BẤC DOANH NGHIỆP PẾCH PAY ĐƯƠI K’TIẾC NĂC DƯR HA VIL PA LIÊM ĐHĂM K’TIẾC
Thứ ba, 08:37, 04/06/2024 Long Phi Long Phi
Ting cơnh xa nay âng pháp luật ooy khoáng sản, doanh nghiệp xang bêl pếch pay đươi pr’đươi năc bhrợ bh’rợ pa liêm, pa liêm pa crêê môi trường. Hân đhơ cơnh đêêc, tu zên pa liêm pa crêê môi trường bấc, ting n’năc xa nay ng’toom căh ha lêệng năc bâc doanh nghiệp pếch pay k’tiếc ton ha vil pếch pa liêm k’tiếc, bhrợ ha đhanuôr mốp loom.

 

 

Đoọng bhrợ dự án c’lâng lướt đơơh Đà Nẵng - Quảng Ngãi đhị tỉnh Quảng Nam, tơợ c’moo 2013 tước c’moo 2017, tỉnh Quảng Nam dodộng pếch pay đươi k’tiếc đhị cr’noon Châu Mỹ, chr’val Bình Quý, chr’hoong Thăng Bình ha Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp Việt Nam lâng đhăm ga măc k’nặ 15 héc ta. Zr’lụ k’tiếc lứch c’xêê c’moo đoọng pếch pay đươi năc tơợ c’moo 2018. Hân đhơ cơnh đêêc doanh nghiệp n’nâu ơy lâh gluh xó tơợ vel đong lâng ton ha vil xa nay gr’hoót năc pa liêm k’tiếc k’bunh, pa liêm môi trường cơnh ty ahay, đớc lơi bôl da ding ta pếch bấc cơnh coh 6 c’moo ahay, bhrợ ha đhanuôr coh vel đong mốp loom pa bhlâng.

Đhị zr’lụ pếch pay đươi k’tiếc coh cr’noon Châu Mỹ, chr’val Bình Quý, chr’hoong Thăng Bình, prang muy zr’lụ bôl da ding zêng crêê ta pếch bấc cơnh, n’leh bấc da ding đhâl da lâng boọng đhậu tước k’zệt mét. Đhanuôr ắt đhị đâu prá xay, bêl lướt ooy zr’lụ n’nâu zập ngai zêng k’pân, manuyh lâng bh’năn vêy cơnh choom dưr n’tộ ooy boọng đhậu. T’cooh Trần Văn Mãi, ắt mamông coh cr’noon Châu Mỹ, chr’val Bình Quý, chr’hoong Thăng Bình prá xay, 6 c’moo ahay bấc pr’loọng đong đhanuôr coh đâu căh dzợ vêy k’tiếc pa bhrợ, tu k’tiếc zêng ma mốp, gooh gooi, căh dzợ choom bhr’lậ pa liêm: “Doanh nghiệp dưr xó mút, đớc lơi bôl da ding zêng ta pếch, căh bơơn lêy ra li pa liêm, đhanuôr năc choh đớc n’loong cơnh đêêc a năm, năc đhăm k’tiếc clung căh vêy. Xoọc đâu năc muy ra li pa liêm k’tiếc đoọng đhanuôr choh n’loong, ha dợ đớc lơi boọng đhậu cơnh đêêc năc pa bhlâng căh liêm crêê. P’niên k’tứi gluh ooy đâu năc vêy boọng đhậu cơnh đâu năc pa bhlâng căh liêm crêê”.

P’căh mặt UBND chr’val Bình Quý, chr’hoong Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam prá xay, xang bêl crêê đhầu pếch pay k’tiếc đhị cr’noon Châu Mỹ, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp Việt Nam năc đoọng ooy Công ty Hoàng Lộc pếch pay đoọng đươi bhrợ dự án c’lâng lướt đơơh Đà Nẵng - Quảng Ngãi. C’moo 2018, dự án c’lâng lướt đơơh vêy ta bhrợ xang năc doanh nghiệp n’nâu đhiệp ra li pa liêm k’tiếc k’dâng 2 héc ta năc lâh dưr mút tơợ vel đong đông bêl t’mêê đoọng mơ 1,8 tỷ đồng coh pazêng 3 tỷ đồng zên ký quỹ đoọng pa liêm k’tiếc. Xang n’năc, Công ty Hoàng Lộc căh dzợ pa bhrợ năc bh’rợ pa liêm k’tiếc n’nâu căh dzợ ta bhrợ. Ting cơnh t’cooh Nguyễn Hữu Luân, Phó Chủ tịch UBND chr’val Bình Quý, chr’hoong Thăng Bình năc UBND tỉnh Quảng Nam ơy pazao đoọng ooy UBND chr’hoong Thăng Bình, UBND chr’val Bình Quý bhrợ bh’rợ pa liêm k’tiếc, căh dzợ bhrợ têng lâng pa liêm môi trường lâng zr’lụ k’tiếc crêê ta pếch pay đhị da ding Châu Mỹ: “C’moo 2023, năc ha dzợ vêy quyết định moon căh dzợ đoọng bhrợ bh’rợ pếch pay k’tiếc lâng bhrợ bh’rợ đấu thầu coh c’lâng mạng. Công ty 19/5 coh Đà Nẵng crêê thầu lâng pazêng zên năc 1,6 tỷ đoọng ra li k’tiếc k’gấp boọng, pa liêm k’tiếc. Xoọc đâu azi ơy prá xay lâng coh ha y năc ra li k’tiếc, năc căh ng’choom ra li vaih cơnh ty đanh ahay. Năc đhiệp muy ra li ga lấp coh muy bơr đhị boọng đhậu a năm, đoọng doọ choom bhrợ râu căh liêm crêê ha manuyh lâng bh’năn, nhâm mâng vêy đhăm k’tiếc đoọng choh n’lơơng. Coh ha y chroo năc azi đương lêy đoọng nhâm mâng đơn vị xay bhrợ crêê cơnh xa nay”.

Đhr’năng pếch pay k’tiếc năc căh tộ ra li pa liêm dưr vaih bấc bhlâng coh tỉnh Quảng Nam. Dự án Zr’lụ công nghiệp Tam Mỹ Tây năc UBND chr’hoong Núi Thành bhrợ c’la bhrợ têng, bhrợ tơợ c’xêê 9/2011 đhị đhăm ga măc k’dâng 20 héc ta. C’xêê 4/2016, UBND tỉnh Quảng Nam đoọng Công ty TNHH Đầu tư Xuân Vượng pếch pay k’tiếc bhân bhrợ công trình đơ xưa đhị Dự án bhân k’tiếc zr’lụ Công nghiệp Tam Mỹ Tây. Ting n’năc, Công ty m’nâu choom pay pazêng k’tiếc coh đhăm bhưah 10,14 héc ta lâng đợ bấc k’tiếc ta pếch pay năc 1,425 ức mét khối.

Lâh 10 c’moo ahay, đhanuôr vel đong ơy r’rơơm coh đâu năc dưr vauh pazêng đong máy, xí nghiệp đươi dua ha bh’rợ pa bhrợ, bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng đoọng ha đhanuôr vel đong. Hân đhơ cơnh đêêc zr’lụ n’nâu xoọc đâu pazêng bêệ bol da ding li lưih xang bêl doanh nghiệp pếch pay k’tiếc k’ức mét khối k’tiếc. T’cooh Phan Văn Nỹ, ắt mamông đhị chr’val Tam Mỹ Tây, chr’hoong Núi Thành, tỉnh Quảng Nam pa bhlâng mốp loom bêl lêy da ding crêê ta pếch pay, bấc pr’loọng đong đhanuôr ắt mamông đhị đâu năc pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap bhlâng: “Apêê đoo moon nâu đoo năc k’tiếc crâng, acu ch’choh coh đhị đâu tơợ đanh đươnh năc crêê ta pa chô. N’loong âng cu căh lâh bấc năc k’tiếc bil lâh 2 héc ta. Bhrợ c’lâng lâng bhậ bha nậ năc bil 1héc ta. Pazêng zr’lụ n’nâu công tước 20 pr’loọng đong cơnh đêêc năc muy acu ơy tước 2 héc ta. Pa bhlâng căh liêm crêê, năc acu căh pân prá xay”.

Ting cơnh xa nay âng pháp luật ooy khoáng sản, doanh nghiệp xang bêl pếch pay khoáng sản năc vêy trách nhiệm bhrợ, p’căh ooy cơ quan vêy thẩm quyền đoọng bhrợ têng l’lăm đêêc ch’mêệt lêy, đoọng bhrợ đề án đhêy bhrợ têng đoọng bhrợ bh’rợ pa liêm, pa dưr cớ môi trường. Ting n’năc, doanh nghiệp năc prá xay ooy cơ quan đoọng bhrợ têng lướt ch’mêệt lêy, bhrợ pr’đơợ đoọng bhrợ quyết định đhêy bhrợ têng. Đhr’năng doanh nghiệp pay đương khoáng sản căh tộ pa liêm k’tiếc, choh crâng lâng pa dưr cơnh ty đanh môi trường xang bêl pay đươi k’tiếc năc dưr vaih bấc bhlâng, bhrợ ha đhanuôr mốp loom. T’cooh Bùi Ngọc Ảnh, Giám đốc Sở Tài nguyên lâng Môi trường tỉnh Quảng Nam prá xay, năc t’bhlâng bhrợ bh’rợ ch’mêệt lêy khoáng sản đoọng ch’mêệt lêy ghít doanh nghiệp bhrợ bh’rợ đhêy bhrợ têng mỏ lâng ra li pa liêm đhăm k’tiếc: “Hân đhơ cơnh đêêc, năc dzợ doanh nghiệp căh ơy xay bhrợ liêm choom bh’rợ đhêy bhrợ têng mỏ lâng ra li pa liêm k’tiếc. Azi năc t’bhlâng bhrợ bhiệc lâng pazêng doanh nghiệp n’nâu đoọng bhrợ bh’rợ đhêy bhrợ têng mỏ crêê cơnh xa nay âng pháp luật”./.

QUẢNG NAM: NHIỀU DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐẤT “QUÊN” HOÀN THỔ

Tại tỉnh Quảng Nam, nhiều mỏ đất được cấp phép cho doanh nghiệp khai thác, hết thời hạn cấp phép vẫn chưa hoàn thổ, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường khiến núi đồi nham nhở, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Theo quy định  pháp luật về khoáng sản, doanh nghiệp sau khi kết thúc khai thác phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường. Tuy nhiên, do chi phí phục hồi môi trường lớn trong khi chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh nên nhiều doanh nghiệp khai thác đất cố tình “quên” hoàn thổ khiến dư luận bức xúc.

Để thi công dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đi qua địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ năm 2013 đến năm 2017, tỉnh Quảng Nam cấp phép khai thác mỏ đất tại thôn Châu Mỹ, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình cho Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp Việt Nam với diện tích gần 15 héc ta. Mỏ đất này hết thời hạn cấp phép từ năm 2018. Thế nhưng doanh nghiệp này đã “chạy” khỏi địa phương và cố tình “quên” luôn cam kết hoàn thổ, phục hồi nguyên trạng môi trường, để lại đồi núi nham nhở trong 6 năm qua khiến người dân địa phương bức xúc.

 Tại khu vực mỏ đất tại thôn Châu Mỹ, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, cả một vùng đồi núi bị cày xới, có nhiều mỏm đá cao và hố sâu hàng chục mét. Người dân sống tại đây cho biết, khi đi qua khu vực này ai nấy đều thấy bất an, cả người và vật nuôi rất dễ rơi xuống hố sâu. Ông Trần Văn Mãi, sống tại thôn Châu Mỹ, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình cho rằng, 6 năm qua nhiều hộ dân nơi đây mất tư liệu sản xuất vì đất đai hoang hóa, khô cằn, không thể cải tạo: “Doanh nghiệp bỏ đi, để lại đồi núi nham nhở, chưa thấy san lấp, dân phải trồng cây tạm thời vậy thôi chứ mặt bằng không thấy. Giờ phải san lấp trả mặt bằng cho dân trồng cây chứ để những hố sâu rất nguy hiểm. Trẻ con ra đây gặp hố sâu rất nguy hiểm”.

Đại diện UBND xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi trúng thầu mỏ đất tại thôn Châu Mỹ, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp Việt Nam ủy quyền cho Công ty Hoàng Lộc khai thác đất phục vụ thi công dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Năm 2018, dự án cao tốc hoàn thành nhưng doanh nghiệp này mới hoàn thổ được khoảng 2 héc ta rồi rút khỏi địa phương khi mới nộp khoảng 1,8 tỷ đồng trong tổng số 3 tỷ đồng tiền ký quỹ để thực hiện khôi phục, hoàn thổ. Sau đó, Công ty Hoàng Lộc phá sản nên việc hoàn thổ không thực hiện được. Theo ông Nguyễn Hữu Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Quý, huyện Thăng Bình thì UBND tỉnh Quảng Nam đã giao UBND huyện Thăng Bình, UBND xã Bình Quý thực hiện việc hoàn thổ, đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường đối với mỏ khoáng sản đất tại đồi Châu Mỹ: “Năm 2023 mới có quyết định đóng cửa mỏ xong và thực hiện đấu thầu qua mạng. Công ty 19/5 ở Đà Nẵng trúng thầu với tổng nguồn vốn 1,6 tỷ để san lấp, hoàn thổ. Hiện chúng tôi đã thương thảo và sắp tới sẽ san lấp nhưng không thể san lấp như nguyên trạng được. Chỉ san lấp cục bộ một số điểm sâu để không gây nguy hiểm cho người và gia súc, đảm bảo mặt bằng cho việc trồng cây. Sau này chúng tôi sẽ giám sát để đảm bảo đơn vị thi công làm đúng quy trình”.

Tình trạng khai thác đất không hoàn thổ khá phổ biến tại tỉnh Quảng Nam. Dự án Cụm công nghiệp Tam Mỹ Tây do UBND huyện Núi Thành làm chủ đầu tư, triển khai từ tháng 9/2011 trên diện tích 20 héc ta. Tháng 4/2016, UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép cho Công ty TNHH Đầu tư Xuân Vượng khai thác khoáng sản đất san lấp, xây dựng công trình dư thừa tại Dự án san nền Cụm công nghiệp Tam Mỹ Tây. Theo đó, Công ty này được tận thu khoáng sản đất trên diện tích 10,14 héc ta với trữ lượng khai thác 1,425 triệu mét khối.

Hơn 10 năm qua, người dân địa phương từng kỳ vọng nơi đây sẽ mọc lên các nhà máy, xí nghiệp phục vụ sản xuất, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Thế nhưng khu vực này giờ đây toàn những quả đồi trơ trọi sau khi doanh nghiệp khai thác cả triệu m3 đất. Ông Phan Văn Nỹ, sống tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ngán ngẩm khi nhìn cảnh đồi núi bị băm nát, nhiều hộ dân sống tại đây đời sống khó khăn: “Họ bảo đây là đất lâm nghiệp, tôi canh tác trên đây bao nhiêu năm nhưng bị thu hồi. Cây thì tôi không có bao nhiêu nhưng đất thì mất hơn 2 héc ta. Mở con đường và đắp đập đã mất 1 héc ta rồi. Hết cả khu này cũng có đến 20 hộ như vậy nhưng mình tôi thì đã 2 héc ta. Bất công, nhưng tôi không dám nói”.

Theo quy định của pháp luật về khoáng sản, doanh nghiệp sau khi kết thúc khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm lập, trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước đó phê duyệt đề án đóng cửa mỏ để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Theo đó, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác kiểm tra, nghiệm thu, làm cơ sở ban hành quyết định đóng cửa mỏ. Tình trạng doanh nghiệp khai thác khoáng sản không hoàn thổ, trồng rừng và phục hồi nguyên trạng môi trường sau khai thác xảy ra khá phổ biến khiến dư luận bức xúc. Ông Bùi Ngọc Ảnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết, sẽ tăng cường công tác kiểm tra khai thác khoáng sản để giám sát chặt chẽ doanh nghiệp thực hiện đóng cửa mỏ và hoàn thổ mặt bằng: “Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác đóng cửa mỏ và hoàn thổ mặt bằng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp này để yêu cầu thực hiện đóng cửa mỏ theo đúng quy định pháp luật”./.

 

Long Phi

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC