Tu vêy chóh keo, chóh tơơm lâm nghiệp đệ t’ngay, đợ c’moo hanua bấc pr’loọng đông Cơ Tu cóh chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Giang vêy zên pa chô zăng têêm ngăn. Hân đhơ cơnh đêếc, bhiệc chóh keo hi la tràm bhrợ đhr’năng bil hư k’tiếc k’ruung. Xơợng cơnh cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, c’moo 2021, t’coóh Bhnướch Trên, cóh vel Pà Ong, chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang ơy tr’xăl tơợ chóh keo hi la tràm xăl chóh crâng n’loong ga mắc, lấh mơ nắc dổi đhị k’tiếc bhứah lấh 2 hécta. T’coóh Bhnướch Trên bơơn UBND chr’hoong Nam Giang zooi đoọng 18 ực đồng đoọng câl m’ma chr’nóh. T’coóh moon: “XoỌc đâu pr’loọng đông zi ơy xăl chóh crâng n’loong ga mắc. Chính quyền vel đông zooi đoọng m’ma chr’nóh. Rơơm chóh n’loong ga mắc đơơng chô bh’nơơn liêm choom đoọng ha pr’loọng đông, vêy zên pa chô têêm ngăn.”
Cung cơnh zâp chr’hoong Đông Giang, Tây Giang, chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vêy k’ha riêng pr’loọng đhanuôr manứih Cơ Tu ta luôn chóh tơơm keo lâng vêy zên pa chô zăng têêm ngăn. Cr’chăl đâu, UBND chr’hoong Nam Giang p’ghít lêy bhrợ t’bhứah k’tiếc crâng bhrợ đươi pa đăn lêy c’lâng k’rong bhrợ pa dưr dal chất lượng crâng lâng tr’xăl tơợ crâng n’loong k’tứi moót chóh n’loong ga mắc. Ting lêy zâp c’moo, vel đông nâu lêy đoọng lấh 2 tỷ đồng zooi đhanuôr pa dưr bh’nơơn bh’rợ, chất lượng crâng chóh, lấh mơ nắc pa zưm chóh crâng ga mắc. Vel đông ơy zooi đhanuôr chóh lấh 1.000 ha crâng n’loong ga mắc lâng bấc m’ma chr’nóh liêm chr’nắp cơnh dổi, h’lêệm, đhi muônh, huỳnh đàn. T’coóh Trần Công Anh, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm chr’hoong Nam Giang đoọng năl: “Bhiệc chóh crâng n’loong ga mắc đơơng chô bh’nơơn dal. Tr’nơợp nắc bhrợ liêm crêê cr’noọ đắh n’loong đoọng ha bh’rợ bhrợ têng lâng zư lêy môi trường zêl cha groong bil hư k’tiếc, n’jứah pa dưr đợ mơ gâm ngút crâng. Chóh crâng n’loong ga mắc k’rong bhrợ m’bứi ha dợ zên pa chô bấc. C’moo 2021, UBND chr’hoong ơy pa glúh đề án pa dưr pa xớc crâng chóh n’loong ga mắc cr’chăl c’moo 2021-2025. Vel đông zooi đoọng m’ma chr’nóh ha đhanuôr pa dưr pa xớc chóh crâng. Zên pa chô đắh chóh crâng n’loong ga mắc bấc lấh 2, 3 chu lâng chóh keo, nắc đhanuôr zêng xăl chóh tơơm chr’nóh lơơng.”
Tỉnh Quảng Nam ơy pa glúh bấc cơ chế p’too p’zương manứih chóh crâng xăl tơợ chóh crâng k’tứi moót chóh n’loong ga mắc zooi đhanuôr pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung, lâng zư lêy môi trường. Tỉnh nâu vêy lấh 769.000 ha crâng lâng k’tiếc lêy bhrợ pa dưr crâng. Zâp c’moo, đợ mơ n’loong crâng chóh bhrợ đoọng ha cr’noọ bh’rợ đươi dua cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung lâng pa câl ooy k’tiếc k’ruung lơơng âng tỉnh k’dâng 1,45 ực mét khối, chrooi pa xoọng bhrợ đoọng bhiệc bhrợ, zooi đhanuôr k’coong ch’ngai zi lấh đha rứt nhâm mâng. T’coóh Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đoọng năl: “Cóh k’coong ch’ngai Quảng Nam, xoọc đâu đhanuôr ơy tr’xăl chóh crâng n’loong ga mắc. Azi p’too p’zương đhanuôr pazưm lâng zâp doanh nghiệp đoọng vêy đhị pa câl, râu 2 chóh crâng n’loong ga mắc lâng tơơm chr’nóh cóh vel đông cơnh h’lêệm, dổi choom zêl cha groo boo túh. Đhị dứp crâng nắc chóh pazưm tơơm zanươu đoọng vêy zên pa chô. Acu tin đươi lâng bhiệc pazưm cơnh đâu, pr’ắt tr’mung đhanuôr bơơn pa dưr dal./.”
Trồng rừng gỗ lớn- Hướng đi cho người dân miền núi Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người dân chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần hiệu quả bảo vệ sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn. Nhiều hộ dân mạnh dạn chuyển đổi theo mô hình này xen canh các loại cây ngắn hạn đem lại thu nhập ổn định.
Nhờ trồng keo, trồng cây lâm nghiệp ngắn ngày, những năm qua nhiều hộ gia đình Cơ Tu ở huyện miền núi Nam Giang có thu nhập khá. Tuy nhiên, việc trồng keo lá tràm gây nguy cơ xói mòn đất, môi trường bị xâm hại. Nghe lời của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, năm 2021, ông Bhních Trên, ở thôn Pà Ong, xã Cà Dy, huyện Nam Giang đã chuyển đổi từ trồng keo lá tràm sang trồng rừng gỗ lớn, chủ yếu là dổi trên diện tích hơn 2 héc ta. Ông Bních Trên được UBND huyện Nam Giang hỗ trợ 18 triệu đồng để mua cây giống. Ông bảo: “Hiện nay gia đình đã chuyển đổi qua trồng rừng gỗ lớn. Chính quyền địa phương hỗ trợ cây giống. Hy vọng trồng cây gỗ lớn đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, có thu nhập ổn định.”
Cũng như các huyện Đông Giang, Tây Giang, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có hàng trăm hộ dân là người Cơ Tu từng trồng cây keo và cho thu nhập khá ổn định. Gần đây, UBND huyện Nam Giang chú trọng mở rộng diện tích rừng sản xuất tiếp cận hướng đầu tư nâng cao chất lượng rừng và chuyển hoá từ rừng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn. Bình quân mỗi năm, địa phương này bố trí ngân sách hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, chủ yếu tập trung trồng rừng gỗ lớn. Địa phương đã hỗ trợ người dân trồng hơn 1.000 ha rừng gỗ lớn với nhiều giống cây chất lượng như dổi, lim xanh, sao đen, ươi, huỳnh đàn. Ông Trần Công Anh, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Nam Giang, cho biết: “Việc trồng rừng gỗ lớn đem lại hiệu quả cao. Thứ nhất đáp ứng được nhu cầu về nguồn gỗ cho hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường chống xói mòn đất, vừa nâng cao độ che phủ rừng. Trồng rừng gỗ lớn chu kỳ đầu tư thấp nhưng lợi nhuận cao hơn. Năm 2021, UBND huyện đã ban hành Đề án phát triển trồng rừng cây gỗ lớn giai đoạn 2021-2025. Địa phương hỗ trợ cây giống cho bà con phát triển trồng rừng. Lợi nhuận từ trồng rừng gỗ lớn gấp 2 đến 3 lần so với cây keo keo nên người dân mạnh dạn chuyển đổi.”
Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người trồng rừng chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn giúp người dân vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Tỉnh này có hơn 769.000 ha rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. Hằng năm, số lượng gỗ rừng trồng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của tỉnh khoảng 1,45 triệu mét khối, góp phần tạo việc làm, giúp người dân miền núi thoát nghèo bền vững. Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay: “Ở vùng miền núi Quảng Nam, hiện nay người dân đã dần chuyển qua trồng rừng gỗ lớn. Chúng tôi khuyến khích bà con kết hợp với các doanh nghiệp để có đầu ra, thứ 2 trồng rừng gỗ lớn bằng cây bản địa như cây lim, cây dổi chống chọi được thiên tai. Dưới tán rừng trồng bà con trồng xen canh thêm cây dược liệu để tăng thu nhập. Tôi tin rằng với kết hợp như thế này, đời sống của bà con được nâng cao”./.
Viết bình luận