CHÙA NON NƯỚC - MUY CHÙA TY LIÊM CHR’NĂP
Thứ năm, 17:31, 27/03/2025 Diệu Linh-VOV5 Diệu Linh-VOV5
Chùa Non Nước ăt đhị zr’lụ c’kir Đền Sóc coh Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Cơnh lâng pr’đhang choh bhrợ ty đang đơơng âng c’leh lịch sử, Chùa Non Nước căh muy năc chùa chr’năp ma bhuy năc dzợ đhị tươc la lêy cha ơh tr’haanh coh Việt Nam.

 

 

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

 

Chùa Non Nước năc đhị bhuôih Thánh Gióng, 1 coh 4 Thánh ma bhuy coh loom luônh ma nưih Việt, vêy c’rơ g’lêêh zêl pruh a râp Ân tông pay k’tiêc moot lang bhua Hùng lang 6 (1972 -1632 l’lăm công nguyên).

Ting cơnh bh’lô, chùa Non Nước bơơn choh đhị pr’đơợ Bh’dưa chăp, Acăn bhơi ơơi, Chùa chr’năp bhlâng năc tòa chính vêy đhăm bhưah 260 mét vuông, dal 14 mét. Đoọng crêê lâng pr’đơợ chr’năp muy chùa c’kir âng đhăm k’tiêc ma bhuy, chùa n’nâu âi đươi dua 30 tấn đồng tôc tượng, 600 mét khối n’loong crêệ, 300mét khối đhêl ch’lăng t’viêng. Apêê chr’pơ ngói bơơn cha pợ mù hài, t’boọ bhrợ p’xoọng cơnh bh’dưa looch truih bh’bhung chr’pợ. Bh’rợ bh’dưa vich vooch looch acọ ga măc năc pa căh râu ma bhuy chr’năp. Acọ bh’dưa vêy ta bhrợ cha chrih, năc vêy t’ghêy, c’niêng lâng măt ga măc. Pa bhlâng năc, coh chính điện, vêy tươc 80 t’noọl crêệ vêy n’juối dal dâng 13 m, pậ âng n’loong dâng 35cm. Nâu đoo công năc muy chùa vêy đợ t’noọl n’loong crêệ coh chính điện bâc bhlâng Việt Nam.

Đại đức Thích Khai Tuấn, k’đhơợng lêy chùa Non Nước, đoọng năl:

“Chùa bơơn choh bhrợ ting pr’đhang bh’rợ nội công ngoại quốc,  tiền phật hậu tổ. L’lăm bêl moot tươc c’riing chùa năc vêy lêy điện Hùng Bảo. xang Hùng Bảo Điện dzợ moon năc Tam Bảo  năc đhị bhuôih apêê tổ sư vêy c’rơ g’lêêh bhrợ pa dưr chùa”.

Chùa Non Nước vêy vaih Phật Tổ Như Lai ta bhrợ lâng đồng ga măc bhlâng Việt Nam. Tượng bơơn đơc đhị m’pâng chùa, clơợng dzooc tươc 30 tấn, dal âng tượng năc 6,5m. Ma nưih sư tr’nơơp k’đhơợng lêy chùa Non Nước vêy đh’nơc Ngô Chân Lưu (933 - 1011), lang t’tun âng Ngô Quyền ( ma nưih Bhua tr’nơơp âng đong tô Ngô coh Việt Nam). C’moo 971, t’cooh bơơn bhua Đinh Tiên Hoàng phong hiẹu Khuông Việt Đại sư. Năc đoo ma nưih Thiền su tr’nơơp bơơn Nhà nước phong kiến cher ch’ner Quốc sư Tăng Thống, ch’ner chr’năp bhlâng âng đạo lâng lang ma nưih. Thầy Thích Khai Thường, coh chùa Non Nước, đoọng năl:

“Coh Thiền Uyển Tập Anh vêy xră, bêl Thánh Gióng chô ooy da ding Vệ Linh ăt ma mông năc coh muy ha dum vêy pâm poo lêy muy Sa môn Thiên Vương (Ma nưih dang zư lêy Phật giáo) chô moon năc vêy pr’đoọng lâng Khuông Việt Đại sư tươc đoọng k’đhơợng lêy Ngài Hoàng dương Phật pháp coh đâu. Ra diu m’muy, A đoo đâc ooy da ding lêy vêy muy n’loong vaih đh’luuc cơnh ađhing moọng trang coh đêêc lâng Ađoo col chô đơơng n’loong n’năc, cooch bhrợ Sa môn Thiên Vương đoọng bhuôih. Tơợ đêêc, chùa vêy đh’nơc năc Sóc Thiên Vương Thiền tự”.

Đhị đhăm k’tiêc ăt coh bha nụ “Non nước Thiền tự” c’leh Phật giáo Thăng Long n’nâu, Học viện Phật giáo Việt Nam âi bơơn bhrợ padưr - nâu đoo năc trường pa choom pa dưr c’bhuh chư tăng bhriêl g’lăng tr’haanh bhlâng âng Việt Nam. Anoo Lê Hữu Dũng, đha nuôr ma mông đăn chùa Non Nước, hâng hơnh truih:

“Chùa Non Nước năc đhị pa bhlâng liêm pr’hay, vêy bâc n’loong, vêy da ding, vêy aboc đac. Choh bhrợ chùa pa bhlâng liêm chr’năp. Bêl tươc đâu, ahêê vêy xơợng loom luônh n’hil tân taach bhlâng”.

Đươi ăt coh Zr’lụ c’kir Đền Sóc, xang bêl lươt la lêy chùa Non Nước, t’mooi năc choom tươc chơơc bơơn năl bâc zr’lụ n’lơơng đhị đâu, cơnh: đền Trình, đền Mẫu, đền Thượng, Học viện Phật giáo Việt Nam lâng Tượng đài Thánh Gióng. Cơnh lâng pr’đhang bh’rợ choh bhrợ ty đanh đơơng âng c’leh lịch sử, Chùa Non Nước căh muy năc chùa ma bhuy chr’năp năc dzợ đhị tươc la lêy tr’haanh coh Việt Nam./.

CHÙA NON NƯỚC - NGÔI CHÙA CỔ ĐẶC SẮC

Chùa Non Nước tọa lạc trong quần thể khu di tích Đền Sóc ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Với kiến trúc cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử, Chùa Non Nước không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng mà còn là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam.

Chùa Non Nước là nơi thờ Thánh Gióng, 1 trong 4 vị Thánh tứ bất tử trong tâm thức người Việt, có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược vào đời vua Hùng Vương thứ 6 (1972 - 1632 trước công nguyên).

Theo thuyết phong thủy, chùa Non Nước được dựng trên thế Long chầu Hổ phục. Chùa nổi bật là tòa chính điện có diện tích 260m2, cao 14m. Để xứng với vai trò ngôi chùa di tích của đất địa linh, công trình này đã sử dụng 30 tấn đồng đúc tượng, 600m3 gỗ lim, 300m3 đá xanh. Các mái ngói được lợp mũ hài, điểm thêm hình rồng cong cong theo góc mái. Hình tượng rồng uyển chuyển với đấu lớn thể hiện sự uy quyền. Đầu rồng có hình dạng lạ mặt, với các sừng, răng và mắt lớn. Đặc biệt, trong chính điện, có tới 80 cột lim có chiều dài khoảng 13m, đường kính của cây khoảng 35cm. Đây cũng là ngôi chùa có số cột gỗ lim trong chính điện nhiều nhất Việt Nam. Đại đức Thích Khai Tuấn, quản lý chùa Non nước, cho biết: 

"Chùa được xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc, tiền phật hậu tổ. Trước tiên khi vào đến cổng chùa sẽ thấy ngôi Hùng Bảo điện. Sau ngôi Hùng Bảo Điện tức là Tam Bảo thì là ngôi thờ tổ đường, thờ các vị tổ sư có công và khai sáng tại chùa."

Chùa Non Nước sở hữu tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng liền khối lớn nhất Việt Nam. Tượng được đặt chính giữa chùa, trọng lượng lên đến 30 tấn, chiều cao của tượng là 6,5m. Vị thiền sư đầu tiên trụ trì chùa Non Nước tên là Ngô Chân Lưu (933 - 1011), hậu duệ của Ngô Quyền (vị Vua đầu tiên của Nhà Ngô ở Việt Nam). Năm 971, ông được vua Ðinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại sư. Ðó là vị Thiền sư đầu tiên được Nhà nước phong kiến phong tặng danh hiệu Quốc sư Tăng Thống, danh hiệu tôn quý nhất của đạo và đời. Thầy Thích Khai Thường, ở chùa Non Nước, cho biết:

"Trong Thiền Uyển Tập Anh có ghi, khi Thánh Gióng Ngài về núi Vệ Linh ẩn tu thì trong một đêm có mơ thấy một vị Sa môn Thiên Vương (Vị thần bảo trợ Phật giáo) có nói là có duyên với Ngài Khuông Việt Đại sư đến để hộ trì Ngài Hoàng dương Phật pháp ở nơi đây. Sáng hôm sau, Ngài đi lên trên núi thấy một cây có đám mây ngũ sắc đậu trên đó và Ngài đốn cây đó, tạc hình tượng Sa môn Thiên Vương để dựng thờ. Từ đó, chùa có tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự."

Trên khu đất nằm trong quần thể “Non nước Thiền tự” dấu tích Phật giáo Thăng Long này, Học Viện Phật Giáo Việt Nam đã được xây dựng - đây là trường đào tạo tăng tài có quy mô lớn nhất của Việt Nam. Anh Lê Hữu Dũng, người dân sống gần chùa Non Nước, tự hào kể:

"Chùa Non Nước phong cảnh rất đẹp, có nhiều cây xanh, có núi, có hồ nước. Thiết kế xây dựng ngôi chùa rất hài hòa. Khi đến đây, người ta thấy tâm hồn, con người mình nhẹ nhàng, thanh tao, yên tĩnh.”

Do nằm trong Khu di tích Đền Sóc, sau khi tham quan chùa Non Nước, du khách có thể đến khám phá nhiều khu vực khác tại đây, như: đền Trình, đền Mẫu, đền Thượng, Học viện Phật giáo Việt Nam và Tượng đài Thánh Gióng. Với kiến trúc cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử, Chùa Non Nước không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng mà còn là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam./.

Diệu Linh-VOV5

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online