

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế, kỹ thuật Quảng Nam c’moo 2014, amoó Tơ Ngôn Thị Đến chô ooy đong chr’val Tr’hy, chr’hoong Tây Giang lâng pr’đoọng bơơn bhrợ cán bộ Tuyên giáo không chuyên trách chr’val. Lâng rau pa zay bhrợ têng cung cơnh đa đâh âng pr’chấc p’niên, t’tun đêêc năc amoó bơơn tín nhiệm bầu bhrợ Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Pân đil chr’val.

Lêy pr’đơợ pleng k’tiếc đhị vel đong liêm choom đoọng choh bhrợ zập rau chr’noh, a pul, amoó Đến p’loon choh bhrợ đhị x’rịa tuần đoọng pa dưr tr’mông ha pr’loọng đong. Tơợ chấc năl, amoó lêy zập chr’noh âng đhanuôr choh bhrợ cơnh a tuông, a băng, quế, sâm… vêy bấc apêê đăh xuôi kiêng câl, ha dợ bêl đhanuôr pa câl năc apêê đăh xuôi đấc câl pa xiêr chr’năp. Tu cơnh đêêc, amoó quyết định zooi đhanuôr k’rong câl đợ bh’nơơn chr’noh đoọng pa câl cớ ha pêê tơợ thành phố Đà Nẵng, Tam Kỳ.

Amoó Tơ Ngôn Thị Đến đoọng năl, tơợ c’rơ pa zay bhrợ têng cha, tr’câl tr’bhlêy, diic điêl amoó nắc ơy k’rong zên câl muy bêệ xe bán tải đoọng âng đơơng hàng hóa liêm buôn. C’moo 2019, amoó căh dzợ bhrợ đhị UBND chr’val Tr’hy nắc k’rong lưch c’rơ ha bhiệc kinh doanh. Lâh mơ zên chấc k’rong k’bơch, amoó vặ pa xoọng 70 ức đồng tơợ Ngân hàng chính sách xã hội Tây Giang đoọng t’bhưah zr’lụ tr’câl tr’bhlêy lâng băn a’ọc, zêệ a lắc.

Căh pa đhêy đhị đêêc, c’moo 2022, diic điêl amoó Đến nắc k’rong âh 1 tỷ đồng bhrợ đong ặt đhêy ha t’mooi đhị trung tâm chr’val Tr’hy. Đong ặt đhêy âng amoó căh muy đoọng apêê ặt bêch nắc dzợ đhị âm cha, giao lưu, chấc năl văn hóa Cơ Tu. Đươi tơợ đêêc, kinh tế pr’loọng amoó z’zăng lâh. Amoó Đến moon, c’moo dănđâu, pr’loọng đong đay vêy thu nhập mơ 300 ức đồng zập c’moo tơợ zập bh’rợ kinh tế nâu: “Đhanuôr choh bấc rau chr’noh chr’bêệt a yêm, sạch ha dợ căh đhị pa câl tệêm ngăn. Kiêng kinh doanh nắc a cu k’rong c’câl lâng b’băn. Vêy đoo cr’chăl cu băn 60-70 p’nong a’ọc. Hâng bhlầng nắc cr’noọ bh’rợ cu bhrợ liêm choom. Acu rơơm coh t’tun t’bhưah lâh mơ dzợ cr’noọ bh’rợ xoọc bhrợ”.

Amoó Hôih Thị Đếp, Bí thư Đoàn chr’val Tr’hy xay moon: amoó Tơ Ngôn Thị Đến năc ma nuyh tr’haanh, choom bhrợ cha, ađoo pân pa chăp pân bhrợ, z’lâh k’đhap k’ra. Đhr’năng bhrợ cha âng diic điêl amoó Đến nắc rau hâng hơnh âng zr’lụ k’tiếc Tr’hy, Tây Giang, lâh mơ dzợ nắc pr’đơợ đoọng ha pr’chấc đha đhâm c’mor pa zay ting bhrợ, pa dưr ca van coh vel đong đay. “Amoó Tơ Ngôn Thị Đến năc ma nuyh bhrợ cha choom đhị chr’val Tr’hy. Bh’nơơn bh’rợ âng ađoo ơy bơơn năc pr’đơợ đoọng ha đha đhâm c’mor lơơng ting lêy bhrợ, pa dưr ca van coh đhăm k’tiếc âng vel đong đay. Tơợ cr’noọ bh’rợ âng amoó Đến, bấc đoàn viên đhị chr’val Tr’hy pa choom bhrợ lâng vêy pa chô bh’nơơn. Năc cơnh pr’zơc Coor Kim vel Abaanh 1 ơy bhrợ quán tạp hóa, căh cợ cr’noọ bh’rợ băn a đha, xiêm cung vêy pa chô bh’nơơn tệêm ngăn đoọng ha đha đhâm c’mor”.

T’vaih pr’đơợ đoọng ha đha đhâm c’mor bhrợ cha đhị vel đong, cr’chăl hay, Huyện đoàn Tây Giang ơy k’đhơợng đăh xa nay vặ zên, zooi apêê pr’zơc bơơn vặ zên tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội đoọng bhrợ cha, pa dưr pr’ặt tr’mông. Ting cơnh anoo Arâl Hoàng, Bí thư Huyện Đoàn Tây Giang, pazêng đợ zên đoọng vặ tơợ a hay đăh Đoàn nắc lâh 70 tỷ đồng lâng lâh 1.100 pr’loọng vặ. Đh’rưah lâng zooi đha đhâm c’mor vặ zên t’đui đoọng, Huyện Đoàn dzợ pa zưm bhrợ bấc g’luh pa choom đoọng ha đha đhâm c’mor cơnh bhrợ cha, đươi bhrợ cơnh kỹ thuật liêm t’mêê đhị bhrợ têng băn, rơơi.

Tơợ đêêc, bấc đha đhâm c’mor cơnh amoó Tơ Ngôn Thị Đến ơy choom bhrợ cha, z’lâh đha rựt lâng pa dưr ca van coh vel đong đay. Anoo Arâl Hoàng đoọng năl: “Azi cher m’ma bh’năn, chr’noh đoọng ha đoàn viên đha rựt. Zập đoàn viên bơơn zooi lâh 100 tơơm m’ma, bh’năn băn. Pr’loọng đha đhâm, c’mor n’đoo vêy k’tiếc nắc a zi zooi pa xoọng m’ma chr’noh, bh’năn băn. Lâng c’rơ pa zay bhrợ têng cha, bhrợ cơnh liêm t’mêê, đha đhâm c’mor coh da ding ca coong zêng choom bhrợ cha, pa dưr ca van đhị vel đong đay, chroi k’rong pa dưr vel bhươl ha dưr lâh mơ”./.
TƠ NGÔN THỊ ĐẾN - ĐIỂN HÌNH THANH NIÊN CƠ TU LÀM KINH TẾ GIỎI
Nhờ năng động, nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh, từ 2 bàn tay trắng, chị Tơ Ngôn Thị Đến ở thôn A Baanh 1, xã Tr’hy, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã gầy dựng và phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, cho thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng. Chị trở thành tấm gương tiêu biểu của thế hệ thanh niên dân tộc thiểu số dám mơ ước, dám hành động và không ngại vượt khó để các bạn trẻ học hỏi, noi theo.

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật Quảng Nam năm 2014, chị Tơ Ngôn Thị Đến trở về quê nhà ở xã Tr’hy, huyện Tây Giang và may mắn tìm được vị trí cán bộ Tuyên giáo không chuyên trách xã. Với sự nhiệt huyết và năng động của tuổi trẻ, chị Đến được bà con tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội LHPN xã chỉ vài năm sau đó.

Nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương rất thích hợp trồng các loại cây dược liệu và rau củ, chị Đến tranh thủ ngày cuối tuần tăng gia, sản xuất để phục vụ gia đình và bán kiếm thêm thu nhập. Qua tìm hiểu, chị thấy các loại nông sản của địa phương như đậu, măng, quế, sâm… rất được người dân dưới xuôi ưa chuộng nhưng khi bà con bán lại thường bị thương lái ép giá. Vì thế, chị quyết định hỗ trợ bà con thu mua nông sản đưa về bán tại các thành phố lớn, như lớn Đà Nẵng, Tam Kỳ. Chị Tơ Ngôn Thị Đến cho biết, sau một thời gian nỗ lực vừa sản xuất, vừa kinh doanh, vợ, chồng chị đã góp đủ tiền mua chiếc xe bán tải vận chuyển hàng hóa. Năm 2019, chị nghỉ việc ở UBND xã Tr’hy để tập trung vào việc kinh doanh. Ngoài vốn tích cóp được, chị vay thêm 70 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH Tây Giang để đầu tư mở quầy tạp hóa và nuôi heo, nấu rượu. Không dừng lại ở đó, năm 2022, vợ chồng chị Đến tiếp tục đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng nhà nghỉ tại trung tâm xã Tr’Hy.

Nhà nghỉ của chị không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú, mà còn tổ chức các bữa ăn truyền thống và tạo không gian để du khách giao lưu, trải nghiệm văn hóa Cơ Tu. Nhờ đó, kinh tế gia đình chị ngày càng khấm khá. Chị Đến khoe, mấy năm gần đây, gia đình chị thu nhập bình quân khoảng 300 triệu đồng từ các mô hình kinh tế này: “Bà con mình trồng rất nhiều nông sản sạch nhưng chưa có đầu ra ổn định, giá bấp bênh. Thích kinh doanh nên tôi thử sức với lĩnh vực này, kết hợp chăn nuôi nữa. Có năm gia đình nuôi tới 60 - 70 con heo trong chuồng để phát triển kinh tế. Mừng là các mô hình phát triển tốt, có nguồn thu nhập cũng khá nên gia đình tiếp tục đầu tư, mở rộng nhiều mặt hàng kinh doanh. Mừng nhất là giúp được bà con mình có nơi bán nông sản ổn định giá cả, gia đình cũng có thu nhập ổn định cuộc sống”.

Chị Hôih Thị Đếp, Bí thư Đoàn xã Tr’Hy nhận xét: chị Tơ Ngôn Thị Đến là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ thanh niên người dân tộc thiểu số dám mơ ước, dám hành động và không ngại vượt khó. Câu chuyện khởi nghiệp của vợ chồng chị Đến không chỉ là niềm tự hào của vùng đất Tr’Hy – Tây Giang, mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những người trẻ đang nỗ lực lập thân, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. “Tơ Ngôn Thị Đến là hình ảnh thanh niên tiêu biểu của xã Tr’Hy. Thành công của chị là nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ vùng cao lập thân, lập nghiệp tại chính quê hương mình. Từ mô hình kinh tế của chị Đến, nhiều đoàn viên tại xã Tr’Hy học hỏi và phát triển kinh tế hiệu quả. Tiêu biểu như bạn Coor Kim ở thôn AbaanhI đã mở quán tạp hóa, hay các mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi vịt xiêm cũng đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều thanh niên”.

Tạo điều kiện cho thanh niên lập thân, lập nghiệp tại quê nhà, thời gian qua, Huyện đoàn Tây Giang đã đứng ra tín chấp, giúp các bạn trẻ tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội để khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo anh Arâl Hoàng, Bí thư huyện Đoàn Tây Giang, tổng dư nợ thông qua tổ chức Đoàn đến thời điểm này đã hơn 70 tỷ đồng với trên 1.100 hộ vay.

Cùng với hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay ưu đãi, Huyện đoàn còn phối hợp tổ chức nhiều khóa tập huấn về khởi nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sinh kế, giống cây trồng, vật nuôi cho các bạn trẻ. Qua đó, không ít thanh niên như Tơ Ngôn Thị Đến đã khởi nghiệp thành công, vươn lên thoát nghèo và làm giàu ngay trên quê hương. Anh Arâl Hoàng cho biết: “Chúng tôi trao sinh kế cho Đoàn viên thanh niên nghèo. Mỗi đoàn viên được hỗ trợ trên 100 cây giống. Hộ thanh niên có nhiều đất, chúng tôi hỗ trợ cây, con giống. Với quyết tâm, ý chí và sự sáng tạo, thanh niên vùng cao hoàn toàn có thể làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi diện mạo quê hương và viết nên câu chuyện thành công từ nơi gian khó.”.
Viết bình luận