CÔ GIÁO PA BHRỢ ĐHỊ CR’NOON COH CHR’HOONG K’COONG BA BỂ
Thứ hai, 17:04, 13/01/2025 Công Luận- Nguyễn Lan Công Luận- Nguyễn Lan
Lâh 10 c’moo ặt pa bhrợ zâp đhị trường coh chr’hoong k’coong ch’ngai Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cô giáo Phạm Thị Bách vêy ta năl tươc năc mưy nhà giáo p’niên bhriêl ta bach lâng ta luôn lưch loom lâng đợ apêê học trò p’niên k’tưi đhị vel đông k’coong ch’ngai dzợ bâc zr’năh k’đhạp.

 

 

 

Hân đhơ trường Nà Tạ, chr’val Thượng Giáo, chr’hoong Ba Bể vêy 2 giáo viên ặt pa bhrợ coh vel đông, hân đhơ cơnh đêêc, lêy tang trường ta luôn liêm aih lâng vêy bâc pr’hoọm pô. Đhị học tập, ặt chi ơh... ta bhrợ liêm ghit, têêm ngăn crêê cr’noọ bh’rợ âng giáo dục hiện đại. Đhị trường vêy 30 p’niên, pac bhrợ 2 lớp, 100% p’niên năc manưih acoon coh, ooy đâu vêy tươc m’pâng năc acoon a’đhi crêê pr’loọng đha rưt, pr’loọng đăn đha rưt coh vel đông pa bhlâng zr’năh k’đhạp. Cô Phạm Thị Bách moon: Lớp học coh đâu ty đenh ặ tu bhrợ pa dưr tơợ đenh, pr’đươi pr’dua học tập dzợ bâc râu căh liêm zâp năc zâp apêê cô giáo ta luôn t’bhlâng lêy bhrợ pa xoọng đợ pr’đươi dạy học, pr’đươi chr’ơh tơợ đợ pr’đươi pr’dua ơy vaih đoọng apêê a’đhi lêy đươi bhrợ liêm choom lâh. Cô cung đợc cr’chăl t’ngay lêy cha mêêt bâc đăh bh’rợ, lêy bhrợ tơợ râu lalua đăh p’too pa choom zâp t’ngay cơnh: Bhrợ “Bơr pêê bh’rợ zooi đoọng p’niên acoon coh lớp mẫu giáo 5-6 c’moo grơơ nhool lâh mơ bêl prá xay”, bh’rợ “Pa dưr liêm choom đăh bhiệc bhrợ bh’rợ chi ơh đoọng ha zâp apêê p’niên mẫu giáo 5-6 c’moo coh trường mầm non”... bơơn hội đồng khoa học cấp chr’hoong, tỉnh xay moon liêm dal:

“Năc mưy giáo viên acu rơơm p’niên ta luôn ặt pa choom đhị môi trường liêm zâp pr’đươi pr’dua, tinh thần đoọng pa dưr pa xớc liêm choom bhlâng. Đoọng bhrợ bhiệc nâu, c’la cu ta luôn căh ha mơ pa đhêy pa dưr c’năl bh’rợ k’đươi moon Ban giám hiệu đợ c’lâng bh’rợ pa choom bhrợ t’mêê, glặp cơnh lâng lớp, đhr’năng bh’rợ coh vel đông, lâh mơ năc năl ghit cr’noọ bh’rợ p’niên đoọng bhrợ pa dưr râu liêm choom, hâng hơnh âng apêê p’niên”.

12 c’moo pa bhrợ coh ngành giáo dục, cô giáo Phạm Thị Bách ơy ặt pa zưm lâng kr’bhâu học sinh năc acoon coh. Cô Bách moon, lâh k’zệt c’moo lăm ahay, bêl t’mêê chô pa bhrợ đhị trường Nà Phạ (chr’val Đồng Phúc), lớp học năc vêy đợ z’đêr pa pan, cha tộp proximăng. Học sinh đhị trường nâu bâc nặc manưih acoon coh Dao, Mông. Vel đông căh vaih điện, đợ c’lâng lươt hụ hập j’đâc, bêl boo c’tiêr lụ “lướt mơ 3 bhr’dzang năc lêy rạch mưy bhr’dzang”, vêy bâc chu apêê cô trò tươc ooy lớp ma lụ laạch... Zr’năh k’đhạp bâc chu bhrợ cô giáo p’niên nâu ặt k’noọ k’rang, hân đhơ cơnh đêếc cô Bách dzợ p’zay ặt bhrợ đh’rưah lâng học trò đha rứt. Bơr pêê p’niên căh vaih zên đoọng zên cha cha bán trú, cô Bách đh’rưah lâng apêê cô giáo coh trường lêy đoọng zên apêê. Cô đh’rưah lâng apêê thầy cô k’đươi moon, chrooi pa xoọng đoọng xa nập xập, đhr’nuum căh cậ đợ giầy dép đoọng apêê a’đhi lươt học doọ lâh zr’năh k’đhạp. Amoó Nông Thị Trang, mưy k’căn học sinh đoọng năl:

“Cô Bách năc mưy giáo viên liêm ta níh, chắp kiêng bh’rợ năc acu k’têệm loom, tin đươi đoọng k’coon học đhị đâu. K’coon học đh’rưah lâng cô Bách năc lêy chô bhui har, k’rơ lâh. Cô ta luôn p’too p’zương pr’loọng đông pa choom đoọng acu đăh bhiệc zư lêy k’coon bêl plêệng cha cêết, ha cơnh p’too pa choom k’coon ặt ma mung năc k’rêệm bhlâng loom”.

Tơợ râu cr’noọ chăp kiêng apêê p’niên, cô giáo Phạm Thị Bách vêy đợ chuyên đề pa choom bhrợ lêy đươi bhrợ ting c’lâng xăl t’mêê, liêm choom. Ooy 5 c’moo tơợ c’moo 2019 tươc đâu, cô Bách ơy vêy 4 bh’rợ lêy bhrợ bơơn Hội đồng khoa học cấp chr’hoong chăp hơnh lâng 2 bh’rợ bơơn Hội đồng khoa học cấp tỉnh hơnh deh; 5 c’moo bơợn ch’ner Chiến sĩ thi đua cơ sở lâng bấc Bằng khen, giấy khen zâp cấp. T’mêê đâu, cô Phạm Thị Bách năc crêê 1 ooy 251 đại biểu nhà giáo chr’năp liêm coh prang k’tiêc c’moo 2024 bơơn Bộ Giáo dục lâng Đào tạo hơnh deh, cher đoọng ch’ner. P’căn Nguyễn Mai Hiên, Hiệu trưởng Trường mầm non Thượng Giáo, chr’hoong Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn xay moon:

“Cô Bách năc giáo viên p’niên, zay ta bách, liêm choom đăh bh’rợ lâng ta luôn k’đơơng a’cọ đăh bh’rợ tr’nêng thi đua âng trường. T’bhlâng bhrợ lâng vêy bâc cr’noọ bh’rợ liêm choom, pr’hay đoọng bơơn đợ bh’nơơn đắh zư lêy p’niên coh nhà trường lâng zâp lớp”.

Lấh 10 c’moo ặt pa bhrợ lâng đợ đhị trường zr’năh k’đhạp năc zooi đoọng ha cô Phạm Thị Bách vêy pa xoọng bâc kinh nghiệm lâng bhrợ pa xoọng cr’noọ tr’kiêng lâng đợ vel đông. Cô Bách moon: lâng đợ thầy cô giáo ặt pa bhrợ coh vel đông k’coong ch’ngai, hun pr’hêl chr’năp bhlâng ooy pr’ăt tr’mung, nâu đoo năc râu bhui har bêl lêy đợ apêê p’niên zr’lụ zr’năh k’đhạp vêy đợ ch’na cha, xa nập xập, giày ngăn đoọng ha p’niên lâng lâh mơ, zâp apêê cô vêy ta hơnh deh, chăp nhêr âng apêê đồng nghiệp lâng đhanuôr coh vel đông. Năc đợ pr’đơợ đoọng apêê thầy cô zi lâh zr’năh k’đhạp, đợc đoọng cr’noọ bh’rợ chăp nhêr đoọng ha đợ học trò coh k’coong ch’ngai./.

CÔ GIÁO “CẮM BẢN” ĐƯỢC VINH DANH GIÁO VIÊN TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC

Hơn 10 năm gắn bó với các điểm trường tại huyện vùng cao Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cô giáo Phạm Thị Bách được biết đến là một nhà giáo trẻ năng động, sáng tạo và luôn hết lòng vì những học trò nhỏ ở nơi bản vùng cao còn nhiều gian khó. 

Mặc dù trường Nà Tạ, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể chỉ có 2 giáo viên "cắm bản", nhưng khuôn viên điểm trường luôn ngăn nắp, sạch sẽ và ngập tràn sắc màu của hoa. Góc học tập, góc vui chơi, góc trải nghiệm… được thiết kế đẹp, đảm bảo đúng tiêu chí của giáo dục hiện đại. Điểm trường có 30 trẻ, chia thành 2 lớp, 100% trẻ là người dân tộc thiểu số, trong đó có tới 1/3 là con em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc thôn vùng đặc biệt khó khăn. Cô Phạm Thị Bách chia sẻ: Lớp học ở đây đã cũ do xây dựng khá lâu, đồ dùng học tập còn hạn chế nên các cô giáo luôn cố gắng sáng tạo thêm thiết bị dạy học, đồ chơi từ những vật dụng sẵn có để các em tiếp thu bài tốt hơn. Cô cũng dành thời gian nghiên cứu nhiều đề tài, sáng kiến từ thực tế giảng dạy hàng ngày như: Sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ dân tộc thiểu số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp”; Sáng kiến “Nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động vui chơi ở các góc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”… được hội đồng khoa học cấp huyện, tỉnh đánh giá cao: 

“Là một giáo viên tôi mong trẻ luôn học trong môi trường đầy đủ vật chất, tinh thần để phát triển tốt nhất. Để làm điều đó, bản thân tôi luôn không ngừng trau dồi kiến thức, mạnh dạn đề xuất Ban giám hiệu những phương pháp dạy mới, phù hợp đặc điểm lớp, tình hình địa phương, nhất là nắm tâm lý trẻ để kích thích sự sáng tạo, tò mò, hứng thú của trẻ”

12 năm công tác trong ngành giáo dục, cô giáo Phạm Thị Bách đã gắn bó với cả ngàn học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Cô Bách kể, hơn chục năm trước, khi mới nhận công tác ở điểm trường Nà Phạ (xã Đồng Phúc), lớp học chỉ là những miếng ván bưng lại, mái lợp proximăng. Học sinh ở điểm trường này đa phần là người dân tộc Dao, Mông. Thôn không ánh điện, những con đường gập ghềnh vượt dốc, trời mưa trơn trượt bùn đất, “cứ đi 3 bước lại phải lùi 1 bước”, không ít buổi học cả cô lẫn trò đều lấm lem... Khó khăn từng làm nhiều cô giáo trẻ nao núng, thế nhưng cô Bách vẫn kiên trì bám trụ và dành trọn tình yêu với học trò nghèo. Một số trẻ không có tiền nộp ăn bán trú, cô Bách cùng các cô giáo trong trường tự nguyện góp tiền hỗ trợ. Cô cũng cùng các thầy cô vận động, quyên góp thêm áo, chăn hay những đôi ủng, đôi dép để các con bớt đi phần vất vả. Chị Nông Thị Trang, một phụ huynh học sinh cho biết:

 “Cô Bách là một giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề nên tôi rất an tâm, tin tưởng cho con học tại đây. Con học cô Bách về thấy con vui, khỏe mạnh hơn. Cô luôn động viên gia đình hướng dẫn tôi cách chăm sóc con khi trời rét, cách dạy con khoa học nên rất an tâm…”

Từ tình yêu trẻ, cô giáo Phạm Thị Bách có những chuyên đề dạy học được áp dụng theo định hướng đổi mới, sáng tạo. Trong 5 năm từ 2019 đến nay, cô Bách đã có 4 sáng kiến được Hội đồng khoa học cấp huyện công nhận và 2 sáng kiến được Hội đồng khoa học cấp tỉnh công nhận; 5 năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở và nhiều Bằng khen, giấy khen các cấp. Mới đây cô Phạm Thị Bách vinh dự là 1 trong 251 đại biểu nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2024 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương, khen thưởng. Bà Nguyễn Mai Hiên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thượng Giáo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đánh giá:

“Cô Bách là giáo viên trẻ, năng nổ, sáng tạo trong nhiệm vụ và luôn tiên phong trong hoạt động, phong trào thi đua của trường. Tích cực, sôi nổi và có nhiều ý tưởng, sáng tạo, giải pháp hay để đạt hiệu quả trong chăm sóc trẻ ở nhà trường và các nhóm lớp…”

Hơn 10 năm gắn bó với những điểm trường đặc biệt khó khăn giúp, cô Phạm Thị Bách có thêm nhiều kinh nghiệm và vun đắp thêm tình yêu với những bản làng. Cô Bách bảo rằng: với những thầy cô giáo “cắm bản”, món quà ý nghĩa nhất trong cuộc sống, đó là niềm vui khi thấy những đứa trẻ vùng khó khăn có được bữa cơm ngon, chiếc áo mới, đôi giày ấm đến lớp và hơn hết, các cô có sự ghi nhận, trân trọng và tình yêu thương của đồng nghiệp và đồng bào nơi bản làng. Đó cũng là động lực để các thầy cô vượt qua khó khăn, dành hết tình yêu thương cho những học trò nhỏ vùng cao./.

Công Luận- Nguyễn Lan

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC