K’cir lịch sử k’tiếc k’ruung Hải Vân Quan ắt đhị da ding Hải Vân âng thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế đh’rứah k’đhơợng zư. Hải Vân Quan nắc đhị buôn pa đhêy ặt âng ta mooi cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung lâng bha lang k’tiếc zâp bêl lướt c’lâng bộ. Hải Vân Quan âng đông Nguyễn (1802-1945) bhrợ pa dưr đhị zr’nắh k’đhạp bhlâng, zr’lụ pác bhrợ thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng buôn lêy cha mêết c’lâng bộ Bắc - Nam lâng vịnh Đà nẵng. Lướt zi lấh chiến tranh, cr’chăl t’ngay đenh đươnh, k’cir ắt đhị dal 490m ting lêy lâng đác biển nắc bấc đhị hư zớch.
Lứch c;moo 2021, Sở Văn hoá lâng Thể thao thành phố Đà Nẵng lâng Trung tâm zư lêy k’cir Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế pa zưm bhrợ Dự án zư lêy, bhr’lậ pa liêm lâng pa dưr đợ râu chr’nắp k’cir Hải Vân Quan. Dự án lêy bhr’lậ pa liêm zr’lụ k’cir nâu ting cơnh lang Triều Nguyễn ahay. Ting đêếc, zâp k’cir cơnh: Hải Vân Quan, Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan, hệ thống tường thành đông Nguyễn, đông Trú Sở, đông Vũ Khố, tuyến bậc cấp tơợ Hải Vân Quan xiêr đắh thành phố Đà Nẵng lâng c’nắt c’lâng Thiên Lý tơợ Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan lướt ooy tỉnh Thừa Thiên Huế... bơơn bhr’lậ liêm ghít.
T’coóh Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Đà Nẵng, đoọng năl: Zâp đơn vị bhrợ ơy t’bhlâng chấc lêy đợ pr’đươi pr’dua đăn cơnh lâng ahay bhlâng đoọng bhrợ pa dưr: “Bơr vel đông ơy liêm ghít lêy bhrợ bhr’lậ k’cir. Vêy râu chrooi đoọng âng khảo cổ học, thư tịch học lâng tơợ đêếc bấc hạng mục bêl ahay cắh dzợ nắc xoọc đâu cung ơy bơơn bhrợ pa dưr, bhiệc nâu moon pa dưr cr’liêng xa nay lịch sử ta luôn lêy bhrợ. K’cir Hải Vân Quan bơơn bhr’lậ pa liêm cơnh đâu nắc dưr váih đhị chr’nắp liêm đắh du lịch, chấc lêy năl ooy râu liêm pr’hay da ding Hải Vân moon zr’nưm lâng Hải Vân Quan moon lalay”.
Bấc chu đhêy ặt đhị Hải Vân Quân đh’rứah lâng pr’loọng đông, p’căn Trần Thị Ngọc Yến, cóh thành phố Đà Nẵng moon: “Bêl cắh ơy bhrợ bhr’lậ, zâp c’moo acu dzợ lướt ooy đâu pấh lêy. Bêl đâu, Hải Vân Quan liêm sạch, chr’nắp liêm lâng bấc ngai hơnh déh”.
Hải Vân Quan ơy bơơn bhrợ pa dưr liêm choom lâng pay pa chô cớ râu ma bhưy chr’nắp âng zr’lụ ặt bhrợ bha lâng đắh Nam kinh thành Huế, liêm chr’nắp lâng râu ta moon “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Ting cơnh Trung tâm zư lêy k’cir cố đô Huế lâng Sở Văn hoá - Thể thao thành phố Đà Nẵng, tơợ tơợp c’xêê 8 tước lứch c’moo đâu, ta mooi lướt chi ớh đhị k’cir Hải Vân Quan doọ vêy ta pay zên./.
HẢI VÂN QUAN - ĐIỂM ĐẾN VĂN HÓA LỊCH SỬ HẤP DẪN
Di tích Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826, là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân, ngay ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia vào năm 2017. Từ ngày 1/8 năm nay, di tích Hải Vân Quan mở cửa đón khách tham quan.
Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân do thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng quản lý. Hải Vân Quan là điểm dừng chân quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế mỗi khi di chuyển bằng đường bộ. Hải Vân Quan do nhà Nguyễn (1802-1945) xây dựng ở vị trí hiểm yếu nhất, khu vực chia tách thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế để dễ kiểm soát đường bộ Bắc - Nam và vịnh Đà Nẵng. Trải qua chiến tranh, thời gian lâu dài, di tích nằm ở độ cao 490 m so với mực nước biển đã xuống cấp.
Cuối năm 2021, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp thực hiện Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân quan. Dự án trùng tu cụm di tích này theo đúng nguyên gốc Triều Nguyễn. Theo đó, các di tích, như: Hải Vân quan, Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan, hệ thống tường thành nhà Nguyễn, nhà Trú Sở, nhà Vũ Khố, tuyến bậc cấp từ Hải Vân Quan xuống phía thành phố Đà Nẵng và tuyến đường Thiên Lý từ Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan đi tỉnh Thừa Thiên Huế… được trùng tu cẩn trọng.
Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Đà Nẵng, cho biết: Các đơn vị thi công đã cố gắng tìm được những nguyên liệu gần với nguyên bản nhất để phục dựng các công trình: "Hai địa phương đã rất cẩn trọng trong việc trùng tu di tích. Có sự đóng góp của khảo cổ học, thư tịch học và từ đó nhiều hạng mục trước đây không còn thì bây giờ cũng đã được phục dựng, điều này nói lên thông điệp lịch sử luôn là dòng chảy liên tục. Di tích Hải Vân Quan được trùng tu như hôm nay sẽ trở thành điểm nhấn về du lịch, tìm hiểu vẻ đẹp núi Hải Vân nói chung và Hải Vân quan nói riêng".
Nhiều lần ghé chân Hải Vân Quan cùng gia đình, bà Trần Thị Ngọc Yến, ở thành phố Đà Nẵng, bày tỏ: "Khi chưa trùng tu, hàng năm tôi vẫn lên đây tham quan. Hôm nay, Hải Vân quan đã rất sạch sẽ, nguy nga và đi vào lòng người".
Hải Vân Quan đã được phục dựng thành công và lấy lại vẻ bề thế, uy nghi của hệ thống phòng thủ quan trọng phía Nam kinh thành Huế, xứng với danh xưng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Sở Văn hóa-Thể thao thành phố Đà Nẵng, từ đầu tháng 8 đến cuối năm nay, du khách sẽ được miễn phí khi đến tham quan di tích Hải Vân Quan./.
Viết bình luận