
Coh đêêc, muy g’luh zâl arọp êêh rau ga măc năc vêy chr’năp pa bhlâng, xay p’căh cr’noọ t’bhlâng zâl arọp, t’bhlâng bơơn zươi âng quân đội hêê, rau đêêc năc g’luh zâl arọp đhị zung Rạch Chiếc n’đăh Đông Bắc TP Sài Gòn. Đhị đâu, coh pazêng t’ngay x’rịa âng chiến dịch, pazêng chiến sỹ đặc công biệt động âng đơn vị Z23, Z22 lâng D81, Lữ đoàn 316 ơy grơơ nhool zâl arọp tuh pay, đương đoàn quân giải phóng tước ooy zr’lụ m’pâng TP.

Azi tước lum Trung uý Nguyễn Đức Thọ, manuyh ting pâh zâl arọp đhị zung Rạch Chiếc coh t’ngay x’rịa c’xêê 3 đhị đong đoo coh Quận 8, TP HCM.
T’cooh Thọ lướt bộ đội coh c’moo 1972 lâng huấn luyện coh Lữ đoàn đặc công Hải quân 126 coh Hải Phòng. Tr’nơớp c’moo 1974, ađoo vêl ta đoọng moot ooy Z23, Lữ đoàn 316 Đặc công biệt động, Bộ Tham mưu miền B2. T’cooh Thọ xay truih, Z23 vêy ta k’dua tước zâl arọp coh zr’lụ Đông Bắc Sài Gòn, bh’rợ bha lâng năc zâl Bộ Tư lệnh Hải Quân nguỵ coh số 1 Bạch Đằng (nâu cơy năc c’lâng Tôn Đức Thắng). Đoọng ra văng ha g’luh zâl arọp, apêê trinh sát âng đơn vị ơy tước đăn ooy Sài Gòn l’lăm lâng ắt p’lơơp đanh coh Nhơn Trạch (Đồng Nai) lâng Thủ Đức. Xang n’năc, pazêng chiến sỹ công xiêr ooy Sài Gòn đoọng pa đăn ooy zr’lụ arọp ăt, crêê cơnh lâng đhr’năng âng chiến trường. Bêl ơy vêy dữ liệu âng trinh sát đơn vị năc bhrợ sa bàn pa choom ooy bh’rợ zâl pay Bộ Tư lệnh Hải quân nguỵ.
Coh pazêng t’ngay tr’nơơp c’xêê 4/1975, xa nay bhui har ooy thắng trận ta luôn vêy ta xay truih, bhrợ ha đhi noo Z23 đơơh rơơm kiêng lâng ma k’noọ coh loom “t’ngay tước ooy Sài Gòn k’nặ tước ặ”. Ha dum t’ngay 18/4, Ban Chỉ huy đoọng 2 trung đội đặc công tước cha groong c’lâng, đoọng quân ăt p’lơơp đương tước vêy xa nay ta đang moon zâl pay Bộ Tư lệnh Hải quân nguỵ. Hân đhơ cơnh đêêc, tước bêl đhâng t’ngay 25/4, cấp m’piing ta đang moon căh dzợ bhrợ bh’rợ tước tuh pay Bộ Tư lệnh Hải quân nguỵ, ting n’năc p’too moon Z23 năc đh’rưah lâng Z22 lâng D81 tước ooy zung Rạch Chiếc, đương quân ga măc âng hêê tước giải phóng Sài Gòn. Bh’rợ tr’xăl coh x’rịa, đhi noo đơơh tước trinh sát, bhrợ bh’rợ zâl arọp cơnh t’mêê.
T’cooh Thọ xay truih, zung Rạch Chiếc năc zr’lụ chr’năp pa bhlâng năc coh tr’nơơp c’moo 1975, arọp đoọng t’bấc lực lượng đương zâl cha groong lâng bấc lang nhâm mâng, zập pazêng rau pr’đươi, lực đương zư lêy k’dâng 400 cha năc.
“Xoọc đêêc cr’noọ xa nay p’too moon âng chiến dịch năc “pa đơơh lâng pa đơơh lâh mơ”. Ha dợ kiêng pa đơơh năc ng’lướt đh’rưah liêm choom âng pazêng đơn vị ga măc. Năc đơn vị ga măc năc vêy choom tước đơơh giải phóng Sài Gòn, ha dợ đợ đơn vị k’tứi cơnh zi năc căh rau rị vêy. Tu cơnh đêêc bêl bơơn n’năl xa nay ng’zâl arọp đoọng ng’đương quân đoàn tước năc đhi noo zi t’bhlâng k’rơ lâh mơ, bhui har căh cơnh, căh ngai chêêc k’pân k’noọ cơnh đi cơnh tôh”.
Ha dum t’ngay 25/4, bêl trinh sát xay moon, prá xay ooy đhr’năng la lua, đơn vị quyết định đươi hoả lực B40, B41 lêệng c’chêệt pa nenh cha răh âng arọp, xang n’năc pazêng lực lượng tước tuh pa đăn đươi pháo, lựu đạn glâm ooy lô cốt, công sự… đoọng đơơh tước tuh pay. Ha bu t’ngay 26/4, lệnh chiến đâu xay moon tước ooy giờ G năc 3h15 t’ngay 27/4. Z22 lâng Z23 vêy ta k’dua tước tuh pay acọ zung n’đăh Bắc c’lâng tước ooy Thủ Đức, ha dợ D81 đặc công năc tước tuh pay n’đăh Sài Gòn ng’gluh. Đhi noo đươi ooy tom đác, k’bhông đác, tước pa đăn ooy arọp lâng k’dâng 2h ra diu năc tước ooy zr’lụ arọp lâng p’lơớp quân, đương tước bêl giờ pháo pr’toh. Crêê cr’chăl, chiến sỹ Nguyễn Đức Thọ penh B40 lêệng c’chêệt arọp lâng bhrợ cơnh xa nay ta đang moon gung dưr:
“Xoọc đêêc acu vêy apêê pazao đoọng bh’rợ năc penh B40 tr’nơớp đoọng pa hư đong đương goon lên lâng công năc pháo xay moon ta đang moon zazum. Ha dang ađay căh pr’đoọng crêê arọp penh c’chêệt, căh vêy pr’toh âng pháo, năc đhi noo đhơ ăt đhị đêêc đương lêy năc coh x’rịa bh’rợ k’rong bhrợ đh’rưah zâl arọp abhuy năc căh vêy ta bhrợ ting cơnh cr’noọ cr’niêng. Pr’đoọng bhlâng năc penh công crêê, bơơn pa hư đong đưong goon lêy coh dal crêê cơnh xa nay ta đang moon, bhrợ t’vaih rai liêm crêê ha đồng đội.”

Ting cơnh Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bêl ahay bhrợ Chính uỷ Lữ đoàn 316, tu arọp pa hư zung Sông Buông n’đăh Đồng Nai bhrợ ha xe tăng âng hêê căh choom lướt năc đhêy căh bơơn tước đh’rưah. Xoọc đêêc, Đại tá Tư Cang (Nguyễn Văn Tàu) đh’rưah lâng ban tác chiến đương xơợng máy vô tuyến đoọng chỉ huy:
“Zung Sông Buông đhi noo công binh bhrợ đanh tước 2-3 t’ngay đoọng xe tăng lướt. Tu cơnh đêêc năc coh đâu đương zâl cha groong. Bh’rợ n’nâu năc bhrợ bấc chêệt bil, bil tước 52 đồng chí. Tu zư lêy zung, zư lêy zung năc êêh rau bh’rợ đặc công la lâh choom bhrợ. Bh’rợ bha lâng năc zâl đơơh, xay bhrợ đơơh coh chiến trường doọ bấc cơnh. Ting n’năc vũ khí n’hil, lướt tơợ Nhơn Trạch tước lâh 60 cha năc”.
Rau la lua coh chiến trường đoọng lêy, tu căh ma mơ ooy lực lượng, vũ khí năc đhi noo đặc công mặ đương zâl lâng arọp coh t’ngay 27/4 a năm. Bêl chêệt bil bấc, prang đơn vị chô moot ooy crâng k’bhông đác đoọng ra văng cớ lực lượng tước zâl cớ. Pazêng pêê đơn vị đặc công năc 52 đồng chí lâh chêệt bil (bấc bhlâng năc âng Z22, Z23). Tước t’ngay 29/4, đơn vị vêy ta k’dua tước zâl k’đhơợng cớ zung Rạch Chiếc, căh đoọng arọp pa hư, đương quân ga măc âng hêê tước. Xoọc đêêc Z22 lâng Z23 dzợ mơ 29 chiến sỹ t’bhlâng zâl arọp. Cr’chăl vêy ta moon ng’penh năc 5h ra diu. Crêê giờ, pazêng đh’rưah penh. Tu crêê ta zâl pr’hậc lâng bhlưa pa bhlâng u đăn năc hân đhơ quân số bấc lâh mơ năc arọp đơơh k’pân, năc đhiệp penh bơr pêê pr’leh ha dợ dưr xó mut. Bơơn tước tuh pay zung, quân hêê đơơh pa mâng lực lượng đương cha groong vaih arọp văl tuh. Tước 7h, xe tăng Quân đoàn 2 âng hêê tước ooy zung lướt moot ooy zr’lụ m’pâng âng Sài Gòn. Coh cr’chăl n’nă, chiến sỹ Nguyễn Đức Thọ bhui har đh’rưah lâng chơợ hay “đhi noo chêệt bil la lâh bấc, căh loon bơơn lêy cr’chăl bhui har, têêm ngăn”:
“Bêl xe tăng ơy tước năc acu bhui har pa bhlâng, lêy ơy xay bhrợ liêm xang bh’rợ tr’nêng. Năc đoo bêl pazêng xe lướt z’lâh năc hay ooy apêê đhi noo lâh chêệt bil, acu chơợ hay bhlâng, tu đhi noo căh bơơn lêy cr’chăl têêm ngăn. Acu dưr ren tu pa bhlâng bấc manuyh chêệt bil”.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), bêl ahay bhrợ Chính uỷ Lữ đoàn 316 (Lữ đoàn biệt động đặc công) prá xay, g’luh zâl arọp đhị Rạch Chiếc năc g’luh tr’zâl k’rơ pa bhlâng, quân arọp chô k’rong bấc pa bhlâng lực lượng lâng vũ khí, coh plêệng, coh đác… Nâu đoo năc g’luh zâl k’rơ pa bhlâng âng Lữ đoàn 316, coh x’rịa zung Rạch Chiếc vêy ta zư lêy liêm, hơnh deh 2 n’đăh quân (coh pazêng 5 n’đăh) tước ooy zr’lụ m’pâng Sài Gòn, ting zooi chiến dịch đơơh bơơn thắng lợi, zư lêy cơnh ty đanh âng thành phố Sài Gòn:
“Cr’noọ xa nay âng bộ đội hêê năc pazao đoọng bh’rợ hân đoo công bhrợ, hân đhơ ng’chêệt bil. N’đăh piing pazao đoọng bh’rợ tước tuh pay lâng zư lêy zung Rạch Chiếc năc pân chêệt bil đoọng xay bhrợ liêm xang bh’rợ tr’nêng. Tuh pay năc đơơh bhlâng ha dợ ng’zư lêy đanh tơợ 2-3 t’ngay, năc đhi noo grơơ nhool bhlâng năc chêệt bil bấc”.

Zập c’moo, bêl tước t’ngay 30/4 lịch sử, pazêng đhi noo dzợ mamông âng Z23, Z22 lâng bhuh xoọng âng apêê liệt sỹ năc đh’rưah bhrợ bh’rợ hay chơợ, p’loong pô đăng coh đác… hayt apêê lâh chêệt bil. 52 chiến sỹ tước nâu cơy năc đhiệp bơơn lêy 9 cha năc a năm, ha mơ dzợ năc ơy tr’clai lâng k’ruung Rạch Chiếc.
Apêê anoo ăt coh đêêc lâng đương lêy n’năl mơ bấc tr’xăl liêm pr’hay coh đâu. Zung Rạch Chiếc t’mêê la liêm, nhâm mâng vêy ta bhrợ đhị c’lâng Võ Nguyên Giáp (l’lăm ahay năc c’lâng Hà Nội) đh’rưah lâng zr’lụ đhanuôr ăt mamông liêm pr’hay vêy ta bhrợ, xang n’năc c’lâng metro số 1 zập t’ngay lướt ooy zr’lụ n’têh… năc rau xay p’căh ha rau tr’xăl liêm pr’hay pa bhlâng âng zr’lụ cruung k’tiếc Rạch Chiếc âng Sài Gòn- TPHCM./.
KÝ ỨC TRẬN CẦU RẠCH CHIẾC OAI HÙNG
Chiến dịch Hồ Chí Minh có nhiều trận đánh đã đi vào lịch sử dân tộc. Trong đó, có một trận đánh quy mô không lớn nhưng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội ta, đó là trận cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ Đông Bắc TP Sài Gòn. Tại đây, trong những ngày cuối cùng của chiến dịch, các chiến sỹ đặc công biệt động của đơn vị Z23, Z22 và D81, Lữ đoàn 316 đã chiến đấu anh dũng để chiếm giữ, đón đoàn quân giải phóng tiến vào trung tâm TP.

Chúng tôi tìm gặp Trung úy Nguyễn Đức Thọ, người trực tiếp tham gia trận Rạch Chiếc vào một ngày cuối tháng 3 tại nhà riêng của ông ở Quận 8, TPHCM.
Ông Thọ nhập ngũ năm 1972 và huấn luyện tại Lữ đoàn đặc công Hải quân 126 ở Hải Phòng. Đầu năm 1974, ông được bổ sung vào Z23, Lữ đoàn 316 Đặc công biệt động, Bộ Tham mưu miền B2. Ông Thọ cho biết, Z23 được phân công hoạt động ở khu vực Đông Bắc Sài Gòn, nhiệm vụ chính là đánh Bộ Tư lệnh Hải Quân nguỵ ở số 1 Bạch Đằng (ngày nay là đường Tôn Đức Thắng). Để chuẩn bị cho trận đánh, tổ trinh sát của đơn vị tiếp cận Sài Gòn trước và nằm vùng nhiều tháng ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Thủ Đức. Sau đó, các chiến sỹ cũng xuống Sài Gòn để áp sát mục tiêu bố trí đội hình, thích nghi với điều kiện chiến trường. Khi đã có dữ liệu của trinh sát đơn vị lại lên sa bàn luyện tập phương án đánh chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy.
Những ngày đầu tháng 4/1975, tin vui thắng trận liên tiếp báo về, anh em Z23 hào hứng và tự nhủ “ngày tiến vào Sài Gòn đã cận kề”. Đêm 18/4, Ban Chỉ huy điều 2 trung đội đặc công lên chốt đường, ém quân chờ thời điểm đánh chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy. Tuy nhiên, đến trưa ngày 25/4, cấp trên hủy bỏ toàn bộ phương án đánh chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy, đồng thời chỉ đạo Z23 sẽ cùng với Z22 và D81 chuyển sang chiếm cầu Rạch Chiếc, đón đại quân của ta vào giải phóng Sài Gòn. Nhiệm vụ thay đổi phút chót, anh em nhanh chóng trinh sát, lên phương án tác chiến mới.
Ông Thọ kể, cầu Rạch Chiếc có vị trí quan trọng nên đầu năm1975, địch đã tăng cường lực lượng phòng thủ với nhiều tầng lớp kiên cố, trang thiết bị đầy đủ, lực lượng bảo an thường trực khoảng 400 tên.
“ Lúc đấy tư tưởng chỉ đạo của chiến dịch là “thần tốc và thần tốc hơn nữa”. Mà muốn thần tốc thì phải giữ được hành quân của các đơn vị lớn. Phải là đơn vị lớn vào thì mới nhanh chóng giải phóng Sài Gòn chứ các đơn vị nhỏ như chúng tôi thì có ý nghĩa gì. Cho nên khi biết đánh để đón quân đoàn vào thì anh em rất hào hứng, phấn khởi, không ai có phân vân suy tư gì”

Tối 25/4, khi trinh sát báo về, phân tích tình hình thực tế, đơn vị quyết định dùng hỏa lực B40, B41 tiêu diệt các hỏa điểm chủ yếu của địch, sau đó toàn lực lượng áp sát dùng thủ pháo, lựu đạn ném vào lô cốt, công sự…để nhanh chóng chiếm lĩnh. Chiều 26/4, lệnh chiến đấu được đặt ra với giờ G là 3h15 ngày 27/4. Z22 và Z23 được giao đánh chiếm giữ đầu cầu phía Bắc hướng Thủ Đức vào, trong khi D81 đặc công chiếm giữ đầu cầu hướng Sài Gòn ra. Anh em dựa theo kênh rạch dừa nước, áp sát mục tiêu và đến khoảng 2h sáng tới nơi, ém quân, chờ đến giờ là nổ pháo. Đúng giờ, chiến sỹ Nguyễn Đức Thọ triển khai bắn B40 để tiêu diệt mục tiêu và làm phát pháo lệnh:
“Bấy giờ mình được giao nhiệm vụ bắn phát B40 đầu tiên để tiêu diệt tháp canh và cũng là pháo lệnh chung. Nếu mà mình không may bị tiêu diệt, không có pháo lệnh, anh em cứ nằm đây chờ thì rồi cuối cùng khâu hợp đồng tác chiến sẽ không được theo như ý muốn. Rất may là mình cũng đã đã bắn thành công, tiêu diệt được tháp canh theo đúng yêu cầu, tạo cơ hội cho đồng đội”
Theo Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316, do địch phá cầu Sông Buông ở phía Đồng Nai khiến cho xe tăng của ta không thể di chuyển qua được dẫn đến lỡ nhịp. Khi đó, Đại tá Tư Cang (Nguyễn Văn Tàu) cùng với ban tác chiến túc trực bên máy vô tuyến để chỉ huy:
“Cầu Sông Buông anh em công binh phải làm gấp mất 2- 3 ngày để xe tăng qua. Do đó trên này phải phòng ngự. Việc này mới gây hy sinh nhiều, mất 52 đồng chí. Bởi giữ cầu bảo vệ cầu không phải là sở trường của đặc công. Sở trưởng là đánh nhanh, giải quyết chiến trường nhẹ. Thêm nữa vũ khí nhẹ, đi từ Nhơn Trạch lên khoảng hơn 60 người thôi”

Thực tế chiến trường cho thấy, do chênh lệch cả về lực lượng, vũ khí nên anh em đặc công chỉ cầm cự với địch suốt ngày 27/4. Khi thương vong quá lớn, cả đơn vị phải rút vào rừng dừa nước để chuẩn bị lực lượng tái chiếm cầu. Cả ba đơn vị đặc công hy sinh 52 đồng chí (chủ yếu là của Z22 và Z23). Đến ngày 29/4, đơn vị nhận được lệnh tiếp tục đánh chiếm cầu Rạch Chiếc, không cho quân địch phá, chờ đại quân tiến vào. Lúc này cả Z22 và Z23 còn 29 chiến sỹ tiếp tục chiến đấu được. Thời gian được chọn nổ súng là 3h15 ngày 30/4. Khi tiếp cận mục tiêu, anh em bàn nhau, đánh như vậy thì sớm quá, do còn phải giữ cầu nên thống nhất thời gian nổ súng là 5h sáng. Đúng giờ, tất cả anh em đồng loạt nổ súng. Do bị đánh bất ngờ và khoảng cách quá gần nên dù có quân số đông hơn nhiều nhưng địch nhanh chóng xuống tinh thần, chỉ bắn đáp trả chiếu lệ rồi bỏ chạy. Chiếm được cầu, quân ta nhanh chóng bố trí lực lượng để chống phản kích. Đến 7h, xe tăng Quân đoàn 2 của ta qua cầu tiến vào trung tâm Sài Gòn. Thời khắc ấy, chiến sỹ Nguyễn Đức Thọ vui mừng xen lẫn đau xót khi “anh em hy sinh quá nhiều, chưa kịp nhìn thấy giây phút hòa bình”:
“Lúc mà xe tăng đến nơi mình phấn khởi lắm, thấy đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng mà khi đoàn xe đi qua nhìn lại thấy anh em hy sinh, mình có sự hối tiếc vì anh em không kịp chứng kiến giây phút hòa bình. Mình muốn bật khóc vì nhiều người hy sinh quá”

Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316 (Lữ đoàn biệt động đặc công) nhận xét, trận Rạch Chiếc là trận đánh rất quyết liệt, quân địch tập trung lực lượng và vũ khí đông, cả trên không, dưới nước…Đây là trận đánh quyết liệt nhất của Lữ đoàn 316, kết quả là cầu Rạch Chiếc được giữ nguyên, chào đón 2 cánh quân (trong tổng số 5 cánh quân) tiến vào trung tâm Sài Gòn, góp phần cho chiến dịch nhanh chóng giành thắng lợi, giữ được gần như nguyên vẹn thành phố Sài Gòn:
“Tinh thần của bộ đội ta thì giao nhiệm vụ gì cũng phải làm tròn nhiệm vụ đó dù phải hy sinh. Ở trên giao nhiệm vụ chiếm và giữ cầu Rạch Chiếc thì phải chấp nhận hy sinh làm tròn nhiệm vụ. Chiếm thì rất lẹ nhưng giữ cầu kéo 2 – 3 ngày, anh em chiến đấu rất dũng cảm nhưng đành chấp nhận hy sinh”
Hằng năm, cứ gần đến ngày 30/4 lịch sử, những anh em còn lại của Z23, Z22 và người thân của các liệt sỹ cùng làm lễ tưởng niệm, thả hoa đăng…tưởng nhớ anh linh các chiến sỹ. 52 liệt sỹ nhưng đến nay chỉ mới tìm được 9 người, số còn lại đã hòa vào cùng với sông nước Rạch Chiếc.
Các anh mãi nằm lại đó và chứng kiến bao đổi thay ở đây. Cầu Rạch Chiếc mới hiện đại nằm trên đường Võ Nguyên Giáp (trước là Xa lộ Hà Nội) cùng các khu dân cư hiện đại cũng dần mọc lên, rồi tuyến metro số 1 hằng ngày hoạt động đi qua khu vực trên...là minh chứng cho sự đổi thay của vùng đất Rạch Chiếc của Sài Gòn-TPHCM./.
Viết bình luận