Tây Giang ơy xay moon cơ chế tước zâp ngành, vel đông lâng zâp apêê đươi dua xang bêl UBND tỉnh pa glúh Quyết định xay bhrợ cơ chế p’too p’zương zư lêy, pa dưr pa xớc tơơm zanươu ting Nghị quyết 09 âng HĐND tỉnh. Ghít lấh, lâng tơơm sâm Ngọc Linh, UBND chr’hoong ơy đoọng Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp chr’hoong t’bhlâng bhrợ bh’rợ chóh sâm Ngọc Linh đhị chr’val Ch’Ơm. Ooy cr’chăl pa tơơi lâng chóh lêy tước đấh vêy pa zêng 850 tơơm mamung; ooy đâu 95 tơơm vêy bha lâng hi la, 755 tơơm xoọc đâu chặt váih tu t’mêê cr’chăl đhêy ha ọt, 150 tơơm chêết tu crêê xong đông bhrợ pa hư. Lâng tơơm zanươu bha lâng cóh vel đông chr’hoong, c’moo 2023 Tây Giang bhrợ pa dưr 2 bhươn ươm zanươu tơợ xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh k’coong ch’ngai, xoọc đâu 2 bhươn ươm m’ma nâu xoọc ooy cr’chăl bhrợ liêm xang lâng tơợp chóh bhrợ. Ha dợ ting Nghị quyết 09 âng HĐND tỉnh, Tây Giang vêy 16 pr’loọng cóh vel đông 5 chr’val Gari, Axan, Tr’hy, Lăng lâng A Tiêng bơơn zooi đoọng m’ma lâng k’tiếc bhứah 18ha. Lấh mơ, xay bhrợ Đề án zư lêy lâng pa dưr pa xớc tơơm zanươu cr’chăl c’moo 2022 - 2025, lêy chô tước c’moo 2030, chr’hoong ơy bhrợ pa dưr 4 bhươn mẫu ga mắc 5ha cóh vel đông 4 chr’val Lăng, Tr’hy, Gari, Ch’ơm.
Đhị bêl bhrợ bhiệc, UBND chr’hoong Tây Giang cung xay moon bơr pêê râu zr’nắh k’đhạp cơnh zâp chr’val lưm cắh liêm choom đắh bha ar pa tơ zước bhrợ; bơr pêê tơơm chr’nóh vel đông cơnh ba kích, đẳng sâm cắh ơy ta moon tơơm bha lâng đoọng pa câl; bơr pêê đhị đông bhrợ têng, pa câl m’ma chr’nóh lưm zr’nắh k’đhạp đắh bhiệc bhrợ bha ar pa tơ lêy cha mêết tơơm ríah m’ma... Vel đông k’đươi moon đấh pa glúh cơ chế, chính sách lâng zâp râu moon pa choom bhrợ chính sách đoọng thuê dịch vụ môi trường crâng đoọng chóh tơơm zanươu lâng pa dưr pa xớc crâng; moon pa choom bhrợ bha ar pa tơ, lêy cha mêết tơơm ríah chóh zanươu. L’lăm đêếc, c’bhúh lêy cha mêết ơy lêy bh’rợ chóh ba kích âng 2 pr’loọng đhanuôr chr’val A Tiêng lâng chr’val Lăng./.
5 xã vùng cao Tây Giang được hỗ trợ trồng 18ha cây dược liệu
Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Quảng Nam vừa làm việc với UBND huyện Tây Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.
Tây Giang đã phổ biến cơ chế đến các ngành, địa phương và các đối tượng áp dụng sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định triển khai cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển cây dược liệu theo Nghị quyết 09 của HĐND tỉnh. Cụ thể, đối với cây sâm Ngọc Linh, UBND huyện đã giao Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện trực tiếp thực hiện mô hình di thực sâm Ngọc Linh tại xã Ch’ơm. Qua thời gian di thực và trồng thử nghiệm đến nay có tổng 850 cây sống; trong đó 95 cây có thân lá, 755 cây hiện nay đang nảy mầm do mới qua thời kỳ ngủ đông, 150 cây chết do chuột và côn trùng phá hoại. Đối với cây dược liệu chủ lực trên địa bàn huyện, năm 2023 Tây Giang xây dựng 2 vườn ươm dược liệu từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hiện nay 2 vườn ươm giống này đang trong giai đoạn hoàn thiện và bắt đầu gieo ươm. Còn theo Nghị quyết 09 của HĐND tỉnh, Tây Giang có 16 hộ thuộc địa bàn 5 xã Gari, Axan, Tr’hy, Lăng và Atiêng được hỗ trợ trồng với diện tích 18ha. Ngoài ra, triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, huyện đã xây dựng 4 vườn mẫu quy mô 5ha trên địa bàn 4 xã Lăng, Tr’hy, Gari, Ch’ơm.
Tại buổi làm việc, UBND huyện Tây Giang cũng nêu một số vướng mắc như các xã gặp lúng túng thủ tục đăng ký thực hiện; một số cây trồng bản địa (ba kích, đảng sâm) chưa được công nhận cây đầu dòng để lưu hành; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng gặp khó khăn trong việc lập thủ tục xác định nguồn gốc giống… Địa phương kiến nghị sớm ban hành cơ chế, chính sách và các hướng dẫn thực hiện chính sách cho thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng dược liệu dưới tán rừng và phát triển du lịch sinh thái; hướng dẫn hồ sơ, quy trình xác định nguồn gốc giống cây dược liệu. Trước đó, đoàn giám sát đã khảo sát thực tế mô hình trồng ba kích của 2 hộ dân tại xã Atiêng và xã Lăng./.
Viết bình luận