HAY CỚ OOY AĐOO ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI QUÂN BHA LÂNG TR’NƠỚP ÂNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Thứ ba, 08:48, 24/12/2024 Thanh Hiếu/VOV miền Trung Thanh Hiếu/VOV miền Trung
Cruung k’tiếc Quảng Bình năc zr’lụ pa dưr bấc pa bhlâng acoon manuyh ta béch g’lăng đoọng ha Quân đội, coh đêêc vêy Thiếu tướng Hoàng Sâm, Đội trưởng tr’nơơp âng Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, năc râu tr’nơớp âng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

 

Lang lâng bh’rợ tr’nêng âng Thiếu tướng Hoàng Sâm năc lâng xa nay bh’rợ bhrợ pa dưr, zâl arọp abhuy lâng ga măc k’rơ âng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

 

 

Cruung k’tiếc Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình tr’haanh ơy pa dưr bấc acoon manuyh ta béch g’lăng đoọng ha vel đong, k’tiếc k’ruung. Thiếu tướng Hoàng Sâm - manuyh Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân năc muy coh pazêng acoon manuyh bhrợ t’vaih râu chr’năp pr’hay ha vel đong n’nâu.

Thiếu tướng Hoàng Sâm đhơ nớc la lua năc Trần Văn Kỳ, n’niên c’moo 1915 coh muy pr’loọng đong đhanuôr đharựt bhrợ ha rêê đhuốch coh cr’noon Lệ Sơn, chr’val Văn Hoá, chr’hoong Tuyên Hoá. Chr’val Văn Hoá năc căh muy chr’năp ooy truyền thống cách mạng ting n’năc năc tr’haanh lâng truyền thống học ta béch g’lăng pa bhlâng “Đệ nhất bát danh hương” coh tỉnh Quảng Bình lâng công chr’va chr’đhô zập ooy lâng xa nay bh’rợ “cha groong cr’noon zâl arọp abhuy” đoọng zư lêy c’riing chiến khu Tuyên Hoá coh c’xêê c’moo zâl arọp Pháp.

Đhr’nong đong toor k’ruung Giang năc zr’lụ t’cooh Trần Văn Kỳ n’niên, ắt mamông bêl dzợ k’tứi. Nâu cơy, coh đhr’nong đong n’nâu năc đớc cha nụp bhuôih Thiếu tướng Hoàng Sâm lâng pazêng manuyh coh pr’loọng đong. T’cooh Trần Xuân Quế, ắt coh cr’noon Lê Lợi, chr’val Văn Hoá, chr’hoong Tuyên Hoá đớc Thiếu tướng Hoàng Sâm năc ava, xay truih cớ, k’coon ch’chai coh tô bhuh Trần chi tộc Lệ Sơn năc chăp hơnh pa bhlâng Thiếu tướng Hoàng Sâm, manuyh k’coon ta béch g’lăng pa bhlâng âng tô bhuh ơy t’bhlâng xay bhrợ, chêệt bil ha xa nay bh’rợ Cách mạng âng acoon manuyh.

Đong p’bhuôih tô Trần coh chr’val Văn Hoá năc zr’lụ tr’lum coh zập c’mô âng k’coon ch’chau coh tô bhuh. Coh đong p’bhuôih vêy tr’ngâl đhâl xrặ đhơ nớc 30 liệt sỹ tô Trần, coh đêêc vêy Thiếu tướng Hoàng Sâm xrặ coh t’nooi tr’nơớp. Ting cơnh t’cooh Trần Xuân Quế, pazêng apêê t’cooh ta ha năc dzợ xay truih ooy xa nay zâl arọp abhuy âng Thiếu tướng Hoàng Sâm đoọng ha lang t’tun coh cr’noọ: “K’coon ch’chau coh tô bhuh bêl xơợng xay truih ooy ava Kỳ (Thiếu tướng Hoàng Sâm) năc pa bhlâng bhui har. Năc ng’chơợ muy râu năc bấc lang căh ơy bơơn lêy, lum ava Kỳ coh pr’ắt tr’mông, tu ava ơy ting c’lâng cách mạng đơơh bhlâng lâng xơợng n’nắc lâh bil. Năc ooy lý lịch, lang lâng pr’ắt bh’rợ âng Thiếu tướng Hoàng Sâm năc zập ngai zêng n’năl”.

L’lăm Cách mạng c’xêê T’cool, k’tiếc k’ruung hêê crêê arọp Pháp tước tuh, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr zr’năh xr’dô căh dzợ cơnh. Acoon p’niên Trần Văn Kỳ ting pr’loọng đong tước ooy Thái Lan ắt mamông. Coh đâu, ađoo bơơn lum lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xoọc pa bhrợ coh Thái Lan lâng pr’đớc n’lơơng năc Thầu Chín. Ava lêy acoon p’niên Kỳ mơ 12 c’moo năc pa bhriêl pa bhlâng, đa đơơh năc đoọng bhrợ liên lạc. Tơợ đêêc, Trần Văn Kỳ ting Thầu Chín lướt zập ooy bhrợ bh’rợ cách mạng lâng bhrợ pa dưr râu chr’năp tr’haanh âng Thiếu tướng Hoàng Sâm coh t’tun n’nâu.

Lâng cr’noọ chăp dêr k’tiếc k’ruung, đơơh kiêng ting xay bhrợ bh’rợ cách mạng năc râu bhrợ t’vaih ting pa dưr pr’ắt bh’rợ, loom chăp dêr k’tiếc k’ruung âng p’niên Trần Văn Kỳ. Ađoo ting bhrợ k’rơ pa bhlâng bh’rợ cách mạng, zâl arọp abhuy đoọng zư lêy vel đong, k’tiếc k’ruung. Lang âng đoo ơy đớc lơi đợ râu chr’năp liêm coh xa nay bh’rợ cách mạng âng Đảng, âng acoon manuyh Việt Nam.

T’ngay 22/12/1944, Hoàng Sâm vêy ta k’dua bhrợ Đội trưởng tr’nơơp âng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tr’nơớp âng Quân đội Nhân dân Việt Nam) lâng năc manuyh bha lâng chỉ huy g’luh zâl arọp đhị Phai Khắt, Nà Ngần, Đồng Mu, ting chooi đoọng ooy truyền thống “bách chiến, bách thắng” âng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đại tá Trần Ngọc Long, bêl ahay bhrợ Phó Viện trưởng Viện lịch sử Quân sự prá xay, Thiếu tướng Hoàng Sâm vêy bấc g’lêêh c’rơ chrooi ooy râu dưr vaih, xa nay bh’rợ lâng ga măc k’rơ âng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Pazêng thắng lợi tr’nơớp ooy chính trị lâng quân sự âng Đội zêng vêy xa nay bh’rợ âng Đội trưởng Hoàng Sâm. Chiến n’nâu ting bhrợ pa mâng lâng bhrợ t’bhưah căn cứ Cao - Bắc - Lạng, pa hêl đhanuôr mâng loom ooy thắng lợi âng cách mạng. Bêl Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân pa dưr vaih Đại đội, đồng chí Hoàng Sâm năc vêy cớ ta k’dua bhrợ Đại đội trưởng. C’moo 1948, coh g’luh pa dzoóc quân hàm cấp tướng tr’nơơp âng Quân đội Nhân dân Việt Nam vêy 11 cha năc năc vêy 2 cha năc manuyh Quảng Bình năc Võ Nguyên Giáp vêy t’boọ hàm Đại tướng lâng Hoàng Sâm vêy t’boọ hàm Thiếu tướng.

Đại tá Trần Ngọc Long prá xay, c’xêê 12 c’moo 1969, Thiếu tướng Hoàng Sâm lâh chêệt bil đhị chiến trường Bình - Trị - Thiên. Đhị đâu công năc lâh 40 c’moo ahay, Thiếu tướng Hoàng Sâm dưr lướt tước ooy cách mạng. Ađoo căh dzợ bêl 54 c’moo, xoọc râu tr’béch g’lăng ooy quân sự vaih k’rơ pa bhlâng lâng đớc lơi râu chơợ hay căh dzợ cơnh âng Đảng hêê, Quân đội hêê lâng Đhanuôr hêê. “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân năc đội quân bha lâng tr’nơớp âng quân đội cách mạng pa bhrợ ting cơnh xa nay chính trị ghít lâh mơ lâh mơ quân sự’ n’jưah bhrợ pa dưr cơ sở, pa dưr phong trào, n’jưah bhrợ bh’rợ zâl arọp abhuy ting cơnh bh’rợ du kích, đa đơơh, n’lơớp, pr’hậc năc u lơớp bhlâng. Chỉ huy muy đội quân cơnh đêêc năc lâng manuyh ơy xay bhrợ bấc xa nay bh’rợ phong trào cách mạng âng quần chúng, chr’năp bhlâng năc tr’đăn lâng đhanuôr; năc manuyh n’năl ghít bh’rợ du kích ng’zâl arọp abhuy, manuyh ơy bơơn k’rong bấc kinh nghiệm ng’xay bhrợ bh’rợ chỉ huy lâng chiến đấu. Manuyh n’năc năc căh ngai n’lơơng năc Hoàng Sâm”.

Lâh chêệt bil bêl ađoo 54 c’moo năc Thiếu tướng Hoàng Sâm năc vêy lâh 40 c’moo ting pâh bh’rợ cách mạng lâng vêy đợ râu chrooi đoọng chr’năp bhlâng coh lịch sử acoon manuyh mị coh bh’rợ chính trị lâng quân sự. Căh muy cha năc manuyh tướng ta béch, lứch loom ooy bh’rợ k’tiếc k’ruung, tu Đhanuôr năc Thiếu tướng Hoàng Sâm năc manuyh k’conh k’er pa bhlâng pr’loọng đong. Coh cr’noọ âng pr’loọng đong lâng manuyh bhuh xoọng, Thiếu tướng Hoàng Sâm năc manuyh ta béch g’lăng lâng grơơ nhool, râu t’bhlâng lâng lứch loom k’er pa bhlâng đớc đoọng ha pr’loọng đong. Râu n’leh ghít coh t’la thư ađoo pa gơi đoọng ooy k’điêl lâng k’coon tơợ chiến trường ác liệt. Lâng vêy cơnh cậ năc đoo năc t’la thư x’rịa ađoo pa gơi ooy đong năc mơ muy c’xêê t’tun, Thiếu tướng Hoàng Sâm lâh chêệt bil.

T’cooh Hoàng Sung, ắt coh quận Ba Đình, thành phố Hà Nội năc k’coon pân juyh âng Thiếu tướng Hoàng Sâm xay truih, ađoo dzợ hay ghít pazêng g’luh chô lum lêy pr’loọng đong t’xị, k’conh lâng k’căn, k’coon đh’rưah cha chr’na cơnh bấc pr’loọng đong n’lơơng. Pazêng g’luh k’conh xrặ thư pa gơi ooy đong, t’clăh thư âng đoo năc cr’noọ xa nay ghít bhlâng xay truih ooy pr’loọng đong bêl ađoo xoọc coh chiến trường tr’zâl lâng arọp abhuy, pa bhlâng năc ooy cr’noọ âng ađoo k’conh bêl ắt ch’ngai căh bơơn lêy k’coon. Bhr’ươr âng t’cooh Hoàng Sung dưr đhr’ooi xay truih, hân noo Ha ót x’rịa c’moo 1968, k’conh âng đoo (Thiếu tướng Hoàng Sâm) lâh chêệt bil. Tu coh cr’chăl chiến tranh, k’nặ muy c’xêê t’tun, a chăc âng k’conh đoo năc vêy ta chô đơơng ooy Hà Nội. T’ngay 1/2/1969, bh’rợ lơi abhuy Thiếu tướng Hoàng Sâm vêy ta bhrợ đhị Hà Nội năc g’luh x’rịa t’cooh Hoàng Sung bơơn lêy k’conh: “K’conh cu căh dzợ bêl acu k’dâng 15, 16 c’moo, năc chơợ hay pa bhlâng k’conh cu, năc đoo năc đợ râu bil bal ga măc pa bhlâng. Acu bơơn ắt mamông tơợ k’tứi đh’rưah lâng k’conh tước bêl acu x’dơơr năc k’conh cu lướt pa bhrợ coh mặt trận. Acu ta luôn chăp dêr k’conh k’căn cu lâng chăp pa bhlâng ooy pr’ắt bh’rợ, bh’rợ băn par, p’too pa choom k’coon âng k’conh k’căn cu, acu pa bhlâng chăp hơnh k’conh k’căn âng cu”.

Thiếu tướng Hoàng Sâm năc chiến sĩ cộng sản ta béch pa bhlâng âng Đảng, manuyh chỉ huy quân sự ta béch pa bhlâng âng Quân đội, k’coon ta béch g’lăng âng cruung k’tiếc Quảng Bình. Lang đoo lâng xa nay bh’rợ âng Thiếu tướng Hoàng Sâm đh’rưah lâng bhrợ pa dưr, zâl arọp abhuy lâng dưr ga măc k’rơ âng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thiếu tướng - Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự prá xay: “Ch’mêệt lêy ooy cr’noọ cr’niêng âng pr’loọng đong, p’rá xa nay âng vel đong lâng pazêng p’rá xa nay tơợ bh’rợ Hội thảo Khoa học ooy Thiếu tướng Hoàng Sâm, azi ta đang moon Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng p’too ooy pazêng cơ quan chức năng pa chăp ch’mêệt lêy, đh’rưah lâng pazêng cơ quan chức năng âng Trung ương, pazêng bộ ngành crêê tước, bhrợ đợ bha ar bha tơ ta đang moon cher đoọng ch’ner Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân đoọng ha Thiếu tướng - liệt sĩ Hoàng Sâm”./.

KÝ ỨC VỀ NGƯỜI ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI QUÂN CHỦ LỰC ĐẦU TIÊN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Mảnh đất Quảng Bình là nơi sinh ra nhiều người con ưu tú cho Quân đội, trong đó có Thiếu tướng Hoàng Sâm, Đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Thiếu tướng Hoàng Sâm gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Mảnh đất Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình tự hào đã sản sinh nhiều người con ưu tú cho quê hương, đất nước. Thiếu tướng Hoàng Sâm - người Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là một trong những người con làm rạng danh cho quê hương này.

Thiếu tướng Hoàng Sâm tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa. Xã Văn Hóa không chỉ giàu truyền thống cách mạng mà còn nổi tiếng với truyền thống khoa bảng “Đệ nhất bát danh hương” ở tỉnh Quảng Bình và cũng vang danh khắp nơi với phong trào "rào làng chiến đấu" để bảo vệ cửa ngõ chiến khu Tuyên Hóa trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngôi nhà ven sông Gianh là nơi ông Trần Văn Kỳ sinh ra, gắn bó một phần tuổi thơ. Bây giờ, trong ngôi nhà này đặt trang trọng di ảnh thờ Thiếu tướng Hoàng Sâm và những người thân trong gia đình. Ông Trần Xuân Quế, ở thôn Lê Lợi, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa gọi Thiếu tướng Hoàng Sâm bằng bác kể lại, con cháu dòng họ Trần chi tộc Lệ Sơn rất đỗi tự hào về Thiếu tướng Hoàng Sâm, người con tiêu biểu của dòng tộc đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc.

Nhà thờ họ Trần ở xã Văn Hóa là nơi gặp gỡ hàng năm của con cháu trong họ. Trong nhà thờ có bia tưởng niệm 30 liệt sỹ họ Trần, trong đó có Thiếu tướng Hoàng Sâm ghi ở hàng đầu tiên. Theo ông Trần Xuân Quế, các cụ cao niên vẫn thường kể lại những câu chuyện "đánh giặc" của Thiếu tướng Hoàng Sâm cho thế hệ trẻ trong làng: “Con cháu trong dòng họ khi nghe kể về bác Kỳ (Thiếu tướng Hoàng Sâm) thì vô cùng tự hào. Chỉ tiếc một điều là nhiều thế hệ chưa thấy được, gặp được bác Kỳ trong đời thực bởi vì bác đi theo con đường cách mạng từ sớm và sau đó hy sinh. Nhưng về lý lịch, gốc tích, tiểu sử của Thiếu tướng Hoàng Sâm thì ai cũng biết”.

Trước Cách mạng tháng Tám, đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Cậu bé Trần Văn Kỳ theo gia đình sang Thái Lan sinh sống. Nơi đây, ông gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Thái Lan với bí danh Thầu Chín. Bác thấy cậu bé Kỳ mới 12 tuổi nhưng sáng dạ, nhanh nhẹn nên chọn làm liên lạc viên. Từ đó, Trần Văn Kỳ theo Thầu Chín đi khắp nơi hoạt động cách mạng rồi làm nên tên tuổi Thiếu tướng Hoàng Sâm sau này.

Tình yêu quê hương, sự giác ngộ cách mạng từ sớm là những yếu tố góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lòng yêu nước của cậu bé Trần Văn Kỳ. Ông hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Cuộc đời của ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam.

Ngày 22/12/1944, Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) và trực tiếp chỉ huy đánh thắng Phai Khắt, Nà Ngần, Đồng Mu, góp phần cho truyền thống “bách chiến, bách thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đại tá Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự nhận định, Thiếu tướng Hoàng Sâm có nhiều cống hiến đối với sự ra đời, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những thắng lợi đầu tiên về chính trị và quân sự của Đội đều có dấu ấn của Đội trưởng Hoàng Sâm. Chiến thắng này góp phần củng cố và mở rộng khu căn cứ Cao - Bắc - Lạng, động viên và cổ vũ nhân dân tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân phát triển thành Đại đội, đồng chí Hoàng Sâm tiếp tục được chọn làm Đại đội trưởng. Năm 1948, trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam có 11 người thì có 2 người con của Quảng Bình là Võ Nguyên Giáp được nhận cấp hàm Đại tướng và Hoàng Sâm được nhận cấp hàm Thiếu tướng.

Đại tá Trần Ngọc Long cho biết, tháng 12 năm 1969, Thiếu tướng Hoàng Sâm hy sinh anh dũng tại chiến trường Bình - Trị - Thiên khói lửa. Đây cũng chính là nơi mà hơn 40 năm trước, Thiếu tướng Hoàng Sâm đã ra đi để tìm đến cách mạng. Ông hy sinh ở  tuổi 54 khi tài năng quân sự đang độ chín, tỏa sáng và để lại niềm tiếc thương vô hạn của Đảng ta, Quân đội ta và Nhân dân ta. “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân chủ lực đầu tiên của quân đội cách mạng hoạt động theo phương châm chính trị trọng hơn quân sự; vừa xây dựng cơ sở, phát triển phong trào, vừa tác chiến theo kiểu du kích, cơ động, bí mật, bất ngờ “lai vô ảnh, khứ vô tung”. Chỉ huy một đội quân như thế phải là người từng lăn lộn với phong trào cách mạng của quần chúng, đặc biệt là gắn bó gần gũi với quần chúng; phải là người am hiểu cách đánh du kích, người tích lũy được nhiều kinh nghiệm tổ chức chỉ huy và chiến đấu. Người đó không ai khác chính là Hoàng Sâm”.

Hy sinh ở tuổi 54 nhưng Thiếu tướng Hoàng Sâm đã có hơn 40 năm tham gia hoạt động cách mạng và có những đóng góp quan trọng trong lịch sử dân tộc cả trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Không chỉ là vị tướng tài năng, tận tụy vì việc nước, vì Nhân dân mà Thiếu tướng Hoàng Sâm còn là người cha hết mực yêu thương gia đình. Trong ký ức của gia đình và người thân, Thiếu tướng Hoàng Sâm luôn hiện lên với những dấu ấn sâu đậm về lòng dũng cảm, sự hy sinh cùng tình yêu thương vô bờ bến dành cho gia đình. Điều này thể hiện thật rõ nét qua bức thư tay ông gửi về cho vợ và các con từ nơi chiến trường ác liệt. Và có lẽ đó cũng chính là bức thư cuối cùng ông gửi về nhà khi chỉ một tháng sau, Thiếu tướng Hoàng Sâm hy sinh.

Ông Hoàng Sùng, ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội là con trai cả của Thiếu tướng Hoàng Sâm kể rằng, ông vẫn nhớ những lần ghé thăm gia đình ngắn ngủi, cha cùng mẹ và các con ăn bữa cơm đầm ấm như bao gia đình khác. Những lần cha viết thư về, bức thư của ông là một bức tranh sống động và chân thật nhất về tình cảm gia đình giữa chiến tranh khốc liệt, đặc biệt là sự gắn bó, yêu thương và nỗi niềm của người cha xa con. Giọng ông Hoàng Sùng ngậm ngùi, mùa Đông cuối năm 1968, cha của ông (Thiếu tướng Hoàng Sâm) hy sinh. Do hoàn cảnh chiến tranh, gần một tháng sau, thi hài người cha mới đưa được ra đến Hà Nội. Ngày 1/2/1969, tang lễ Thiếu tướng Hoàng Sâm được cử hành trọng thể tại Hà Nội và là lần cuối cùng ông Hoàng Sùng được gặp lại cha. “Bố hy sinh khi tôi khoảng 15, 16 tuổi, rất là buồn và thương nhớ bố mình, đây là sự mất mát rất lớn. Tôi được sống từ bé cùng bố cho đến khi tôi ở tuổi thiếu niên thì bố đi công tác mặt trận. Tôi luôn yêu thương bố mẹ và rất kính trọng về cách sống, cách làm việc và nuôi dạy con của bố mẹ tôi, rất tự hào về người bố, người mẹ của mình”.

 Thiếu tướng Hoàng Sâm là chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng, nhà chỉ huy quân sự tài năng của Quân đội, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình. Cuộc đời và sự nghiệp của Thiếu tướng Hoàng Sâm gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thiếu tướng - Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự cho biết: “Thể theo nguyện vọng của gia đình, ý kiến của địa phương và cơ sở từ Hội thảo Khoa học về Thiếu tướng Hoàng Sâm, chúng tôi đề nghị Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, phối hợp các cơ quan chức năng của Trung ương, các bộ ngành liên quan, tiến hành các thủ tục đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân cho Thiếu tướng- liệt sĩ Hoàng Sâm”./.

Thanh Hiếu/VOV miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC