CHIẾN KHU VẦN TR’XĂL CƠNH OOY TƠỢ LÂH 80 C’MOO GIẢI PHÓNG
Thứ hai, 10:42, 19/08/2024    Thừa Xuân-TTTB    Thừa Xuân-TTTB
K’nặ 80 c’moo ơy lâh, tr’mông tr’meh âng đhanuôr đhị Chiến khu Vần ơy vêy bấc rau ha dưr liêm.

 

Chiến khu Vần – Hiền Lương, tỉnh Yên Bái nắc muy coh pazêng căn cứ Cách mạng chr’năp, pa têệt lâng bh’rợ Cách mạng c’xêê T’cool lịch sử. Đhị đâu, moọt c’xêê 5 c’moo 1945, k’bhuh du kich Âu Cơ ơy dưr vaih, pa căh rau dưr vaih âng Đảng bộ tỉnh Yên Bái; 1 c’xêê t’tun đêêc, Ban Cán sự Đảng apêê tỉnh Yên Bái – Phú Thọ bơơn ta bhrợ t’vaih. Pazêng bh’rợ nâu ơy chroi k’rong chr’năp ooy thắng lợi ga mắc chr’năp âng k’tiếc k’ruung hêê coh gung dưr cách mạng c’xêê T’cool c’moo 1945. K’nặ 80 c’moo ơy lâh, tr’mông tr’meh âng đhanuôr đhị Chiến khu Vần ơy vêy bấc rau ha dưr liêm.

 

 

C’kir đong t’cooh Trần Đình Khánh nắc 1 coh 4 zr’lụ c’kir ặt coh k’bhuh c’kir cấp k’tiếc k’ruung. T’cooh Khánh nắc quan âng chính quyền lang a rọp Pháp zr’năh a hêê, k’đhơợng bhrợ Chánh tổng Lương ca, nắc ma nuyh bh’cộ âng muy tổng pazêng apêê chr’val: Việt Hồng, Việt Cường, Vân Hội, Lương Thịnh, Hưng Khánh lâng Hồng Ca, âng chr’hoong Trấn Yên t’ngay đâu.

T’cooh Trần Đình Khánh chăp kiêng k’tiếc k’ruung, k’er đhanuôr, coh loom ơy năl  bhrợ cách mạng, t’cooh nắc ơy t’pâh đhanuôr coh zr’lụ ting pâh K’bhuh du kích Âu Cơ, chroi k’rong ch’na đh’năh, zên zác bác vàng, súng chr’răh đoọng ha căn cứ cách mạng.

Đong t’cooh bêl đêêc dưr vaih nắc đhị đơp pay pazêng rau chroi k’rong, nắc đhị bhrợ bấc g’luh họp chr’năp âng K’bhuh du kích Âu Cơ lâng nắc Sở Chỉ huy âng k’bhuh vũ trang gung dưr.

T’ngay 7/5/1945, Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Yên Bái bơơn ta bhrợ t’vaih. Đong t’cooh Khánh vaih nắc trụ sở tr’nơợp âng Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái. Lâng c’rơ g’lêêh chroi k’rong âng đay đoọng ha Cách mạng, c’moo 1946 t’cooh bơơn bầu bhrợ Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh Yên Bái lâng nắc Đại biểu Quốc hội khóa tr’nơợp âng k’tiếc k’ruung Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Xoọc đâu đong t’cooh Trần Đình Khánh lâng apêê zr’lụ c’kir lịch sử lalay cơnh Gốc vải Đình trung, Hang Dơi, Đình vel Dọc… nắc dưr vaih đhị đoọng pa too pa choom cách mạng đoọng ha lang p’niên t’ngay đâu.

Cô giáo Khổng Thị Thu Nga, giáo viên Trường Tiểu học lâng Trung học cơ sở Việt Hồng đoọng năl, bhrợ têng kế hoạch pa bhrợ âng trường zâp c’moo cô buôn đoọng học sinh chấc năl đhị zr’lụ c’kir lịch sử âng chr’val, đoọng ha pêê a đhi băt hương hay tước pazêng ma nuyh vêy c’rơ g’lêêh lâng cách mạng, hát pazêng pr’hat hơnh deh vel bhươl k’tiếc k’ruung; pa căh chức năng, chr’năp âng zập pr’đươi bơơn pa căh… “Tơợ pazêng bhiệc bhrợ ghit liêm nắc đoo, zooi apêê a đhi năl ghit ooy truyền thống, cung cơnh lịch sử, tơơm riah âng vel đong đay. Ha dang căh  vêy pazêng bh’rợ nâu nắc apêê a đhi r’dợ ha vil lịch sử âng vel đong, nắc căh năl tước abhướp Trần Đình Khánh, căh năl hau tu vêy đong đh’rơơng bơơn zư pa liêm tước nâu kêi? Lâng cung căh năl coh đhr’nong đong nắc đoo vêy pr’đươi ta đươi coh lang a hay a năm”.

Pa dưr truyền thống cách mạng, apêê lang đhanuôr chr’val Việt Hồng, chr’hoong Trấn Yên ơy ha dưr, pa zưm c’rơ pa dưr vel đong ha dưr lâh mơ.

Xoọc đâu, đhị chr’val ơy leh bấc cr’noọ bh’rợ kinh tế liêm choom, cơnh cr’noọ bh’rợ băn a xiu tầm, băn a đha tuôr t’viêng, băn t’rị, k’roọc, a’ọc r’rưah. Choh tơơm cram pay a băng bát độ, du lịch vel bhươl… bấc cr’noọ bh’rợ vêy pa chô thu nhập 500 – 600 ức đồng/c’moo.

Ch’năp bhlầng, ha dang cơnh lalăm chr’noh âng đhanuôr bhrợ têng căh đhị pa câl, nắc đhị chr’val xoọc vêy HTX nông nghiệp Việt Hồng lâng lâh 200 cha nắc pa zưm bhrợ têng, k’rong zâl bh’nơơn chr’noh, pa câl zập pr’đươi bhrợ têng, máy móc đoọng ha đhanuôr coh vel câl đươi, chr’năp pa câl doọ bấc dal. T’cooh Nguyễn Viết Bảo, Bí thư Chi bộ vel Chảo, cung nắc Giám đốc HTX nông nghiệp Việt Hồng đoọng năl: “Coh đâu đhanuôr lưm bấc k’đhap k’ra cơnh lâng bh’nơơn chr’noh bhrợ têng, tơợ đêêc a zi nắc quyết định bhrợ t’vaih HTX nông nghiệp đoọng pa câl pr’đươi vêy chr’năp mơ glặp. Bơr nắc k’rong câl bh’nơơn chr’noh âng đhanuôr oọ vaih đhr’năng bhrợ têng căh đhị pa câl, bhrợ căh liêm tước pa dưr pr’ặt tr’mông âng đhanuôr coh vel đong”.

Đh’rưah lâng pa dưr kinh tế, đhanuôr vel đong cách mạng Việt hồng cung bơơn pa ghit bh’rợ pa too pa choom, k’rang zư lêy c’rơ tr’mông âng đhanuôr, k’rong bhrợ hạ tầng… Xoọc đâu 100% pr’loọng đhanuôr coh đâu ơy vêy điện ang âng k’tiếc k’ruung, bơơn đươi dua đác ch’ngaach liêm, p’niên lướt học crêê ruh c’moo; c’lâng p’rang ta bhrợ đh’rưah, t’vaih pa têệt pa zưm bhlưa apêê zr’lụ lâng lâh  90% c’lâng bơơn ta bhrợ lâng bê tông, nhựa…

Tước nâu kêi, chr’val dzợ 2,88% đợ pr’loọng đha rựt; đợ pr’loọng đăn đha rựt cung dzợ mơ 3,9%; bh’nơơn pa chô bơơn 53 ức đồng/ch’năc/c’moo. Chr’val ơy bhrợ xang 12/19 cr’noọ xa nay bhrợ têng vel bhươl t’mêê ha dưr dal. T’cooh Triệu Khánh Thiện, Chủ tịch UBND chr’val Việt Hồng, chr’hoong Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đoọng năl: “Coh cr’chăl tước đâu, chr’val nắc pa căh Nghị quyết chuyên đề pa dưr du lịch pa têệt lâng zư pa dưr chr’năp văn hóa âng ma nuyh Tày, pa têệt lâng c’kir lịch sử Chiến khu Vần đhị vel đong. Lâng pr’đơợ liêm choom đăh tu đác, vel đong nắc chơih pay bơr pêê cr’noọ bh’rợ đoọng băn t’bấc a xiu tầm, băn lươn lâng t’bhưah cr’noọ bh’rợ băn a đha tuôr t’viêng pa câl zập ha thị trường. Đh’rưah lâng pa dưr du lịch, nông lâm nghiệp, vel đing cung k’rang tước pa dưr công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đoọng xăl cơ cấu pa bhrợ coh vel bhươl, t’vaih bhiệc bhrợ đoọng ha ma nuyh pa bhrợ đhị vel đong”.

Việt Hồng t’ngay đâu – Sở chỉ huy âng k’bhuh vũ trang gung dưr 79 c’moo hay tơợ a hay tước nâu kêi nắc ơy lalua ‘tr’lọ n’căr tr’xăl n’hang” liêm choom. Đhanuôr ta luôn đoàn kết, pa zay đh’rưah lâng cấp ủy, chính quyền vel đong bhrợ têng vel bhươl cách mạng ting t’ngay k’bhộ ngăn, bhui har, t’hước tước vaih nắc chr’val vel bhươl t’mêê ha dưr dal, kiểu mẫu âng tỉnh Yên Bái./.

Chiến Khu Vần đổi thay ra sao sau gần 80 năm giải phóng

Chiến khu Vần – Hiền Lương, tỉnh Yên Bái là một trong những căn cứ Cách mạng quan trọng, gắn với cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử. Tại đây, vào tháng 5 năm 1945, đội du kích Âu Cơ đã ra đời, đánh dấu sự hình thành của Đảng bộ tỉnh Yên Bái; 1 tháng sau đó, Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái – Phú Thọ được thành lập. Các sự kiện này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. Gần 80 năm trôi qua, bộ mặt nông thôn ở Chiến khu Vần đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong cụm Di tích lịch sử Chiến khu Vần, năm 1995 đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ông Khánh vốn là quan của chính quyền thời Pháp thuộc, giữ chức Chánh tổng Lương ca, là người đứng đầu một tổng gồm các xã: Việt Hồng, Việt Cường, Vân Hội, Lương Thịnh, Hưng Khánh và Hồng Ca, thuộc huyện Trấn Yên ngày nay.

Ông Trần Đình Khánh có lòng yêu nước, thương dân, được giác ngộ cách mạng, ông đã vận động nhân dân trong vùng tham gia Đội du kích Âu cơ, quyên góp ủng hộ lương thực thực phẩm, tiền vàng, vũ khí cho căn cứ cách mạng.

Nhà ông thời đó trở thành địa điểm tiếp nhận sự quyên góp ủng hộ, là nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Đội du kích Âu Cơ và là Sở Chỉ huy của lực lượng vũ trang khởi nghĩa.

Ngày 7/5/1945, Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Yên Bái được thành lập. Nhà ông Khánh trở thành trụ sở đầu tiên của Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái. Với công lao đóng góp tích cực của mình cho Cách mạng, năm 1946 ông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến tỉnh Yên Bái và là Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Hiện nhà ông Trần Đình Khánh và các điểm di tích lịch sử khác như Gốc vải Đình Trung, Hang Dơi, Đình làng Dọc… đã trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.

Cô giáo Khổng Thị Thu Nga, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Việt Hồng cho biết, thực hiện kế hoạch hoạt động của trường, hàng năm, cô vẫn thường tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm tại khu di tích lịch sử của xã, tổ chức cho các em thắp hương tưởng nhớ những người có công với cách mạng, hát các bài hát ca ngợi quê hương đất nước; giới thiệu chức năng, ý nghĩa của các hiện vật được trưng bày… “Thông qua những việc làm cụ thể đó giúp các em hiểu rõ về truyền thống, cũng như lịch sử, nguồn cội của địa phương mình. Nếu không có những hoạt động này có lẽ các em sẽ dần mai một lịch sử của địa phương, sẽ không biết cụ Trần Đình Khánh là ai, không biết tại sao có ngôi nhà sàn lại được gìn giữ, tu sửa cho đến bây giờ? Và cũng sẽ không biết trong ngôi nhà ấy lại có những hiện vật chỉ có và được dùng trong thời các cụ thôi”.

Phát huy truyền thống cách mạng, các thế hệ người dân xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên đã không ngừng vươn lên, chung sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Hiện nay, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, như mô hình nuôi cá tầm, nuôi vịt cổ xanh, nuôi trâu, lợn nái sinh sản, trồng cây tre măng bát độ, du lịch cộng đồng… nhiều mô hình có thu nhập 500 - 600 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, nếu trước đây nông sản của bà con làm ra thường không tiêu thụ được, thì tại xã hiện đã có HTX nông nghiệp Việt Hồng với trên 200 thành viên liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, cung ứng các loại vật tư, máy móc phục vụ bà con ngay tại bản, với giá cả hợp lý. Ông Nguyễn Viết Bảo, Bí thư Chi bộ Bản Chao, đồng thời là Giám đốc HTX nông nghiệp Việt Hồng cho biết: “Ở đây bà con nhân dân gặp nhiều khó khăn với sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra, xuất phát từ đó chúng tôi quyết định thành lập HTX nông nghiệp để cung ứng sản phẩm nông nghiệp đến tận tay người dân với mức giá phù hợp. Hai là thu mua toàn bộ nông sản của bà con nhân dân, tránh tình trạng sản xuất ra không có nơi bán, nơi mua, ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế của bà con nhân dân tại thôn bản, cũng như ở xã”.

Cùng với phát triển kinh tế, người dân trên quê hương mạng Việt Hồng cũng được chú trọng công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đầu tư hạ tầng...

Hiện 100% hộ dân nơi đây đã có điện lưới quốc gia, được dùng nước sạch; trẻ em trong độ tuổi được đi học đầy đủ; giao thông đồng bộ, tạo ra kết nối vùng và liên vùng, với trên 90% được bê tông hóa, nhựa hóa...

Đến nay, xã còn 2,88% số hộ nghèo; số cận nghèo cũng chỉ còn 3,9 %; thu nhập bình quân đạt 53 triệu đồng/người/năm. Xã đã hoàn thành 12/19 tiêu chí của xã Nông thôn mới nâng cao. Ông Triệu Khánh Thiện, Chủ tịch UBND xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, Yên Bái cho biết: “Trong thời gian tới xã sẽ ra Nghị quyết chuyên đề phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, gắn với di tích lịch sử Chiến khu Vần trên địa bàn. Với lợi thế về nguồn nước, địa phương cũng sẽ lựa chọn một số mô hình phù hợp để phát triển như nuôi cá tầm, nuôi lươn không bùn và nhân rộng mô hình nuôi vịt cổ xanh đáp ứng nhu cầu thị trường. Cùng với phát triển du lịch, nông lâm nghiệp, địa phương cũng sẽ quan tâm đến phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương”.

Việt Hồng hôm nay – Sở Chỉ huy của lực lượng vũ trang khởi nghĩa 79 năm trước giờ đã thực sự "thay da, đổi thịt". Người dân luôn đoàn kết, nỗ lực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng quê hương cách mạng ngày một ấm no, hạnh phúc, tiến tới trở thành xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của tỉnh Yên Bái./. 

   Thừa Xuân-TTTB

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC