Đợ t’ngay t’mêê ta bhrợ t’vaih, đong pa bhrợ năc đhị căn cứ cách mạng Nước Xa, chr’val Trà Dơn, chr’hoong Trà My, tỉnh Quảng Nam. Apêê phóng viên vêy Tổng cục Chính trị đoọng tơợ Báo Quân đội nhân dân, Trường báo chí Trung ương lâng vêy Quân khu 5 đoọng muy bơr cộng tác viên coh pazêng đơn vị trực thuộc chô. Quân số zập bêl năc 28 cán bộ, phóng viên.
Vêy ta bhrợ t’vaih coh m’pâng crâng k’coong chiến khu lâng bấc râu zr’năh k’đhap, lâng râu k’đhơợng xay, p’too pa choom âng Đảng uỷ- Bộ Tư lệnh lâng Cục Chính trị Quân khu 5, apêê cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Quân giải phóng Trung Trung Bộ n’jưah k’đhơợng súng n’jưah k’đhơợng toong xrặ, ta luôn xay bhrợ liêm xang bh’rợ tr’nêng vêy ta pazao đoọng. Cơ quan vêy Nhà nước cher đoọng ch’ner Huân chương Chiến công giải phóng Hạng nhất, Hạng nhì; bấc cha năc manuyh vêy cấp m’piing haanh deh, cher đoọng ch’ner.
Đoo bêl căh vêy apêê giáo liên k’đơơng c’lâng, đợ apêê xrặ báo – chiến sĩ ma chêêc c’lâng tước ooy pazêng đơn vị đoọng pa bhrợ. Apêê tỉnh ch’ngai cơnh Khánh Hoà, Đắk Lắk năc lướt k’nặ muy c’xêê năc vêy tước, ha dang lum bêl vaih đhí boo, tuh bhlong, căh cậ crêê arọp pruuh năc đanh lâh mơ. Lướt ch’ngai cơnh đêêc năc zập ngai đhiệp bơơn tiểu chuẩn cha cha coh c’lâng lướt căh lâh 10 lon ch’neh lâng m’bứi apur, abhoo, bhooh, ha dang ta bhúch năc ma chêêc nhăn coh c’lâng lướt.
Xay bhrợ cơnh p’too moon âng cấp m’piing lâng xang cr’chăl bhrợ bh’rợ ra văng, t’ngay 19/8/1964 đhalum bêl haanh deh Cách mạng c’xêê T’cool lâng Quốc khánh 2/9, số báo tr’nơớp âng Quân Giải phóng Trung Trung Bộ (QGPTTB) năc xuất bản, xay moon muy cr’clặ chr’năp coh pr’ắt tr’mông tinh thần âng quân lâng đhanuôr Khu 5.
Vêy mặt đhị zr’lụ pa bhlâng k’rơ bh’rợ zâl arọp abhuy, apêê xrặ báo – chiến sĩ ơy xrặ đớc la lua pa bhlâng, bấc cơnh đợ chiến công ga mắc âng quân lâng đhanuôr hêê. Vêy đợ xa nay, phóng viên ắt xrặ đhị hầm bêl arọp dzợ penh n’đăh tôh. Lâng râu grơơ nhool, đa đơơh, apêê anoo ơy tước ooy zâl arọp abhuy, xrặ đớc đợ bh’rợ tr’nêng la lua pa bhlâng năc ha bil bom cha răh xoọc ta penh coh toor đay. Tơợ pazêng số báo tr’nơơp tước t’ngay 2/9/1975, Báo QGPTTB ơy xrặ bhrợ 286 số, đơơng đoọng tước ooy cấp đại đội, huyện đội lâng pazêng cơ quan, đơn vị coh prang Quân khu 5.
Bấc cán bộ, phóng viên năc lâh chêệt bil đhị chiến trường, apêê n’năc năc đợ đồng chí: Hồ Hoàng Đỡ (lâh chêệt bil đhị zr’lụ đông, Phù Mỹ, Bình Định), Phan Đình Côn (chêệt bil coh g’luh zâl arọp abhuy đhị Chi khu vel đong Minh Long, Quảng Ngãi), Lê Văn Luyện (chêệt bil đhị C’lâng 16 Quảng Nam), Nguyễn Thiện Tơ (lâh chêệt bil coh Thượng Đức, Quảng Nam), Phạm Quang Dụ (chêệt bil đhị An Lão), Bình Định) lâng bấc phóng viên n’lơơng crêê bhrêy tăh coh pazêng g’luh zâl arọp abhuy lâng arọp abhuy.
Coh pazêng bh’rợ tr’lum năc Cục Chính trị Quân khu 5 bhrợ têng đhalum bêl haanh deh T’ngay báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), pazêng cán bộ, phóng viên Báo QGPTTB ơy xay truih: Đoọng loon đơơh xay moon đợ chiến công ga mắc chr’năp coh prang chiến trường đoọng ha quân lâng đhanuôr hêê pa dưr k’rơ râu t’bhlâng zâl Mỹ lâng zươi Mỹ, Coh đong pa bhrợ năc ơy pazum đh’rưah nhâm mâng lâng Đong in Quân khu 5, t’đui in báo đơơh loon đơơng đoọng tước ooy pazêng đơn vị. Zập c’xêê 2 hân noo, đợ ga măc âng báo năc 25x38cm, muy số vêy 8 ta la, in pr’họm tăm bhoọc; đợ số chr’năp vêy tơợ vêy 12- 16 trang, in 3 cơnh pr’họm. Xoọc đêêc báo vêy ta bhrợ lâng bh’rợ in chì, ảnh kẽm, đanh pa bhlâng, g’lêêh c’rơ. Tước mơ ooy năc xrặ mơ đêếc, phóng viên xrặ xang, k’dua apêê cơ yếu âng đơn vị đơơng đoọng ooy đong pa bhrợ căh cậ pa gơi k’dua cán bộ chô ooy Quân khu họp. Cha nụp năc pa gơi cr’puôl phim chô đoọng đơơng đoọng ha đong in Khủ uỷ bhrợ pa liêm.
Căh k’pân bấc ơl bom cha răh, bấc apêê xrặ báo – chiến sĩ lâh chêệt bil coh c’lâng lướt pa bhrợ. Xoọc đêếc phóng viên Lê Văn Luyện bhui har bhlâng bêl vêy ta k’dua tước ooy Sư đoàn 2 xoọc zâl arọp abhuy n’đăh mặt t’ngay lơớp tỉnh Quảng Nam. Bêl k’nặ lướt anoo xay moon: “Bơr pêê t’ngay n’nâu cơ quan hêê căh bơơn cha cha k’bhộ. Xang g’luh công tác n’nâu, acu năc t’bhlâng ta bơơn muy bơr râu chr’na đha năh đoọng ha đong pa bhrợ âng hêê cha đăh”. Căh k’noọ năc đoo năc g’luh lướt pa bhrợ x’rịa, anoo lâh chêệt bil coh C’lâng 16 tu crêê bom B52, tước nâu cơy năc căh ơy bơơn lêy n’hang.
Năc muy coh muy zệt phóng viên bơơn học coh Trường báo chí Trung ương đoọng ooy đong bhrợ báo, phóng viên Phạm Quang Dụ vêy ta k’dua bhrợ bh’rợ bha lâng coh đong. Đoọng ra văng ha pazêng g’luh zâl arọp bha lâng, x’rịa c’moo 1974, anoo vêy ta k’dua lươt pa bhrợ đhị Sư đoàn 3 coh tỉnh Bình Định. Anoo lướt mơ t’pâl t’ngay năc xơợng đài BBC xay moon lính biệt kích t’mêê bơơn coóp muy phóng viên báo coh chr’hoong An Lão. Zập ngai coh đong bhrợ báo k’rang ắt tợt căh têệm. Hân đhơ cơnh đêếc, coh cr’chăl t’tun căh bơơn xơợng đài arọp xay moon râu rị. Coh t’tun xa nay âng ahêê xay moon, anoo Dụ tước ooy An Toàn (An Lão) năc vêy muy giao liên k’đơơng c’lâng, coh m’pâng c’lâng năc crêê arọp đương goon. Bơr anhi đoo t’bhlâng zâl arọp abhuy lâng lâh chêệt bil.
C’bhuh arọp đươi ooy may cha nụp, súng ếp lâng bha ar bha tơ năc apêê n’năl năc phóng viên. Tước ooy c’xêê c’moo giải phóng, đhanuôr ơy chêêc lêy lâng chô đơơng n’hang ooy ping xal lâng căh xrặ ghít đhơ nớc. Tu xrặ lâh bil tíc năc coh 15 c’moo t’tun, đươi vêy t’bhlâng prá xay k’rơ bấc n’đăh, anoo Dụ năc vêy ta moon năc liệt sĩ. Cục Chính trị Quân khu 5 ơy bhrợ 4 chu chêêc lêy n’hang âng anoo năc căh bơơn lêy.
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn – bêl ahay bhrợ Cục trưởng Cục Chinh trị Quân khu 5, bêl ahay bhrợ Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) xay moon: “Coh cxêê c’moo chiến tranh zr’năh xr’dô, chêệt bil âng c’xêê c’moo zâl Mỹ, Báo QGPTTB ta luôn tr’pác manuyh, ắt coh cơ sở, ắt coh chiến trường, đơơh loon tước ooy zr’lụ chr’năp bhlâng. Đợ bha ar xrặ báo chí ơy xay truih ghít bhlâng pr’ắt tr’mông, zâl arọp abhuy, bh’rợ tr’nêng âng apêê vũ trang, bhrợ bấc cơnh pr’ắt tr’mông văn hoá tinh thần, pa dưr râu mâng loom đoọng ha cán bộ, chiến sĩ tước ooy bh’rợ zâl arọp abhuy năc bơơn thắng lợi ga mắc chr’năp”./.
Những nhà báo - chiến sĩ thời chống Mỹ
Báo Quân khu 5 tiền thân là Báo Quân Giải phóng Trung Trung Bộ (trực thuộc Cục Chính trị Quân khu 5) ra đời vào giữa năm 1964. Trong thời chiến, những tác tác phẩm báo chí nóng hổi không khí chiến trường của các nhà báo - chiến sĩ đã góp phần thắp sáng niềm tin, sức mạnh của quân và dân khu 5 trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Những ngày mới thành lập, tòa soạn đứng chân tại căn cứ cách mạng Nước Xa, xã Trà Dơn, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. Lực lượng phóng viên được Tổng cục Chính trị điều tăng cường từ Báo Quân đội nhân dân, Trường báo chí Trung ương và được Quân khu 5 điều một số cộng tác viên ở các đơn vị trực thuộc về. Quân số lúc cao nhất là 28 cán bộ, phóng viên.
Ra đời giữa núi rừng chiến khu với muôn vàn khó khăn, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh và Cục Chính trị Quân khu 5, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo QGPTTB vừa cầm súng vừa cầm bút, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cơ quan được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng Hạng nhất, Hạng nhì; nhiều cá nhân được cấp trên biểu dương, khen thưởng.
Lúc không có giao liên dẫn đường, những nhà báo - chiến sĩ tự tìm đường đến các đơn vị để liên hệ công tác. Các tỉnh ở xa như Khánh Hòa, Đắk Lắk phải đi gần một tháng trời mới đến nơi, nếu gặp mưa lũ hay địch càn thì còn lâu hơn. Đi xa như vậy nhưng mỗi người chỉ nhận tiêu chuẩn ăn đường không quá 10 lon gạo và một ít sắn khô, bắp, muối, còn thiếu phải tự tìm nguồn tiếp tế trên đường.
Thực hiện chỉ đạo của cấp trên và sau thời gian làm công tác chuẩn bị, ngày 19/8/1964 nhân kỷ niệm 19 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, số báo đầu tiên của Quân Giải phóng Trung Trung Bộ (QGPTTB) được chính thức xuất bản, đánh dấu một mốc son quan trọng trong đời sống tinh thần của quân và dân Khu 5.
Có mặt tại nơi ác liệt, các nhà báo - chiến sĩ đã ghi lại một cách trung thực, chính xác, sinh động những chiến công hiển hách của quân và dân ta. Có những thông tin, phóng viên phải ngồi viết ngay dưới hầm công sự khi quân địch vẫn đang nổ súng bên ngoài. Với sự dũng cảm, nhạy bén, các anh đã lăn xả vào cuộc chiến, ghi lại những hình ảnh chân thực mà quên đi bom đạn đang bủa vây quanh mình. Từ số báo đầu tiên đến ngày 2/9/1975, Báo QGPTTB đã ra được 286 số, phát hành đến cấp đại đội, huyện đội và các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân khu 5.
Nhiều cán bộ, phóng viên đã anh dũng hy sinh tại chiến trường, đó là các đồng chí: Hồ Hoàng Đỡ (hy sinh ở vùng đông, Phù Mỹ, Bình Định), Phan Đình Côn (hy sinh trong trận tiến công Chi khu quận lỵ Minh Long, Quảng Ngãi), Lê Văn Luyện (hy sinh trên Đường 16 Quảng Nam), Nguyễn Thiện Tơ (hy sinh ở Thượng Đức, Quảng Nam), Phạm Quang Dụ (hy sinh ở An Lão, Bình Định) và nhiều phóng viên khác mang trên mình thương tích trong các trận chiến đấu với quân thù.
Trong các buổi lễ gặp mặt do Cục Chính trị Quân khu 5 tổ chức nhân kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), các cán bộ, phóng viên Báo QGPTTB đã kể: Để kịp thời tuyên truyền những chiến công vang dội trên khắp chiến trường cho quân và dân ta nêu cao quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, Tòa soạn đã phối hợp chặt chẽ với Nhà in Quân khu 5 ưu tiên in báo kịp thời phát hành đến các đơn vị. Mỗi tháng 2 kỳ, khổ báo 25x38cm, mỗi số có 8 trang, in đen trắng; các số đặc biệt từ có 12 -16 trang, in 3 màu. Hồi ấy báo làm theo phương pháp in chì, ảnh kẽm, rất tốn thời gian, công sức. Đi đến đâu viết đến đó, phóng viên viết xong, nhờ bộ phận cơ yếu của đơn vị chuyển về tòa soạn hoặc gửi nhờ cán bộ về Quân khu họp. Ảnh thì gửi cuộn phim về để chuyển cho Nhà in Khu ủy tráng ra.
Không quản mưa bom bão đạn, nhiều nhà báo - chiến sĩ đã ngã xuống trên đường tác nghiệp. Lần đó phóng viên Lê Văn Luyện rất phấn khởi khi được phân công đi Sư đoàn 2 đang tác chiến ở phía tây tỉnh Quảng Nam. Trước khi đi, anh tâm sự: “Mấy bữa nay cơ quan mình chưa có bữa nào được ăn no. Xong đợt công tác, tôi sẽ cố gắng kiếm một vài món gì đó cho tòa soạn liên hoan”. Không ngờ đó là chuyến đi cuối cùng, anh đã hy sinh trên Đường 16 do bị trúng bom B52, đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.
Là một trong số mười phóng viên được học ở Trường báo chí Trung ương bổ sung cho tòa soạn, phóng viên Phạm Quang Dụ được giao ở nhà làm công tác trị sự là chính. Để chuẩn bị cho những trận đánh lớn, cuối năm 1974, anh được cử về công tác tại Sư đoàn 3 ở tỉnh Bình Định. Anh mới đi được hơn 1 tuần thì đài BBC nói lính biệt kích vừa tóm được một phóng viên báo ở huyện An Lão. Cả Tòa soạn lo lắng không yên. Tuy nhiên thời gian sau vẫn không nghe đài địch nói gì thêm. Sau này thông tin của ta báo về, anh Dụ đến An Toàn (An Lão) thì được một giao liên dẫn đi, giữa đường gặp địch phục kích. Cả hai đã chiến đấu và anh dũng hy sinh.
Bọn địch dựa vào máy ảnh, súng ngắn và giấy giới thiệu nên chúng biết đó là phóng viên. Sau ngày giải phóng, nhân dân đã quy tập hài cốt về nghĩa trang và không ghi rõ tên tuổi. Vì ghi mất tích nên 15 năm sau, nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của nhiều nguồn, anh Dụ mới được công nhận là liệt sĩ. Cục Chính trị Quân khu 5 đã 4 lần tổ chức đi tìm hài cốt của anh nhưng không thấy.
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Cục trưởng Cục Chính trị Quân khu 5, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) cho biết: “Trong những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, hy sinh của thời chống Mỹ, Báo QGPTTB thường xuyên phân tán lực lượng, bám cơ sở, bám chiến trường, kịp thời có mặt ở những thời điểm quan trọng nhất. Những tác phẩm báo chí đã phản ảnh sinh động cuộc sống, chiến đấu, công tác của lực lượng vũ trang, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, củng cố niềm lạc quan, tin tưởng cho cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới giành thắng lợi vẻ vang”./.
Viết bình luận