CHƠƠC LÊY  “CANEP BỒ CÂU” CR’CHĂL ZÊL ARÂP
Thứ năm, 08:02, 10/04/2025    Nguyễn Tấn Phong    Nguyễn Tấn Phong
50 c’moo k’tiêc k’ruung bơơn yêm têêm, pa zum k’tiêc  k’ruung n’đhang pr’đươi pr’dua cr’chăl zêl a râp Mỹ zr’năh xr’dô năc bhrợ ha lang cán bộ, chiến sĩ coh chiến trường Tây Nam bộ c’moo ahay ha der loom bêl moon tươc bêệ ca nep bồ câu coh đhăm k’tiêc Hậu Giang.

 

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

 

Lung Ngọc Hoàng bâc t’ngay tơơp c’xêê 4 p’răng coh ta đía oih, đac coh apêê z’rooh đac coh đâu âi căh dzợ u liêm. Nâu đoo năc Zr’lụ Zư đơc crâng k’tiêc đac nong bhưah lâh 2.800ha âng tỉnh Hậu Giang, căh muy p’ma moon năc “xooh t’viêng” âng zr’lụ clung k’ruung Cửu Long năc dzợ đhị zư đơc  bâc ơl sinh học ăt đhị c’bhuh liêm pr’hay bhlâng prang k’tiêc. coh cr’chăl zêl a râp đhăm k’tiêc bhưah ga măc n’nâu âi ting zư lêy đha nuôr, bộ đội. N’đhơ cơnh đêêc, hăt ngai năl nâu đoo công ănc đhị ca nep bồ câu dưr vaih.

Bơơn t’mooh ooy bêệ canep “bh’lô”, pa zêng ngai ga rứa coh zr’lụ đăn âng Lung Ngọc Hoàng zêng hay lâng chăp kiêng. T’cooh Hồ Văn Giới, coh vêêl Phương Thạnh, chr’val Phương Bình, chr’hoong Phụng Hiệp xay moon: “Bêl đêêc canep bồ câu n’nâu bhrợ lâng ca Mỹ, bêệ ca vêy cr’đhơợng vuông, doó buôn ra rá, chô đoọng ha pêê, hâng hơnh bhlâng. Moon pa zum bộ đội, đha nuôr coh ch’ngai, zr’lụ đăn k’pân k’đươi lươt lính chô ooy đâu ma mông, lêy bêệ canep bồ câu n’nâu câl bâc ơl chô đoọng ha ma nuih đong bhrợ pr’hêl. Bộ đội lươt z’lâh lêy năc câl xang n’năc chô tươc đơn vị, năl ngai đoọng ha đoo n’năc”.

T’cooh Nguyễn Văn Nhỏ (68 c’moo), ma mông đăn Lung Ngọc Hoàng xay moon, coh cr’chăl zêl Mỹ trôông k’tiêc, tu k’tiêc k’đhap bôh chônh, lụ laach tu cơnh đêêc Lung Ngọc Hoàng dưr vaih zr’lụ  căn cứ cách mnagj âng Huyện ủy Phụng Hiệp, Huyện ủy Long Mỹ lâng muy bơr đơn vị âng Tỉnh ủy Cần Thơ, Tiểu đoàn Tây Đô, Khu ủy Tây Nam bộ. Bâc pr’loọng đong mut ha râp công âi tơợ thành thị chô chơơc tươc Lung Ngọc Hoàng p’lơơp, ma mông đhị toor acoon z’rooh đac Long Phụng. Nâu đoo năc acoon z’rooh đac vêy tơơp tơợ chr’val Hiệp Hưng n’juối tươc chr’val Phương Bình, chr’hoong Phụ Hiệp. Moot dâng cmoo 1963, dha nuôr coh chr’hoong Long Mỹ lâng chr’hoong Phụng Hiệp âi pêch z’rooh đac n’nâu. Tu đợ ma nưih ting pâh z’zăng bâc, tu cơnh đêêc acoon z’rooh đac bhưah 3 m, lâng n’juối lâh 10km âi bhrợ xang coh cr’chăl căh mơ đanh. Bêl z’rooh bhrợ xang, zâp ngai âi quyết định pay chữ tr’nơơp coh đh’nơc âng 2 chr’hoong năc Long Phụng đoọng đơc đh’nơc ha z’rooh đac.

Tươc nâu câi, căh ngai dzợ hay ghit đh’nơc ma nưih bhrợ t’vaih đợ bêệ canep bồ câu đhị toor z’rooh Long Phụng, năc muy năl t’cooh thứ Chi-păt bhrợ bh’rợ tôc pră tu cơnh đêêc zâp ngai buôn moon t’cooh Sáu Thợ Bạc. T’cooh Nguyễn Văn Nhỏ hay cớ: “T’cooh Sáu Thợ Bạc năc c’la đong pa câl vàng  ga măc bêl ahay coh Cần Thơ, bêl chô ăt z’rooh Long Phụng căh năl râu châc bhrợ tu cơnh đêêc t’cooh pa chăp chơơih pay pr’đươi kip pr’toh âng bom pâ dâng 2 c’broo têy đoọng bhrợ canep bồ câu. Tr’nơơp t’cooh pa câl coh bha nụ muy bơr t’ngay bơr pêê bêệ, tơợ đêêc bộ đội hêê k’đơơng quân đâc câl. Moon pa zum bơơn bhrợ mơ ooy năc pa câl lưch mơ đêêc. Tu muy bêệ kíp năc đhêêng choom bhrợ muy bêệ canep a năm.  Lâh n’năc ađoo lêy kip công ta bhrợ inox Mỹ, bêệ ca công bhrợ lâng inox âng Mỹ, tu cơnh đêêc ađoo dzang bhrợ tơợ ca zêng”.

T’cooh Nguyễn Văn Nhỏ đoọng năl p’xoọng, pr’loọng đong t’cooh bêl ahay coh Rạch Cũ, chr’val Hòa An tu crêê bom đạn a rap bhrợ pa rooh tu cơnh đêêc chô đhâc ooy z’rooh Long Phụng, chr’val Phương Bình ma mông tơợ c’moo 1968. Đhị đâu, pêê cha năc năc t’cooh Hai Thiên lâng apêê coh vêêl n’lơơng năc t’cooh Hai Dũng, Chín Hải, Chín Dõng âi bơơn t’cooh Sáu Thợ Bạc pa choom đoọng bhrợ canep bồ câu. T’cooh Nhỏ công pa choom bhrợ ca nep n’nâu  tơợ bêl đêêc. Lâh 50 c’moo âi đanh, bâc apêê bhrợ canep bồ câu r’dợ căh dzợ ma mông, nâu câi năc dzợ muy t’cooh Nhỏ hơớ.

Cr’chăl zêl arâp zr’năh xr’dô, ta bhuch zâp râu tu cơnh đêêc coh zr’lụ căn cứ, truih c’lâng hành quân chơơc lêy muy pr’đươi chr’năp đoọng ha ma nưih đong, ma nưih a đay kiêng bhrợ pr’hêl căh vêy u buôn. Tu cơnh đêêc, đợ bêệ ca nep, đhr’nưưc, pa bhlâng năc bêệ canep inox vaih boọc bồ câu dưr vaih đhị toọm z’rooh đac Long Phụng âi bơơn apêê anoo bộ đội, apêê đha đhâm coh zr’lụ chăp kiêng. Zâp bêl vêy bơơn tươc đâu, apêê đoo zêng chơơc t’bơơn câl đoọng đoọng ha ca căn, ma moó lâng ch’roonh. Bâc apêê ađhi amoó, pa bhlâng năc apêê c’mọor 18, 20 c’moo zâp ngai công kiêng vêy bơơn bêệ canep n’nâu đoọng kep xoc.

Pr’căn Nguyễn Thị Me (69 c’moo) coh vêêl Phương Quới, chr’val Phương Bình, chr’hoong Phụng Hiệp truih, a đoo xooc zư đơc bâc pr’đươi c’kir “chr’năp” cr’chăl zêl arâp. Lâh apêê pr’đươi c’kir âng 3 cha năc mamiing âi lâh hy sinh bêl zêl arâp Mỹ, a đoo dzợ zư đơc liêm canep bồ câu âng muy cha năc bộ đội đoọng. Ting angăh Me, bêl đêêc đợ ngai tr’kiêng buôn đoọng canep n’nâu, tu ta bhrợ lâng inox, doó choom ra rá: “Công cơnh apêê anoo bộ đội coh Trung đoàn 1 năc công vêy muy anoo bộ đội. Apêê đoo kiêng acu, acu căh năl. Bêl ra văng đhâc ooy lơơng lươt zêl, ađoo vêy câl canep bồ câu đọong ha cu.”

Vêy căh năl mơ bâc t’ruih liêm pr’hay ooy ch’roonh zr’muông coh cr’chăl zêl a râp bêl pân đil c’mọor c’lâm chêêt coh xoc công dzợ kep canep bồ câu; coh ch’đhung adoóh bà ca, coh tr’pang têy công dzợ k’puôt canep bồ câu âng ch’roonh đoọng căh câ đợ c’mọor cr’chăl đêêc n’đhơ nâu câi âi t’cooh đhur công dzợ zư đơc liêm canep bồ câu cơnh zư đơc ooy muy cr’chăl chr’năp liêm âng apêê âi lâh chêêt bil dzợ đhâm c’mọor  tu vêêl đong, k’tiêc k’ruung ma mông…

Bêệ canep vêy booc bồ câu công pa căh ha bh’rợ ăt ma mông quân lâng đha nuôr liêm mâng, loom luônh liêm mr’cơnh coh cr’chăl zêl a râp lâng pa căh cr’noọ cr’niêng muy t’ngay vêêl đong, k’tiêc k’ruung bơơn têêm ngăn, pa zum muy ooy./.

TÌM CHIẾC “KẸP BỒ CÂU” THỜI KHÁNG CHIẾN

50 năm đất nước hòa bình, thống nhất nhưng kỷ vật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gian lao lại khiến lớp cán bộ, chiến sĩ ở chiến trường Tây Nam bộ năm xưa bồi hồi nhắc đến là chiếc kẹp bồ câu ở vùng đất Hậu Giang.

Lung Ngọc Hoàng những ngày đầu tháng 4 nắng như đổ lửa, nước ở các kênh rạch nơi đây đã xuống thấp. Đây là Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước rộng hơn 2.800ha thuộc tỉnh Hậu Giang, không chỉ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dạng độc đáo nhất cả nước. Trong kháng chiến vùng đất  rộng lớn này từng là nơi chở che người dân, bộ đội. Tuy nhiên, ít ai biết đây cũng là nơi ra đời chiếc kẹp bồ câu.

Được hỏi về chiếc kẹp tóc “huyền thoại”, hầu hết người lớn tuổi sống lâu năm ở vùng đệm của Lung Ngọc Hoàng đều nhớ và tỏ ra thích thú. Ông Hồ Văn Giới, nông dân ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp bộc bạch: “Hồi đó cây kẹp bồ câu này làm bằng cái ca Mỹ, cái ca có cái quai vuông vuông, nó không bị sét, về cho người ta người ta mừng, khoái lắm. Nói chung là bộ đội nè, rồi dân ở xứ xa, vùng ven sợ bị bắt lính về đây sống nhìn thấy cây kẹp bồ câu này để ý mới mua một mớ về tặng người quen làm kỉ niệm. Bộ đội đi ngang thấy có là mua rồi đến mấy chỗ đóng quân, quen biết đồ đó mình tặng.”

Ông Nguyễn Văn Nhỏ (68 tuổi), sống ở rìa Lung Ngọc Hoàng tâm sự, trong thời chống Mỹ cứu nước, do địa hình hiểm trở, lầy lội nên Lung Ngọc Hoàng trở thành khu căn cứ cách mạng của Huyện ủy Phụng Hiệp, Huyện ủy Long Mỹ và một số đơn vị của Tỉnh ủy Cần Thơ, Tiểu đoàn Tây Đô, Khu ủy Tây Nam bộ. Nhiều gia đình chạy giặc cũng đã từ thành thị tìm về Lung Ngọc Hoàng ẩn náu, sinh sống bên bờ con kênh Long Phụng. Đây là con kênh có điểm khởi đầu từ xã Hiệp Hưng chạy dài đến xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Vào khoảng năm 1963, người dân ở huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp đã đào con kênh này. Do số lượng người tham gia đào khá đông, nên con kênh rộng 3m và dài hơn 10km đã hoàn thành trong một thời gian ngắn. Khi kênh hoàn thành, mọi người đã quyết định lấy chữ đầu tiên trong tên của 2 huyện là Long Phụng để đặt tên cho con kênh.

Đến bây giờ, không ai nhớ rõ tên họ người làm ra những chiếc kẹp bồ câu bên bờ kênh Long Phụng, chỉ biết ông thứ Sáu làm nghề thợ bạc nên mọi người quen gọi là ông Sáu Thợ Bạc. Ông Nguyễn Văn Nhỏ nhớ lại:“Ông Sáu Thợ Bạc là chủ tiệm vàng lớn hồi trước ở Cần Thơ, khi về ở kênh Long Phụng buồn quá không có gì làm hết trơn nên ổng mới nghiên cứu lượm đồ gài kíp nổ của bom bi cỡ 2 ngón tay vầy nè mà nó có cái chéo ngang để khóa an toàn đó để chế cây kẹp bồ câu. Mới đầu ổng bán trong xóm một bữa vài ba cây, từ đó cái bộ đội mình dẫn quân đi lên xuống mua. Nói chung mần được bao nhiêu có đường dây đi ngang là mua hết trơn. Vì một cái kíp chỉ mần được một cây kẹp hà, vậy là sau đó ổng mới thấy cái kíp cũng là inox của Mỹ, cái ca cũng là inox của Mỹ thành ra ổng mới chuyển qua làm từ ca không hà”.

Ông Nguyễn Văn Nhỏ cho biết thêm, gia đình ông hồi xưa ở Rạch Cũ, xã Hòa An do bị bom đạn giặc bỏ cháy nhà hoài nên nên dọn về kênh Long Phụng, xã Phương Bình sống từ năm 1968. Tại đây, ba ông là ông Hai Thiên và những người hàng xóm khác là ông Hai Dũng, Chín Hải, Chín Dõng đã được ông Sáu Thợ Bạc truyền nghề làm kẹp bồ câu. Ông Nhỏ cũng tập tành học làm cây kẹp này từ lúc đó. Hơn 50 năm đã trôi qua, những người làm kẹp bồ câu lần lượt khuất bóng, giờ chỉ còn lại mình ông Nhỏ. 

Thời kháng chiến gian khổ, thiếu thốn trăm bề nên giữa vùng căn cứ, trên chặng đường hành quân tìm một vật ý nghĩa tặng người thân, người thương làm kỷ niệm không dễ. Chính vì vậy, những chiếc xẹt, chiếc kẹp, nhất là chiếc kẹp inox chạm hình bồ câu xinh xinh ra đời bên dòng kênh Long Phụng đã được các anh bộ đội, những chàng trai trong vùng yêu thích. Mỗi lần có dịp ghé bên dòng kênh này, họ đều tìm cho được để mang về tặng các mẹ, các chị và người yêu. Những chị phụ nữ, nhất là các cô gái ở tuổi mười tám, đôi mươi ai cũng ao ước có được chiếc kẹp này để cài lên mái tóc.

Bà Nguyễn Thị Me (69 tuổi) ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp bồi hồi kể, bà đang lưu giữ nhiều kỷ vật “vô giá” thời kháng chiến. Ngoài những kỷ vật của 3 người anh đã hy sinh thời chống Mỹ, bà còn trân trọng cất giữ chiếc kẹp bồ câu của một anh bộ đội tặng như cất giữ cho riêng mình một kỷ niệm quý giá của thời con gái. Theo bà Me, thời đó những đôi lứa yêu nhau hay tặng chiếc kẹp này, bởi nó làm bằng inox cứ sáng hoài không rỉ sét. “Cũng như mấy anh bộ đội ở Trung đoàn 1 đó thì cũng có thân một anh dữ lắm. Người ta có tình ý gì với mình không thì không biết. Khi chuẩn bị rút quân đi ảnh mới mua cây kẹp bồ câu về tặng cho cô, rồi cô xài. Có cây kẹp bồ câu rồi cô mới can ra cô thêu tại hồi đó cô thêu dữ lắm như mạng đồ cho bộ đội, rồi thêu bảng tên may vô áo, vô nón vậy đó thành ra cô có đủ giấy can. Mình can nó ra từ nhỏ, rồi mình vẽ nó bự từ từ ra. Hồi đó đâu phải làm một lần là ra được cặp bồ câu bự vậy đâu, cũng công phu lắm mới ra được”.

Có biết bao câu chuyện tình cảm động trong thời chiến khi người con gái ngã xuống trên mái tóc xanh vẫn còn cài chiếc kẹp bồ câu; trong túi áo bà ba, trong bàn tay vẫn giữ chiếc kẹp bồ câu của người yêu tặng hay những cô gái trẻ thời ấy đi qua năm tháng chiến tranh dù nay đã ở tuổi bà vẫn gói ghém cất kỹ chiếc kẹp bồ câu như giữ gìn một kỷ niệm, một ký ức đẹp về một người con trai đã ngã xuống chiến trường dâng hiến tuổi xuân cho quê hương đất nước…

Chiếc kẹp tóc có chạm khắc hình chim bồ cũng minh chứng cho tình quân dân gắn bó, tình yêu thủy chung son sắt trong thời chiến và thể hiện niềm khát khao, mơ ước một ngày quê hương, đất nước được hòa bình, thống nhất./.

   Nguyễn Tấn Phong

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online