CỰU CHIẾN BINH PHẠM NGỌC SƠN PA DƯR CHR’NĂP CHIẾN SĨ TRƯỜNG SƠN C’MOO HAY
Thứ sáu, 09:33, 23/08/2024          Văn Hải- Lê Phương          Văn Hải- Lê Phương
Z’lâh bom đạn chiến tranh đhị chiến trường Quảng Trị c’moo 1972, Cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn, 70 c’moo ặt đhị chr’val Phú Châu, chr’hoong Đông Hưng, tỉnh Thái Bình chăp  bhlầng cr’ặt ma mông coh hòa bình t’ngay đâu.

 

T’cooh đhur lâng nắc thương binh 2/4 (bhrêy 62%) ha dợ CCB Phạm Ngọc Sơn dzợ pa zay pa bhrợ, pa dưr kinh tế pr’loọng đong. Pa bhlầng nắc t’cooh đơc đợ zên ơy bơơn zooi đoọng đồng đội lưm tr’mung k’đhap zr’năh lâh lâng hay tước pazêng đồng đội ơy lâh c’lâm bil.

 

 

Hân noo cha noọng c’moo 1972, bêl đhêệng 18 c’moo, đha đhâm Phạm Ngọc Sơn ặt đhị chr’val Phú Châu, chr’hoong Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nắc tình nguyện lướt bộ đội, vaih chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Muy chu đh’rưah âng k’bhuh xe âng đơn vị đơơng hàng hóa moọt chiến trường, crêê bhuông păr a rọp bơơn lêy, pa hư, xe âng manuyh lính Phạm Ngọc Sơn k’đơơng k’bhuh xe crêê bom rooh cat zêng. Oih rọ lưch cabin ha dợ cr’noọ âng ma nuyh lính Phạm Ngọc Sơn doọ k’pân. Cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn hay cớ: “Acu k’đhơợng k’bhuh 42 xe ra văng đoọng ha chiến dịch pruh tước thành cổ Quảng Trị. Bêl xe rooh, a cu pa chăp xơợng ha dang cu chêệt, xe năc dzợ coh mặt c’lâng nắc k’bhuh xe coh họong crêê ta panh. Xọoc đêêc, xe lưch u rooh, nắc a cu pr’chăp xơợng nắc đơc muy c’la cu chêệt đoọng trôông dấc apêê đồng đội lâng xe hàng. Tu cơnh đêêc nắc a cu pa tệêm loom lâng pa đhiêr xe coh t’huung. Tước taluy, a cu ch’plọong ha dợ xe ha tộ dưp t’huung, k’bhuh a rọp nắc t’pun xe rooh âng cu, a cu ơy k’đơơng a rọp ting c’lâng lalay đoọng trôông 41 bêệ xe lâng đồng đội mơ dzợ bơơn tệêm ngăn. Acu ặt pa dưah mơ 20 t’ngay, băng bhrêy ơy dưah, nắc a cu zươc tơợ đơn vị lướt chiến đấu cớ”.

Tơợ lâh bhrêy năc đoo, h’tụ ngân prang a chắc, đồng đội đơc t’cooh lâng đh’nơc “Sơn cháy”. Nâu nắc cung rau căh choom ha vil, ta luôn pa hay cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn t’hước chô ooy pazêng ma nuyh lính c’moo hay lâng pazêng bh’rợ ta nih liêm cơnh lâng đồng đội.

Tơợ bấc c’moo chô đăh bộ đội đhêy hưu coh vel đong ha dợ t’cooh Phạm Ngọc Sơn dzợ bhrợ kinh tế. C’moo 1996, t’cooh Phạm Ngọc Sơn bhrợ Xí nghiệp vận tải 27/7 Đông Hưng đọong zooi apêê thương binh lưm tr’mung k’đhap k’ra bơơn ting pâh bhrợ têng, pa chô thu nhập. T’cooh dzợ đơc m’bứi zên đoọng k’rang đồng đội lâng zooi pazêng cựu chiến binh lưm tr’mung k’đhap đha rựt. P’căn Ngô Thị Lợi, ặt đhị chr’val Phú Châu nắc 1 coh 3 pr’loọng cựu chiến sỹ Trường Sơn bơơn CCB Phạm Ngọc Sơn zooi choh đong ặt liêm loom đoọng năl: “Đong ặt âng cu choh đanh 30 c’moo ơy, nâu năc u hư ặ. Bơơn rau zooi âng a va Sơn, k’đươi tơợ apêê CCB lơơng zooi đoọng acu vêy đong ặt t’mêê nâu”.

Zập c’moo, bêl Tết nắc CCB Phạm Ngọc Sơn zêng ra văng k’ha riêng hun pr’hêl đoọng cher apêê pr’loọng chính sách, pr’loọng đha rựt lâng đồng đội âng đay. CCB Phạm Ngọc Sơn ta luôn pa hay coh loom đay nắc pa dưr c’rơ chr’năp bộ đội Ava Hồ, ặt ma mông ta nih liêm glặp lâng rau chêệt bil âng đồng đội. “Trực tiếp ting chiến đấu, lêy đồng đội đay chêệt bil, bhrêy tăh nắc vêy bơơn lêy ghit apêê chiến sĩ ơy n’toh a ham cr’hấu mơ ooy. C’la cu cung bhrêy, ha dợ pr’đoọng dzợ ma mông năc cung đươi vêy đồng đội. Bêl bơơn zooi đồng đội, tước lưm apêê, lêy apêê c’rơ liêm nắc coh loom cu hâng pa bhlầng. Dzợ vêy c’rơ nắc dzợ pa zay bhrợ têng, đui cơnh Chủ tịch HCM ơy moon: thương binh bhrêy ha dợ doọ choom ta lơi”.

K’rang pr’ặt tr’mông lâng p’lêê da dul ta nih liêm, CCB Phạm Ngọc Sơn ơy lâng xoọc moon ghit chr’năp k’er da dô, tr’zooi tr’đoọng lâng pazêng bhiệc bhrợ ta nih liêm. T’cooh Phạm Ngọc Sơn nắc manuyh tr’haanh bhlầng coh học tập lâng bhrợ têng cơnh pr’ặt bh’rợ Chủ tịch Hồ Chí Minh đhị vel đong. “Đhơ bhrêy tăh ha dợ t’cooh Phạm Ngọc Sơn ta luôn ting pâh zập bh’rợ xã hội, bh’rợ liêm loom. T’cooh nắc ma nuyh ơy pa zay coh pr’ặt tr’mông liêm choom, tệêm ngăn kinh tế pr’loọng đong. Đươi cơnh đêêc, t’cooh vêy pr’đơợ zooi đồng đội lưm k’đhap k’ra lâng pazêng đhanuôr k’đhap đha rựt đhị  vel đong”.

CCB Phạm Ngọc Sơn ta luôn k’noọ, mơ dzợ c’rơ, dzợ choom l’lướt, dzợ vêy kinh tế nắc t’cooh dzợ bhrợ zập bh’rợ liêm loom cơnh xoọc đâu, đoọng hay tước c’rơ g’lêêh, chêệt bil âng pazêng ma nuyh ơy c’lâm bil coh chiến trường lâng tr’pac rau ca ay ca naanh âng ma nuyh dzợ ma mông. Lâng pazêng chroi k’rong đoọng ha đồng đội, t’cooh Phạm Ngọc Sơn ơy bơơn đớp Bằng khen âng Chủ tịch nước, Bộ Lao động – Thương binh lâng Xã hội âng zập cấp chính quyền vel đong cher đoọng./.

Cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn: Phát huy phẩm chất chiến sĩ Trường Sơn năm xưa

Trải qua mưa bom bão đạn, vào sinh ra tử tại chiến trường Quảng Trị năm 1972, cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn, 70 tuổi ở xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, trân trọng từng phút giây của cuộc sống hòa bình ngày nay. Tuổi cao lại là thương binh 2/4 (thương tật 62%) nhưng cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn vẫn hăng say lao động, phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt, ông đã dành phần lớn số tiền kiếm được để hỗ trợ đồng đội hoàn cảnh khó khăn và tri ân những đồng đội đã ngã xuống.

Mùa hè năm 1972, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng trai Phạm Ngọc Sơn ở xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, tình nguyện khoác ba lô lên đường nhập ngũ và trở thành chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong một lần cùng đoàn xe của đơn vị vận chuyển hàng hóa vào chiến trường, bị máy bay địch phát hiện đánh phá, xe của người lính trẻ Phạm Ngọc Sơn dẫn đầu đoàn xe bị trúng bom bốc cháy. Lửa bao trùm cabin nhưng ý chí của người lính trẻ Phạm Ngọc Sơn không hề nao núng. Cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn nhớ lại: “Tôi dẫn đầu đoàn 42 chiếc xe tiếp tế, chuẩn bị cho chiến dịch đánh thành cổ Quảng Trị. Khi xe bị cháy, tôi nghĩ rằng nếu tôi hy sinh, xe vẫn trên mặt đường thì đoàn xe phía sau cũng sẽ bị tiêu diệt. Khi đó người đã bị cháy, tôi xác định 1 mình sẽ hy sinh để cứu các đồng đội và xe hàng. Do đó, tôi bình tĩnh cho xe vượt dốc rồi để xe lao xuống vực. Đến taluy, tôi nhảy ra, còn xe lao xuống vực, máy bay địch tập trung hỏa lực theo xe cháy của tôi, tôi đã đánh lạc hướng được và giúp 41 xe và đồng đội còn lại được an toàn. Tôi nằm điều trị khoảng hơn 20 ngày, vết thương lành, tôi lại xin đơn vị tiếp tục phục vụ chiến đấu”.

Sau lần bị thương, bỏng nặng khắp người, đồng đội gọi ông là “Sơn cháy”. Đây cũng là kỷ niệm khó quên, luôn nhắc nhớ cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn hướng về những người lính năm xưa với những hoạt động nghĩa tình đồng đội.

Sau nhiều năm dời quân ngũ về nghỉ hưu tại quê nhà nhưng ông Phạm Ngọc Sơn vẫn làm kinh tế. Năm 1996, ông Phạm Ngọc Sơn mở Xí nghiệp vận tải 27/7 Đông Hưng để hỗ trợ các thương binh hoàn cảnh khó khăn có phương tiện tham gia sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình. Ông còn dành 1 phần thu nhập đáng kể để tri ân đồng đội và hỗ trợ những cựu chiến binh hoàn cảnh khó khăn. Bà Ngô Thị Lợi ở xã Phú Châu là 1 trong số 3 gia đình cựu chiến sỹ Trường Sơn được cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho biết: “Nhà cũ của tôi xây cách đây hơn 30 năm, nay đã xuống cấp, dột nát. Được sự giúp đỡ của bác Sơn, vận động các cựu chiến binh khác giúp đỡ để tôi có được căn nhà mới”.

Vào dịp Tết cổ truyền hằng năm, cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn đều chuẩn bị hàng trăm suất quà để tặng các gia đình chính sách, hộ nghèo và đồng đội cũ. Cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn luôn nhắc nhở mình phải luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, sống xứng đáng với sự hy sinh của đồng đội. “Trực tiếp tham gia chiến đấu, thấy đồng đội mình hy sinh, bị thương thì mới thấy được các chiến sĩ đã phải đổ biết bao xương máu như thế nào. Bản thân tôi cũng bị thương, nhưng vẫn còn may mắn hơn đồng đội khi được trở về, được sống như ngày nay cũng là nhờ ơn của các đồng đội. Khi giúp được đồng đội, đến thăm thấy đồng đội vui vẻ, khỏe mạnh thì tôi cảm thấy vui lắm. Còn sức khỏe thì còn tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: thương binh tàn nhưng không phế”.

Tri ân cuộc đời bằng trái tim nồng hậu và giàu lòng nhân ái, cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn đã và đang khẳng định tinh thần tương thân tương ái bằng những hoạt động thiết thực và ý nghĩa. Ông Phạm Thanh Hà, Bí thư Đảng ủy xã Phú Châu cho biết, cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh tại địa phương. “Dù mang thương tật nhưng ông Phạm Ngọc Sơn luôn tham gia tích cực các hoạt động xã hội, tình nghĩa. Ông là người có tinh thần tự vươn lên trong cuộc sống, đảm bảo kinh tế, đời sống gia đình. Nhờ vậy, ông có điều kiện để giúp đỡ đồng đội hoàn cảnh khó khăn và cả những người dân khó khăn tại địa phương”. 

Cựu chiến binh Phạm Ngọc Sơn luôn tâm niệm, chừng nào còn sức khỏe, còn đi được, còn khả năng kinh tế thì ông vẫn tiếp tục tri ân công lao, sự hy sinh của những người đã nằm lại chiến trường và xoa dịu nỗi đau của những người ở lại. Với những đóng góp cho đồng đội và xã hội, ông Phạm Ngọc Sơn đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và của các cấp chính quyền địa phương trao tặng./.

         Văn Hải- Lê Phương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC