LIÊM CHOOM XA NAY BH’RỢ CR’NOỌ CR’NIÊNG K’TIẾC K’RUUNG COH QUẢNG NAM
Thứ bảy, 09:59, 26/10/2024 Minh Hoa Minh Hoa
Hân đhơ dzợ bấc râu zr’năh k’đhap coh bh’rợ pay đoọng zên bhrợ pazêng râu xa nay bh’rợ năc xang k’nặ 3 c’moo xay bhrợ, Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong, năc ơy bhrợ t’vaih râu liêm pr’hay đoọng ha chr’hoong k’noong k’tiếc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Tơợ muy coh 74 chr’hoong đharựt coh prang k’tiếc k’ruung tước nâu cơy, điện, c’lâng, trường, trạm, sóng viễn thông ơy vêy coh prang pazêng bhươl cr’noon ch’ngai bha dăh, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr coh da ding k’coong dal Tây Giang ting t’ngay k’bhộ ngăn lâh mơ.

 

 

 

Acoon c’lâng tơợ zr’lụ ch’hoong Tây Giang tước ooy chr’val Lăng hân noo boo c’moo đâu năc doọ dzợ vaih abhị. Tơợ t’ngay vêy c’lâng t’mêê ta bhrợ lâng nhựa tih liêm, đong xang, đong pa câl pr’đươi năc vêy ta bhrợ liêm mâng. C’lâng p’rang bhưah liêm, bh’rợ lướt chô, bhrợ cha, học hành âng k’coon ta đhi coh cr’noon liêm buôn lâh mơ, đhr’năng bhrêy tăh coh c’lâng p’rang công xiêr lâh mơ.

Coh pazêng c’moo đăn đâu, căh muy chr’val Lăng, bấc pa bhlâng công trình hạ tầng cơnh điện, c’lâng, trường, trạm năc vêy ta bhrợ coh bhươl cr’noon ch’ngai bha dăh. Anoo Bhling Tranh coh chr’val k’noong k’tiếc A Xan prá xay, tơợ t’ngay vêy c’lâng bê thông chô tước ooy bhươl cr’noon, c’lâng tước ooy zr’lụ pa bhrợ, bh’rợ lướt chô, đơơng âng hàng hoá âng pr’loọng đong anoo lâng đhanuôr coh chr’val công liêm buôn lâh mơ. Chr’năp bhlâng, tơợ zên xa nay cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong, đhanuôr năc vêy ta zooi ooy bh’rợ bhrợ cha zập ngai zêng bhui har, t’bhlâng bhrợ cha đoọng pa dưr kinh tế âng pr’loọng đong. Ting n’năc pr’đươi, văn hoá, tinh thần đươi vêy cơnh đêếc năc ting t’ngay vêy ta pa liêm: “Bơơn vêy k’rang lêy âng Đảng, Nhà nước, tước nâu cơy c’lâng p’rang bhươl cr’noon năc vêy ta bhrợ coh prang bhươl cr’noon ch’ngai bha dăh, đhanuôr zập ngai zêng bhui har. T’piing lâng l’lăm ahay lâng nâu cơy pr’ắt tr’mông ơy tr’xăl bấc pa bhlâng, cr’noọ âng đhanuôr Cơ Tu ting t’ngay tr’xăl liêm choom, t’bhlâng pa dưr kinh tế đoọng pa dưr pr’ắt tr’mông”.

Tây Giang vêy 10 chr’val năc 8 chr’val k’noong k’tiếc lâng lâh 80% đhanuôr Cơ Tu ắt mamông. Tơợ muy coh 74 chr’hoong đharựt âng k’tiếc k’ruung, vêy ta đớc năc chr’hoong “5 căh vêy” (căh vêy điện, căh vêy trường, căh vêy trạm, căh vêy c’lâng, căh vêy sóng viễn thông); đợ pr’loọng đong đharựt k’nặ 80%, tước nâu cơy điện, c’lâng, trường, trạm, sóng viễn thông ơy prang coh pazêng bhươl cr’noon âng 10 chr’val âng chr’hoong Tây Giang, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr coh zr’lụ dal k’noong k’tiếc n’nâu ting t’ngay k’bhộ ngăn.

T’cooh A Lăng Lênh, Trưởng Phòng Dân tộc chr’hoong Tây Giang prá xay ghít, Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong năc c’rơ chr’năp pa bhlâng, crêê cơnh cr’noọ âng đhanuôr acoon coh đhị zr’lụ ch’ngai bha dăh: “Ooy bh’rợ k’rong bhrợ pazêng xa nay bh’rợ bha lâng, công đươi ooy c’rơ n’nâu đoọng bhrợ bấc công trình bhrợ têng pazêng râu pr’đươi; pa bhlâng năc công trình y tế, giáo dục xang n’năc pazêng công trình pr’đươi chr’năp đoọng ha pazêng bhươl cr’noon, pazêng chr’val. Pazêng vel đong, pa bhlâng năc coh cấp chr’val năc ơy bhrợ bh’rợ zooi pa dưr bh’rợ tr’nêng, bhrợ c’la bhrợ têng muy bơr công trình, bha lâng coh tr’nơớp năc ơy đươi ooy chính sách n’nâu, ting xay bhrợ bh’rợ tr’nêng chính trị âng vel đong. Lâng xa nay bh’rợ pa dưr pr’ắt tr’mông lâng xa nay bh’rợ pa xiêr đharựt zêng tước ooy cr’noọ xa nay zazum năc pa xiêr đợ pr’loọng đong đharựt. Tước x’rịa c’moo 2023, đợ pr’loọng đong đharựt xiêr dzợ 50,16% pr’loọng đong đharựt ting cơnh cr’noọ xa nay t’mêê; zập c’moo pa xiêr tơợ 5-7%. T’piing lâng xa nay bh’rợ zazum âng tỉnh, đợ n’nâu dzợ bấc năc t’piing lâng lâh 2 c’moo xay bhrợ năc ơy xiêr bấc pa bhlâng”.

Công ting cơnh t’cooh A Lăng Lênh, xoọc đâu vel đong xoọc t’bhlâng bhrợ pa đơơh bh’rợ bhrợ chợ Tây Giang; công trình đong sinh hoạt bhươl cr’noon đh’rưah lâng bh’rợ zâl cha groong đhí boo tuh bhlong coh cr’noon A Chiing, chr’val A Tiêng. Pazêng dự án, dự án k’tứi n’nâu vêy ta bhrợ liêm xang, vêy ta đươi dua năc ting pa dưr pr’ăt tr’mông xã hội vel đong.

Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong vêy chr’hoong Tây Giang xay bhrợ tơợ c’moo 2022 năc tu vêy bấc râu tu, xoọc đâu bh’rợ xay bhrợ dzợ zih. C’moo 2024, pazêng cr’noọ xa nay ooy zên prặ âng Xa nay bh’rợ n’nâu năc lâh 178 tỷ đồng, coh đêêc zên coh c’moo 2022 lâng 2023 pay đoọng k’nặ 75 tỷ đồng. Cr’noọ xa nay ooy zên bhrợ têng vêy ta pac đoọng ha chr’hoong coh c’moo đâu năc lâh 135 tỷ đồng(coh đêêc vêy zên âng c’moo 2022 lâng 2023 pay đoọng). Hân đhơ cơnh đêêc, dáp tước lứch c’xêê 9 c’moo đâu, vel đong n’nâu năc đhiệp pay đoọng lâh 51 r’bhâu tỷ đồng, coh đêêc zên k’rong bhrợ lâh 34 tỷ đồng, bơơn lâh 36% ha dzợ zên âng sự nghiệp năc đhiệp ta pay đoọng lâh 17 tỷ đồng, bơơn lâh 20%.

T’cooh Mạc Như Phương, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam prá xay, đoọng xay bhrợ liêm choom bh’rợ pay đoọng zên bhrợ têng đhị vel đong, chr’hoong p’too moon pazêng c’la k’rong bhrợ t’bhlâng xay bhrợ k’rơ lâh mơ, crêê cơnh pazêng xa nay bh’rợ đoọng xay bhrợ pazêng xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung coh vel đong: “Lâng pazêng dự án k’rong bhrợ năc p’too moon bhrợ đơơh bha ar bha tơ, bhrợ báo cáo kinh tế kỹ thuật, đấu thầu, bhrợ pa đơơh bh’rợ bhrợ têng pazêng công trình coh vel đong. Lâng pazêng zên sự nghiệp năc p’too moon pazêng chr’val đơơh hân ch’mêệt lêy cr’noọ cr’niêng, bhrợ bha ar, bha tơ đoọng xay bhrợ, t’bhlâng tước x’rịa c’moo pay đoọng lâh 95% pazêng zên tơợ pazêng xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung đhị chr’hoong, ting pa dưr pr’ắt tr’mông đhị vel đong”./.

HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KTXH Ở VÙNG CAO QUẢNG NAM

Dẫu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác  giải ngân nhưng sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi, đã đem lại diện mạo tươi mới cho huyện vùng cao biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Từ một trong 74 huyện nghèo của cả nước đến nay, điện, đường, trường, trạm, sóng viễn thông đã phủ khắp các thôn làng xa xôi, cuộc sống đồng bào vùng cao Tây Giang ngày càng no ấm.

 Con đường từ trung tâm huyện Tây Giang dẫn vào xã Lăng mùa mưa năm nay không còn ngập ngụa bùn lầy. Từ ngày có con đường mới thảm nhựa phẳng lì này, nhà cửa, hàng quán mọc lên khang trang, đẹp đẽ. Đường sá thông thoáng, việc đi lại làm ăn, học hành của con em trong thôn thuận lợi hơn nhiều, tai nạn giao thông cũng giảm đáng kể.

Những năm gần đây, không riêng xã Lăng, rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng khắp những thôn, bản xa xôi. Anh Bhling Tranh ở xã biên giới A Xan cho biết, từ ngày có con đường bê tông về thôn, dẫn vào khu sản xuất, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa của gia đình anh và bà con trong xã trở nên dễ dàng. Đặc biệt, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng ĐBDTTS và miền núi, bà con được hỗ trợ sinh kế ai nấy phấn khởi, chăm chỉ làm ăn để phát triển kinh tế gia đình. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần nhờ đó cũng từng bước được cải thiện: “Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay giao thông nông thôn đã được xây dựng đến khắp bản làng xa xôi, bà con ai cũng vui mừng. So với trước đây hiện nay đời sống đã thay đổi rất nhiều, ý thức của bà con Cơ Tu cũng từng bước thay đổi, tích cực phát triển kinh tế để nâng cao đời sống”.

Tây Giang có 10 xã thì 8 xã biên giới với hơn 80% đồng bào Cơ Tu sinh sống. Từ một trong 74 huyện nghèo của cả nước từng được mệnh danh là huyện  “5 không” (không điện, không điện, không trường, không trạm, không nhà làm việc); tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 80%, đến nay điện, đường, trường, trạm, sóng viễn thông đã phủ khắp các thôn làng thuộc 10 xã của huyện Tây Giang, cuộc sống của đồng bào vùng cao biên giới này ngày thêm no ấm.

Ông A Lăng Lênh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Tây Giang khẳng định, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi là nguồn lực rất quan trọng, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa: “Về đầu tư xây dựng cơ bản, cũng nhờ nguồn lực này địa phương đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng; nhất là các công trình y tế, giáo dục rồi các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các thôn, các xã. Các địa phương, đặc biệt ở cấp xã đã mạnh dạn tổ chức thực hiện việc hỗ trợ phát triển sản xuất, làm chủ đầu tư một số công trình, cơ bản bước đầu tiếp cận được chính sách này, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đối với chương trình phát triển ktxh và chương trình giảm nghèo đều hướng tới mục tiêu chung vẫn là giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 50,16% hộ nghèo theo tiêu chí mới; bình quân giảm 5-7% năm. So với mặt bằng chung của tỉnh, tỷ lệ này còn cao nhưng so với hơn 2 năm thực hiện thì giảm nhiều”.

Cũng theo ông A Lăng Lênh, hiện địa phương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công công trình chợ Tây Giang; công trình nhà sinh hoạt cộng đồng gắn với phòng chống thiên tai tại thôn AChiing, xã A Tiêng. Các dự án, tiểu dự này hoàn thành, đưa vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.   

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được huyện Tây Giang thực hiện từ năm 2022 nhưng vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, hiện tiến độ triển khai vẫn còn chậm. Năm 2024, tổng kế hoạch vốn Chương trình này là hơn 178 tỷ đồng, trong đó vốn năm 2022 và 2023 chuyển qua gần 75 tỷ đồng. Kế hoạch vốn phân bổ cho huyện trong năm nay là hơn 135 tỷ đồng ( kể cả vốn năm 2022 và 2023 chuyển qua). Tuy nhiên, tính đến hết tháng 9 năm nay, địa phương này mới giải ngân được hơn 51 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư hơn 34 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 36% trong khi vốn sự nghiệp mới giải ngân được hơn 17 tỷ đồng, đạt trên 20%.

Ông Mạc Như Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, để thực hiện tốt việc giải ngân các nguồn vốn trên địa bàn, huyện chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để triển khai các chương trình MTQG trên địa bàn: “Đối với các dự án đầu tư thì chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, đấu thầu, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trên địa bàn. Đối với các nguồn vốn sự nghiệp chỉ đạo các xã khẩn trương khảo sát nhu cầu, tiến hành lập các hồ sơ, thủ tục để triển khai, phấn đấu đến cuối năm giải ngân đạt trên 95% các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện, góp phần phát triển KTXH trên địa bàn”./.

 

 

 

Minh Hoa

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC