BHRÊY TĂH TU CHA ƠH PHÁO – PAZÊNG RAU ĐƠC VAIH CA AY BHLẦNG LOOM
Thứ tư, 09:09, 25/12/2024   Nam Trang/VOV Tây Nguyên   Nam Trang/VOV Tây Nguyên
Tết tước ha pruốt chô, căh cợ t’ngay ch’noong, Bệnh viện Đa khoa zr’lụ Tây Nguyên nắc bấc apêê moọt viện pa dưah coh đhr’năng bhrêy tăh ngân coh zr’lụ mặt, têy, luônh tu cha ơh pháo.

 

Pazêng băng bhrêy tu pháo t’vaih căh muy bhrợ ca ay ca naanh ooy a chắc a zân nắc đơc vaih đhr’năng căh choom ha vil, vaih rau căh liêm tước pr’ặt tr’mông âng apêê bhrêy cung cơnh tr’mông tr’meh âng ma nuyh đong.

 

 

Lêy bran mặt lâng têy âng coon đay zêng băng bhrêy tu och pháo pr’toh, amoó Trần Thị Thu Hằng ặt đhị chr’val Tam Giang, chr’hoong Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk nắc hooi đác mắt. jưah pa hêl coon, amoó Hằng xay: Pazêng t’ngay hay, bơơn apêê bác sĩ Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa zr’lụ Tây Nguyên cấp cứu, băng bhrêy âng coon n’jưih amoó nắc ơy z’zăng ha dợ tu bhiệc bhrêy tăh pháo pr’toh dưr vaih nắc a hay dzợ ặt coh a cọ âng diic điêl amoó: “Bêl pr’toh nắc đhanuôr đơơng ooy bệnh viện, điện ha cu, xoọc đêêc nắc a cu l’ngăt. Bác sĩ moon tr’pang têy ađoo nắc căt lơi 2 bêệ k’bhroo, xơợng cơnh kêi, loom cu ca ay căh dzợ cơnh, căh năc cơnh choom xăl ca ay nắc đoo đoọng ca coon đay”.

Amoó Nông Thị Tiên, ca căn âng p’niên Trần Nhật Phong ặt đhị chr’val Đắk Gla, chr’hoong Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông nắc t’mêê z’lâh đhr’năng ca ay loom kênh đêêc. Phong nắc ca coon n’jưih âng amoó, pr’zươc pr’zơc đoo bhrợ pháo, xang nắc đơơng chô ooy đong puôl. Tu pháo u dzêệp, ađoo t’pưih đoọng u gooh za nươu pháo nắc a đoo bhrêy xoọc đêêc: “Acu cung năl rau cr’pân âng pháo bhrợ t’vaih, a cu cung pa too moon đoọng ha coon bấc ha dợ a đoo căh tộ xơợng. T’ngay a đoo crêê bhrêy, lêy mặt ca coon, a cu k’juột, ca ay bhlầng loom, căh ngoọ tước nắc ca coon đay bhrêy ngân mơ đây”.

Băng bhrêy coh a chắc âng apêê a đhi nắc dzợ choom dưah ting t’ngay c’xêê ha dợ đhr’năng k’pân g’hớt tu pr’toh pháo coh loom âng anhi Hoàng lâng Phong nắc căh choom ha vil. “Acu lêy coh tiktok lâng câl pr’đươi bhrợ pháo.

“A cu luuc 3 rau pr’đươi nắc dưr vaih đhr’năng pr’toh. Bác sĩ xứt za nươu lâng tiêm xơợng ca ay bhlầng. Acu ơy năl rau căh liêm tu cha ơh pháo”.

“Nâu kêi têy cu éh lâng ca ay, coh bran mặt cung ca ay. Acu xơợng hay hoọng loom tu căh năl đhr’năng k’pân âng za nươu pr’toh”.

Bác sĩ Nguyễn Minh Trực, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tây Nguyên xay moon, zập tu bhiệc bhrêy tăh tu pháo buôn dưr vaih moọt cr’chăl cha noọng lâng Tết, đợ p’niên crêê bhrêy tăh tu đhr’năng nâu bấc bhlầng. Zập c’moo, Khoa pa dưah mơ 20 cha nắc bhrêy tu cha ơh pháo. Pazêng băng bhrêy tu pháo buôn u ngân, hr’tụ ngân, tr’toọt k’bhroo têy căh cợ k’bang mắt. Zập ngai crêê pr’toh tơợ c’bhuh za nươu cơnh đâu nắc buôn ngân lâh tu bhrợ băng bhrêy ngân bhlầng crêê tước c’loọng a chắc, nắc lêy rooch pa dưah đanh vêy choom trôông dấc. “Pháo pr’toh nắc đui cơnh băng bhrêy rooh tu khí ngân pa bhlầng. Bấc ngai nắc căt lơi lưch k’bhroo têy, khuych goo tất lang. Đăh pr’loọng đong, xã hội cung nắc k’rang lâh mơ apêê p’niên, tu pazêng bhrêy tăh cơnh đêêc đơc rau căh liêm ngân pa bhlầng”.

Bhrêy tăh tu pr’toh pháo căh muy xa nay bh’rợ âng muy pr’loọng đong căh cợ âng muy tỉnh Đắk Lắk nắc đoo xa nay bh’rợ âng prang xã hội. Xa nay âng pazêng apêê bhrêy tăh, pazêng ma nuyh zâng lâng băng bhrêy ca ay ca naanh nắc đoo bọop p’rá xay pa căh ooy c’năl ghit liêm lâng vêy pazêng cơnh bhrợ têng đoọng cha groong; zập cha nắc pa dưr dal c’rơ trách nhiệm zư lêy c’la đay lâng ma nuyh đong đay oọ đơc dưr vaih đhr’năng căh pr’đoọng cơnh đêêc./.

TAI NẠN THƯƠNG TÍCH DO CHƠI PHÁO – NHỮNG HẬU QUẢ ĐAU LÒNG

Cứ vào dịp Tết, hoặc hè, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên lại tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đa chấn thương vùng mặt, tay, bụng, do chơi pháo. Những vết thương từ pháo không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn để lại nỗi ám ảnh tâm lý, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của nạn nhân và gia đình.  

Nhìn khuôn mặt và cánh tay của con mình chi chít vết thương do đốt pháo nổ, chị Trần Thị Thu Hằng ở xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk lại không cầm được nước mắt. Vừa an ủi, vỗ về con trai trên giường bệnh, chị Hằng cho biết: Những ngày qua, được các bác sĩ Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cấp cứu, vết thương của con trai chị đã tạm ổn nhưng vụ tai nạn pháo nổ xảy ra vừa qua vẫn là nỗi ám ảnh đối với vợ chồng chị: “Lúc nổ người dân người ta cứu lên bệnh viện, điện cho mẹ, lúc đó mẹ cũng ngất xỉu luôn. Bác sĩ bảo bàn tay của cháu phải cắt bỏ 2 ngón tay khi đó mẹ như đứt từng đoạn ruột vậy, mẹ không biết làm sao để mà thay thế cho con được.”

Chị Nông Thị Tiên, mẹ của cháu Trần Nhật Phong ở xã Đắk Gla, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cũng vừa trải qua một cú sốc không kém. Phong con trai của chị và bạn rủ nhau làm pháo tự chế, sau đó mang về nhà cuốn lại. Do thuốc pháo bị ẩm, cháu cho vào chảo, bật bếp để làm khô thuốc dẫn đến tai nạn: “Em cũng biết sự nguy hiểm của pháo, về em cũng răn đe con rất nhiều nhưng con không nghe. Hôm con bị, nhìn thấy mặt con là sốc, không tưởng tượng được con bị nặng như vậy.”

Vết thương trên cơ thể các em có thể lành lại theo thời gian nhưng nỗi đau tinh thần do pháo nổ gây ra thì khó thể xóa nhòa đối với Hoàng và Phong:

“Con coi trên Tiktok và đặt các chất về sau đó con trộn vào. Con đổ lần thứ 3 thì bất ngờ phát nổ. Bác sĩ xức và chích rất là đau, con rất hối hận về việc chơi pháo.”

“Bây giờ tay nhức và sưng, nhiều bọng nước, mặt thì cũng đau. Em hối hận vì em vẫn chưa biết sự nguy hiểm của thuốc nổ.”

Bác sĩ Nguyễn Minh Trực, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, chia sẻ, các vụ tai nạn pháo nổ thường xảy ra vào dịp nghỉ hè và Tết, tỷ lệ trẻ em bị thương rất cao. Hàng năm, Khoa tiếp nhận khỏang 20 bệnh nhân bị thương do chơi pháo. Những vết thương do pháo có thể rất nghiêm trọng, từ bỏng nặng, đứt ngón tay đến mất thị lực. Các ca bỏng hóa chất từ pháo tự chế càng nguy hiểm hơn vì chúng có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng, cần phẫu thuật lâu dài để cứu chữa. “Pháo nổ ví như là vết thương hỏa khí rất nặng nề. Có những trường hợp phải tháo bỏ những đốt ngón thì bàn tay không còn nguyên vẹn như ban đầu, để lại tàn tật suốt cuộc đời cho các cháu. Về mặt gia đình, xã hội cũng phải quan tâm các cháu, vì những tổn thương như thế để lại hậu quả rất nặng nề.”

Tai nạn pháo nổ không phải chỉ là câu chuyện của một gia đình hay của riêng tỉnh Đắk Lắk mà của cả xã hội. Câu chuyện của những nạn nhân, những người phải gánh chịu những vết thương đau đớn chính là lời cảnh báo mạnh mẽ về việc cần nhận thức rõ ràng và có những biện pháp phòng tránh; mỗi người tự nâng cao trách nhiệm bảo vệ bản thân và người thân khỏi những tai nạn đáng tiếc./.

  Nam Trang/VOV Tây Nguyên

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC