp hương thì còn có trách nhiệm giới thiệu cho mọi người biết về Đình. Bởi vì 5 tỉnh Tây Nguyên đặc biệt chỉ có Buôn Ma Thuột có một cái đình do người đồng bào miền xuôi lên họ lập. Đây là một điều trân quý mà mình không thể không gắn bó được. Ngoài việc quản lý đình thì còn quảng bá lịch sử của đình làng để cho bà con đến đây dự lễ hiểu hơn và có thể truyền bá điều đó về cho con cháu của họ”.

Di tích lịch sử Đình Lạc Giao tọa lạc ở góc ngã tư đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, Đình hiện do Bảo tàng Đắk Lắk trực tiếp quản lý, là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh và điểm tham quan có giá trị giáo dục lịch sử của tỉnh: “Từ ý nghĩa lịch sử to lớn và những ý nghĩa văn hóa như vậy thì Đình Lạc Giao đang là nơi ghé thăm và giáo dục truyền thống của các thế hệ trẻ. Đây cũng là một trong những địa điểm mà du khách mỗi lần ghé thăm thành phố Buôn Ma Thuột thì thường ghé đến như là một điểm du lịch tham quan về truyền thống, lịch sử và nét đẹp văn hóa của người Việt trên cao nguyên Đắk Lắk”.

Trải qua gần 100 năm tồn tại trên vùng đất Tây Nguyên, Đình Lạc Giao đã ghi dấu nhiều giai đoạn lịch sử trong quá trình phát triển của tỉnh Đắk Lắk, là địa chỉ đỏ trong hoạt động du lịch văn hóa và giáo dục truyền thống cho người dân tại địa phương, nhất là thế hệ trẻ./.

 

H'Xíu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC