Tơợ 10 c’moo n’nâu, tơơm pih bhung vêy ta choh bấc, pa dưr râu liêm choom đhị zr’lụ k’tiếc da ding k’coong Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà. Pih bhung vêy đhanuôr coh coh zr’lụ đhăm k’tiếc clungm, toor k’ruung tơơm pih p’lêê bấc, đha hum, yêm. Tơợ pazêng pr’loọng đong manuyh Kinh choh bhrợ liêm choom, bấc pr’loọng đong đhanuôr Raglay năc choh tơơm chr’noh t’mêê n’nâu coh bhươn đong đay. Đợ bhươn pih bhung t’viêng liêm năc ơy xăl ha tơơm chr’noh cơnh arong, abhoo, ha roo ha rêê… P’căn Cao Thị Thịnh, coh chr’val Khánh Thành, chr’hoong Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà prá xay, pr’loọng đong choh 5 sào pih bhung, zập c’moo bơơn pay pa chô 100 ức đồng: “Lêy apêê đoo choh pih, acu vêy đhăm k’tiếc clung, acu câl m’ma pih bhung chô đơơng choh. G’luh tr’nơớp choh năc căh n’năl cơnh choh, Hội Nông dân chr’val pa choom, k’dua manuyh bhrợ bh’rợ kỹ thuật chô pa choom azi bh’rợ cơnh ng’zư lêy, phun zơ nươu. K’tiếc bôl da ding năc choh keo, k’tiếc clung coh aral năc bhrợ bhươn. Choh pih bhung doọ lâh zr’năh k’đhap mơ ng’bhrợ ha rêê, vêy zên prặ. Xoọc đâu, pr’loọng đong zi doọ dzợ ắt coh xa nay pr’loong đăn đharựt”.
Chr’hoong da ding k’coong Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà t’mêê pay pa chô xang hân noo sầu riêng c’moo 2024. Đợ m’ma sầu riêng cơnh Monthong, Ri6, Chín Hoà bêl choh coh đâu zêng vaih p’lêê ga măc, n’căr c’đặ, đhr’nong rơớc, cr’liêng xăh, đha hum yêm bhlâng… tu cơnh đêêc vêy bấc ngai câl cha. C’moo đâu, sầu riêng chô đơơng đợ zên lâh 1 r’bhâu tỷ đồng ha đhanuôr da ding k’coong Khánh Hoà. Căh muy đươi dua coh k’tiếc k’ruung, sầu riêng Khánh Sơn năc dzợ vêy ta đoọng mã số zr’lụ choh, đơơng pa câl ooy Trung Quốc. Bấc pr’loọng đong đhanuôr ơy choh bhrợ ting c’lâng bh’rợ đươi ooy xa nay liêm choom lâng môi trường. T’cooh Mai Văn Khang, coh chr’val Sơn Lâm, chr’hoong Khánh Sơn, manuyh tr’nơơp choh cà phê, xang n’năl xăk choh tơơm sầu riêng lâng pazêng đhăm 10 héc ta, 1 c’moo đợ zên bơơn pay pa chô k’dâng 7 tỷ đồng coh muy c’moo: “Chr’noh chr’bêệt năc vêy ng’đơơng pa câl ooy k’tiếc k’ruung n’lơơng ting c’lâng bha lâng, năc vêy t’đui đoọng bấc lâh mơ. Tơợ xa nay cơnh mã zr’lụ choh, OCOP, VietGap… năc crêê cơnh bha ar bha tơ. Tơợ đêêc, zooi chr’noh chr’bêệt âng đhanuôr doọ ta moon năc hàng căh ghít zr’lụ choh, đơơng pa câl ooy Trung Quốc năc vêy mã zr’lụ choh. Hàng ng’kiêng u sạch liêm, crêê cơnh xa nay, nhâm mâng râu liêm choom âng a chăc coh sầu riêng Khánh Hoà, năc ng’zư lêy liêm pa bhlâng”.
Đăn đâu, manuyh choh sầu riêng coh da ding k’coong Khành Hoà vêy c’lâng bh’rợ nông nghiệp hữu cơ, doọ lâh đươi bấc zơ nươu c’chêệt bh’ruy, phân bón zazum. Manuyh choh dzợ bhrợ pr’đươi tưới đác t’dzật, đươi công nghệ đoọng k’miah đác, k’miah năng lượng. T’cooh Nguyễn Quốc Huy, kỹ thuật viên zr’lụ choh sầu riêng bhưah 5 héc ta đhị chr’val Ba Cụm Bắc, chr’hoong Khánh Sơn prá xay: “Bh’rợ vêy ta k’đhơợng lêy tơợ pr’đươi phần mềm, ơy vêy ta bhrợ đớc quy trình, tước t’ngay năc phần mềm n’nâu xul. Căh đươi la lâh bấc phân hoá học, zơ nươu c’chêệt bhơi xấc, zooi zư lêy k’tiếc, râu acoon anạ ắt mamông coh bhươn âng đay. Năc côn trùng n’năc năc zâl pazêng râu bhrợ t’vaih pa hư tơơm chr’noh, oó lâh đươi zơ nươu hoá học năc axậ công dzợ liêm”.
Đh’rưah lâng chr’noh chr’bêệt liêm choom, Ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà công vêy ta bhrợ k’rơ, zập c’moo k’đơơng t’pâh k’ức ta mooi tước la lêy coh vel đong. Tu cơnh đêêc, cr’noọ bơơn vêy đợ p’lêê p’cooh, r’veh r’đoong liêm đoọng pa câl ha ta mooi năc bấc bhlâng. Đơơng pa câl ooy k’tiếc k’ruung n’lơơng căh cậ câl đươi coh tỉnh năc thị trường vêy bấc râu liêm choom ha chr’noh chr’bêệt hữu cơ. Xoọc đâu, tỉnh Khanh Hoà xoọc t’đui pa dưr ting c’lâng bh’rợ hữu cơ pazêng râu chr’noh chr’bêệt cơnh: sầu riêng Khánh Sơn, chrun Cam Lâm, pih bhung Khánh Vĩnh, tỏi Ninh Hoà.
Tơợ zên prặ âng Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong, pazêng vel đong ơy đh’rưah lâng pazêng doanh nghiệp bhrợ bh’rợ xay moon tr’câl tr’bhlêy, k’đơơng t’pâh tước k’rong bhrợ, pa têệt câl đươi pr’đươi; bhrợ hội chợ, giao lưu, prá xay, bhiệc bhan đh’rưah lâng bhrợ bh’rợ du lịch; zooi bhrợ muy bơr râu bh’rợ đoọng pa câl chr’noh chr’bêệt du lịch. Ting n’năc t’bhlâng xay p’căh pr’đươi coh zr’lụ đhanuôr lâng da ding k’coong; pa choom đhanuôr n’năl cơnh pa câl hàng… T’cooh Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Trưởng Ban Acoon coh tỉnh Khánh Hoà prá xay, pazêng bh’rợ liêm choom năc u zooi pa liêm c’lâng pa câl chr’noh chr’bêệt hữu cơ coh da ding k’coong: “Pazêng vel đong ơy bhrợ pazêng g’luh hội chợ chr’noh chr’bêệt hữu cơ. Pa têệt zr’lụ câl, bêl pr’đươi âng đhanuôr bhrợ t’vaih bơơn pay pa chô râu chr’năp bấc, cơnh đêêc năc đhanuôr t’bhlâng ting xay bhrợ. Râu đêêc năc râu la lua. Xa nay coh đâu năc ng’bhrợ ting cơnh c’lâng bh’rợ, xay bhrợ ting cơnh xa nay crêê liêm. Manuyh xay bhrợ xa nay bh’rợ n’năc năc nhâm mâng pr’đươi vêy ta câl nhâm mâng, vêy chr’năp dal./.”
NÔNG SẢN HỮU CƠ GIA TĂNG GIÁ TRỊ CHO MIỀN NÚI KHÁNH HÒA
Vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng phát triển các loại nông sản có giá trị cao như sầu riêng, bưởi da xanh, xoài cát, măng cụt...Lợi thế của người đi sau, nông dân các địa phương này đang chuyển đổi canh tác sang hướng hữu cơ, gia tăng giá trị, phát triển bền vững.
Từ 10 năm nay, cây bưởi da xanh bén rễ, phát huy hiệu quả tại vùng đất miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Bưởi da xanh được người dân trồng tại vùng đất bằng phẳng, ven sông cho năng suất cao, thơm, ngon, thanh dịu. Từ những hộ người Kinh canh tác hiệu quả, nhiều hộ đồng bào dân tộc Raglay mạnh dạn đưa cây trồng mới vào vườn nhà mình. Những vườn bưởi xanh tốt đã thay thế những cây trồng truyền thống như sắn, ngô, lúa rẫy...Bà Cao Thị Thịnh, ở xã Khánh Thành, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, gia đình trồng 5 sào bưởi, mỗi năm thu được 100 triệu đồng: "Thấy người ta trồng bưởi, mình có sẵn đất bằng phẳng, mình mua giống cây bưởi về trồng. Lần đầu làm nên chưa biết, Hội Nông dân xã hướng dẫn, tập huấn, đưa nhân viên kỹ thuật về chỉ cho chúng tôi về chăm sóc, phun thuốc. Đất đồi sẽ trồng keo, đất bằng phẳng phía dưới làm vườn. Trồng bưởi đỡ vất vả hơn làm rẫy, có đồng ra, đồng vào. Hiện nay, gia đình đã hết cận nghèo".
Huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa vừa kết thúc vụ sầu riêng năm 2024. Các giống sầu riêng như Monthong, Ri6, Chín Hóa khi trồng ở đây đều cho quả to, vỏ mỏng, cơm vàng, hạt lép, vị ngọt thanh, mùi thơm dễ chịu... nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Năm nay, sầu riêng đem về nguồn thu hơn 1.000 tỷ đồng cho người dân miền núi Khánh Hòa. Không chỉ tiêu thụ trong nước, sầu riêng Khánh Sơn còn được cấp mã số vùng trồng, xuất khấu chính ngạch sang Trung Quốc. Nhiều hộ dân đã chuyên nghiệp hóa canh tác khi áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng thân thiện môi trường. Ông Mai Văn Khang, ở xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn, người đầu tiên trồng cà phê, sau đó chuyển đổi sang cây sầu riêng với tổng diện tích 10 héc ta, 1 năm doanh thu khoảng 7 tỷ đồng/năm: "Nông sản phải được xuất khẩu chính ngạch, sẽ được ưu tiên nhiều hơn. Từ những chuyện như mã vùng, OCOP, VietGap...phải đáp ứng đầy đủ giấy tờ. Qua đó, giúp nông sản của nông dân không bị đánh giá là hàng trôi nổi, xuất khẩu Trung Quốc phải có mã vùng. Hàng muốn sạch phải làm đúng quy trình, đảm bảo chất lượng cơm sầu riêng Khánh Sơn, phải chăm sóc thôi".
Gần đây, người trồng sầu riêng ở miền núi Khánh Hòa có xu hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ, giảm dần thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp. Người trồng còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, ứng dụng công nghệ lên kế hoạch chăm sóc để tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước. Ông Nguyễn Quốc Huy, kỹ thuật viên trang trại sầu riêng rộng 5 héc ta tại xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn cho biết: "Công việc được quản lý qua phần mềm ứng dụng hết, xây dựng quy trình sẵn, đến lịch phần mềm sẽ nhắc trước. Không sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc cỏ nhiều, giúp bảo tồn hệ sinh vật dưới đất, côn trùng trong vườn của mình. Chính côn trùng đó là thiên địch của những loài gây hại, hạn chế can thiệp thuốc hóa học nhưng vẫn giữ được lá".
Cùng với thế mạnh nông nghiệp, Ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa cũng phát triển mạnh, hàng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan địa phương. Do đó, nhu cầu về nông sản chất lượng để phục vụ cho du khách rất lớn. Xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội tỉnh là thị trường, nhiều dư địa cho nông sản hữu cơ phát triển. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang ưu tiên phát triển theo hướng hữu cơ các loài nông sản như: sầu riêng Khánh Sơn, xoài Cam Lâm, bưởi da xanh Khánh Vĩnh, tỏi Ninh Hòa.
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các địa phương phối hợp các doanh nghiệp tổ chức hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm; tổ chức hội chợ, giao lưu, diễn đàn, lễ hội gắn với thương mại du lịch; hỗ trợ xây dựng, thực hiện một số mô hình nhằm tiêu thụ nông sản miền núi. Đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tập huấn phát triển kỹ năng bán hàng cho bà con...Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa cho biết, các giải pháp đồng bộ sẽ giúp "khơi thông dòng chảy" bền vững cho nông sản hữu cơ tại miền núi: "Các địa phương đã tổ chức các hội chợ nông sản hữu cơ. Kết nối được tiêu thụ, khi sản phẩm của người dân làm ra đem lại giá trị cao, đương nhiên người dân sẽ tích cực hưởng ứng, tham gia. Đó là tất yếu. Vấn đề ở đây là phải đi theo ra quy trình, sản xuất theo chuỗi bài bản. Người đứng ra tổ chức chuỗi đó phải đảm bảo sản phẩm đầu ra được ổn định về giá cả"./.
Viết bình luận